Báo Trung Quốc vạch 5 điểm yếu của tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có 5 điểm yếu lớn, vốn khiến nó không thể sánh được với các tàu sân bay của Mỹ, một tờ báo của nhà nước Trung Quốc nhận định.
Tàu sân bay Liêu Ninh cập cảng trên đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, hôm 26/11 đã rời cảng nhà Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông để tới căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam nhằm tiến hành các hoạt động diễn tập. Đây là lần đầu tiên Liêu Ninh thực hiện các hoạt động diễn tập tại Biển Đông kể từ khi được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc hồi tháng 9/2012.
Tờ Nhật báo thanh niên Trung Quốc (CYD), tờ báo chính thức của Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc, cho rằng việc huấn luyện tại Biển Đông sẽ cho phép Liêu Ninh và các tàu khác làm quen với môi trường biển dự kiến sẽ trở thành khu vực hoạt động chính trong tương lai. Bằng việc điều tàu sân bay duy nhất tới Biển Đông, Bắc Kinh nuôi tham vọng quản lý hiệu quả hơn các quần đảo tranh chấp trong khu vực.
Nhưng CYD cho rằng phải có thời gian trước khi Liêu Ninh đi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu do con tàu này có 5 điểm yếu lớn.
Video đang HOT
Trước tiên là, Liêu Ninh phụ thuộc vào công nghệ của Nga, làm hạn chế tầm hoạt động và sự hiệu quả của nó trong vùng biển xa.
Thứ 2, Liêu Ninh không sánh được với các tàu sân bay Mỹ, vốn có thể phóng máy bay không người lái với tầm hoạt động lên tới 200 hải lý.
Thứ 3 là hệ thống điện tử, vũ khí của Liêu Ninh và các máy bay chiến đấu J-15 được trang bị cho tàu này kém xa các tàu sân bay Mỹ và máy bay chiến đấu F/A-18 E/F Super Hornets của chúng.
Thứ 4, các tàu sân bay Mỹ cũng được trang bị máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye với tầm bay và tầm hoạt động vượt xa so với trực thăng Kamov KA-31 của Liêu Ninh.
Cuối cùng, Trung Quốc không có nhóm tàu tấn công cỡ lớn hỗ trợ Liêu Ninh và khả năng tham gia tác chiến phối hợp của các tàu này là chưa thuần thục.
Theo Dantri
Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh tới Biển Đông diễn tập
Trung Quốc ngày 26/11 đã điều tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tới Biển Đông để tham gia các cuộc diễn tập và đây cũng là lần đầu tiên Liêu Ninh tiến hành diễn tập ở vùng biển nhạy cảm này.
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Liêu Ninh đã được hộ tống bởi 4 chiến hạm - gồm 2 tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và 2 tàu hộ vệ hiện đại Yên Đài, Duy Phường - khi nó rời cảng ở Thanh Đảo ngày 26/11, một thông tin trên trang web của hải quân Trung Quốc cho hay. Đây là lần đầu tiên Liêu Ninh tiến hành diễn tập trong một nhóm tàu chiến.
Liêu Ninh đã tiến hành hơn 100 cuộc tập trận và diễn tập kể từ khi được đưa vào sử dụng kể từ tháng 9/2012, nhưng hầu hết các hoạt động diễn tập được thực hiện tại Hoàng Hải gần cảng nhà của tàu sân bay ở Thanh Đảo.
Thông tin của hải quân Trung Quốc cho biết sứ mệnh huấn luyện lần này nhằm thử nghiệm các hệ thống vũ khí của Liêu Ninh, nhưng không cho biết cuộc diễn tập kéo dài trong bao lâu. Các sứ mệnh trước đó đã thử nghiệm các kỹ thuật cất cánh và hạ cánh của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay.
Nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong tại Macao cho rằng nhóm chiến hạm Liêu Ninh đã chọn Biển Đông vì sự nhạy cảm chính trị của vùng biển này và vì vùng biển nước sâu lý tưởng cho các tàu chiến lớn hoạt động.
"Căn cứ hải quân lớn nhất của quân đội Trung Quốc đặt tại Tam Á trên đảo Hải Nam, tương tự như cảng Pearl của Mỹ ở Hawaii. Căn cứ Tam Á có thể hỗ trợ toàn diện cho Liêu Ninh trong các cuộc diễn tập sắp tới", ông Wong nói.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho rằng các cuộc diễn tập có thể liên quan tới một loạt tàu chiến và các công nghệ hiện đại.
"Các tàu đi cùng Liêu Ninh đều có chức năng chống ngầm và phòng không. Đội tàu sẽ trở nên hoàn hảo nếu các tàu sân bay và các tàu khác cùng tham gia nhóm này", ông nói.
Hồi đầu tháng này, Liêu Ninh đã hoàn thành cuộc diễn tập kéo dài 19 ngày ở biển Bột Hải ở phía bắc Trung Quốc và các kỹ sư trên tàu đã lần đầu tiên thực hiện thành công việc tháo và lắp động cơ máy bay chiến đấu J-15.
Cuộc diễn tập ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang vướng vào cuộc tranh cãi ngoại giao với Nhật Bản sau khi Bắc Kinh công bố lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, vốn cũng bao gồm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Mỹ quyết duy trì hoạt động trong vùng phòng không Trung Quốc Quân đội Mỹ ngày 29/11 tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động bình thường tại khu vực Đông Bắc Á, bất chấp động thái của Trung Quốc nhằm điều các máy bay chiến đấu giám sát máy bay Mỹ, Nhật trong vùng phòng không mới mà Bắc Kinh tự lập mới đây. Một máy bay chiến đấu FA-18 Hornet chuẩn bị hạ...