Báo Trung Quốc vạch kịch bản ba bước tấn công Đài Loan
Quân đội Trung Quốc có thể tấn công bất ngờ theo ba giai đoạn để mở đường thu hồi đảo Đài Loan, theo tạp chí quân sự nước này.
“Chúng ta phải cảnh báo nghiêm khắc với một số người rằng con đường tìm đến độc lập của Đài Loan chỉ đi vào ngõ cụt”, Hạm Thuyền Tri thức, tạp chí do Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) phát hành và cung cấp cho quân đội Trung Quốc, cho biết trong bài viết hôm 1/7 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bài viết vạch ra kế hoạch ba bước tấn công chớp nhoáng nhằm vô hiệu hóa năng lực phòng thủ của Đài Loan, từ đó mở đường cho các chiến dịch đổ bộ để thu hồi hòn đảo bằng vũ lực.
Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Theo bài viết, quân đội Trung Quốc sẽ tung đòn phủ đầu với hàng loạt tên lửa đạn đạo nhằm hủy diệt hệ thống thu thập thông tin và đầu não ra quyết định của Đài Loan, với mục tiêu là sân bay, mạng lưới radar cảnh giới, căn cứ tên lửa phòng không và các trung tâm chỉ huy trên hòn đảo.
Vũ khí được sử dụng chủ yếu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 mang đầu đạn 1.000-1.500 kg và tầm bắn 1.000 km, có khả năng gây khó khăn cho lá chắn tên lửa của hòn đảo, kèm với đó là đầu đạn chùm để tăng tối đa tầm bao phủ và hủy diệt. “Đòn đánh nhằm vào các sân bay trên đảo Đài Loan sẽ duy trì đến khi binh sĩ đại lục hoàn tất nhiệm vụ đổ bộ tiến công”, bài viết có đoạn.
Video đang HOT
Hải cảng cũng phải hứng chịu đòn không kích từ oanh tạc cơ chiến lược H-6 và tiêm kích đa năng J-16. “Chúng chỉ nên bị vô hiệu hóa hoạt động thay vì bị xóa sổ hoàn toàn, do quân đội Trung Quốc có thể tận dụng những cơ sở này để triển khai lực lượng từ đường biển”, tạp chí Hạm Thuyền Tri thức cho hay.
Giai đoạn hai sẽ là những cuộc tập kích dữ dội bằng tên lửa hành trình như YJ-91 và CJ-10 từ các bệ phóng trên mặt đất, tàu mặt nước và tàu ngầm, nhằm vào căn cứ quân sự, kho đạn, cơ sở hạ tầng liên lạc và những đầu mối giao thông chủ chốt. Tàu chiến Trung Quốc sau đó có thể triển khai máy bay không người lái để đánh giá hiệu quả đòn đánh.
Trong bước thứ ba, tàu mặt nước và lực lượng pháo phản lực (rocket) mặt đất có thể pháo kích để loại bỏ những chướng ngại vật cuối cùng, tạo điều kiện cho hải quân đánh bộ và lực lượng đổ bộ Trung Quốc triển khai lên đảo Đài Loan.
Tuy nhiên, tác giả bài viết không đề cập tới khả năng Đài Loan tung đòn phản công và hành động của những cường quốc như Mỹ, Nhật Bản trong trường hợp hòn đảo bị tấn công.
Đây là lần thứ hai tạp chí này vạch kế hoạch tấn công lực lượng phòng vệ đảo Đài Loan. Bài viết đầu tiên được đăng hồi năm ngoái vào đúng ngày lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trở nên căng thẳng từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016. Trung Quốc cho rằng bà Thái là người theo chủ nghĩa ly khai muốn tuyên bố độc lập và liên tục tăng cường hoạt động quân sự gần hòn đảo.
Trong phát biểu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đập tan mọi nỗ lực cản trở “thống nhất hoàn toàn” Đài Loan với đại lục, mô tả đây là “sứ mệnh lịch sử và cam kết không thể lay chuyển”.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hồi giữa tháng 6 cho rằng Trung Quốc chưa phát triển được năng lực thực sự để tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào đảo Đài Loan. “Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp”, tướng Milley nói.
13 máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan
Trung Quốc điều 8 oanh tạc cơ, 4 chiến đấu cơ và một máy bay săn ngầm tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm nay.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan công bố bản đồ cho thấy 8 oanh tạc cơ H-6K có khả năng hạt nhân, 4 chiến đấu cơ J-16 và một máy bay săn ngầm Y-8 của Trung Quốc tiến vào góc tây nam của Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) hòn đảo. Các máy bay Trung Quốc xuất hiện tại cùng địa điểm không quân Trung Quốc triển khai hoạt động gần đây, song vẫn cách xa đảo Đài Loan.
Đơn vị phòng không Đài Loan đã cảnh báo các máy bay Trung Quốc rời đi, đồng thời triển khai các tên lửa để giám sát, "sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực" để phản ứng với các hoạt động như vậy, cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay. Tổng cộng 26 máy bay Đài Loan đã được điều động từ 10h đến 12h30.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan (dưới) bay cạnh một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không Đài Loan hồi tháng 2. Ảnh: AFP .
"Cảnh báo xuất kích cũng được ban hành, cảnh báo vô tuyến được đưa ra và các hệ thống tên lửa phòng không được triển khai để giám sát hoạt động", cơ quan này cho biết thêm.
Sự hiện diện của nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc trong nhiệm vụ hôm nay được đánh giá là điều bất thường. Hiện chưa rõ lý do Trung Quốc tăng đột ngột số máy bay.
Trung Quốc hiện chưa phản hồi về thông tin trên.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Bắc Kinh đã thực hiện các chuyến bay gần như hàng ngày trên vùng biển giữa phần phía nam của Đài Loan trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, chúng thường chỉ gồm một hoặc hai máy bay trinh sát.
Động thái của Trung Quốc diễn ra vài ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đặc phái viên Đài Loan tại Mỹ Hsiao Bi-khim được mời tới lễ nhậm chức, đánh dấu lần đầu tiên đại diện Đài Loan được mời tới lễ nhậm chức của một tổng thống Mỹ kể từ năm 1979.
Sau sự kiện, Emily Horne, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, cho biết cam kết của Mỹ với Đài Loan "bền vững".
Dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, quan hệ giữa Mỹ và đảo Đài Loan ngày càng nồng ấm, trong khi quan hệ Mỹ - Trung hay Trung Quốc và Đài Loan luôn căng thẳng. Hiện chưa rõ chính sách của Biden với Đài Loan, song sự hiện diện của Hsiao tại lễ nhậm chức cho thấy nhiều khả năng chính quyền Biden sẽ tiếp nối chính sách cứng rắn của người tiền nhiệm.
Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan 380 lần năm 2020 Máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận đảo Đài Loan 380 lần trong năm 2020, mức cao kỷ lục khi căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng. "Điều này gây ra mối đe dọa an ninh đối với chúng tôi và khu vực", phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan Shih Shun-wen hôm nay cho hay, đề cập đến...