Báo Trung Quốc tức vô lối vì Thủ tướng đi Ấn khi Dương Khiết Trì đến Việt Nam
Tô Hiểu Huy tỏ ra tức tối vô lối vì việc Dương Khiết Trì sang Việt Nam ngày 27/10 thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân thăm chính thức Ấn Độ, ảnh: Vietnamnes.
Xung quanh chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ngày 28/10 Nhân Dân nhật báo đăng bài phân tích của Tô Hiểu Huy, Phó Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Chiến lược quôc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam.
Tô Hiểu Huy xuyên tạc rằng trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, “tàu thuyền Việt Nam đã khiêu khích giàn khoan Trung Quốc, trong đất liền thì nổ ra bạo lực đập phá các doanh nghiệp Trung Quốc và làm một số người Trung Quốc thương vong đã làm quan hệ Việt – Trung tổn hại nghiêm trọng”.
Tô Hiểu Huy đã đổi trắng thay đen 1 thực tế rằng, khủng hoảng giàn khoan 981 là do Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam, dùng hạm đội tàu hộ tống hung hăng uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
Ông Huy xuyên tạc tiếp, sau vụ việc này “hai bên đã nỗ lực đối thoại qua nhiều kênh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phái đặc sứ sang Bắc Kinh hội đàm, thúc đẩy quan hệ song phương chuyển biến”.
Đầu tiên, sau khi xảy ra vụ giàn khoan 981 lực lượng chức năng Việt Nam đã kiên quyết thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam và dùng mọi biện pháp hòa bình ngăn chặn, kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan. Đồng thời về mặt đối ngoại, Việt Nam đã chủ động liên lạc với Bắc Kinh đàm phán giảm nhiệt căng thẳng, nhưng Trung Nam Hải đã đóng sập mọi cánh cửa đối thoại.
Thứ hai, thiện chí của Việt Nam trong chuyến đi Bắc Kinh của Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh để làm giảm căng thẳng trên Biển Đông theo cách nói của Tô Hiểu Huy thì dường như Việt Nam “xuống nước”, còn Bắc Kinh tuyệt nhiên vẫn không có chút thiện chí nào?
Tô Hiểu Huy tỏ ra tức tối vô lối vì việc Dương Khiết Trì sang Việt Nam ngày 27/10 thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ấn Độ (theo kế hoạch từ trước – PV), thúc đẩy hợp tác Việt Ấn, bao gồm thăm dò khai thác dầu khí chung trên Biển Đông (trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không có tranh chấp với quốc gia nào).
Video đang HOT
Ông Huy nói rằng động thái này làm ông ta “nhớ lại chuyện 3 năm trước”. Ngày 11/10/2011, Việt Nam và Trung Quốc ký kết hiệp định về nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa 2 nước tại Bắc Kinh, thì ngày hôm sau Tổng công ty Dầu khí Việt Nam “bất chấp phản đối (vô lý, vô hiệu – PV) của Bắc Kinh đã ký kết hiệp định khai thác dầu khí chung với Ấn Độ trong 3 năm. Các lô dầu khí này nằm hoàn toàn trong vùng biển Việt Nam, bị Tô Hiểu Huy xuyên tạc thành “vùng biển tranh chấp”.
Nói rồi Tô Hiểu Huy chụp mũ cho Việt Nam là “tiền hậu bất nhất”. Ông Huy rêu rao: Một mặt Việt Nam nhận thức được Trung Quốc là láng giềng quan trọng, là cơ hội lớn cho mình phát triển kinh tế và Việt Nam kho có thể gánh chịu hậu quả do quan hệ Việt – Trung đổ vỡ gây ra?! Mặt khác, Việt Nam vẫn không chịu từ bỏ lợi ích trước mắt, tiếp tục “khôn lỏi” tìm cách hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông, bắt tay với các nước lớn khác để “kiềm chế” Trung Quốc?!
Việt Nam là nước nhỏ nằm cạnh nước lớn như Trung Quốc, phải chịu ít nhiều ảnh hưởng từ Bắc Kinh cũng không có gì khó hiểu, nhưng không phải lệ thuộc như ông Huy nói, mà là quan hệ bình đẳng cùng có lợi. Lãnh đạo Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố rõ về điều này, chỉ có điều hành động của Bắc Kinh luôn luôn ngược lại, tìm mọi cách bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam.
Mặt khác, cái gọi là “vùng biển tranh chấp” mà Tô Hiểu Huy cũng như truyền thông Trung Quốc hay rao rảng hoàn toàn không tồn tại. Đó là những vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam được luật pháp quốc tế bảo hộ. Hành xử của Bắc Kinh không khác nào xông vào giật bát cơm của người khác rồi đòi chia phần, vì sau hành động cướp giật ấy bát cơm kia bỗng thành “khu vực tranh chấp”.
Theo Giáo Dục
Việt Nam cần cho Trung Quốc thấy họ không thể thao túng
Trao đổi bên lề Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng ngày 28/8, GS. Carl Thayer nhận định: VN cần đặt mình ở vị trí trung tâm trong quan hệ với TQ và các quốc gia lớn khác.
Diễn biến tích cực
- Ông nhìn nhận thế nào về chuyến thăm vừa rồi của đặc phái viên Tổng bí thư, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, đến TQ, và trong các cuộc tiếp kiến, phía TQ đều nói muốn phục hồi quan hệ song phương?
Đây là một diễn biến tích cực sau sự việc giàn khoan Hải Dương 981 hồi tháng 5. Tôi nghĩ hai bên đều nhận thấy không thể có diễn biến gì mang tính xây dựng nếu cứ tiếp tục đối đầu. Sau khi TQ rút giàn khoan, tình hình đã bớt căng thẳng, và bây giờ là thời điểm thích hợp.
GS. Carl Thayer
TQ đã quyết định chọn cách giải quyết giữa hai Đảng để tránh sự đối đầu giữa hai Nhà nước. Tôi hy vọng sau chuyến thăm của đặc phái viên sẽ là một chuyến thăm của đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh. Chúng ta đều biết là đối với vấn đề biên giới trên đất liền, hay phân định vịnh Bắc Bộ, các lãnh đạo cao nhất đã đạt được thỏa thuận và đặt ra thời hạn, tất cả đều tuân thủ.
Chuyến thăm có thể không giải quyết được vấn đề trên Biển Đông nhưng phải tìm giải pháp cho hai việc: Liệu TQ có đưa giàn khoan trở lại vào năm tới? Và VN có tiếp tục theo đuổi việc đấu tranh pháp pháp lý?
Đây mới chỉ là những bước trù bị, nhưng với tôi đó là những dấu hiệu tích cực.
- Cũng trong tháng 8, VN đón các quan chức cao cấp như Ngoại trưởng Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Ngoại trưởng Ấn Độ. Theo ông, các chuyến thăm này cho thấy điều gì?
Điều này cho thấy sự tiếp tục đường lối đối ngoại đa phương của Việt Nam được đánh dấu từ năm 1991.
Việc này chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các bên đều hợp tác với VN. Khi căng thẳng gia tăng xung quanh giàn khoan, chính sách đó không tránh khỏi bị đặt câu hỏi. Nay khi căng thẳng đã hạ nhiệt, cùng với việc tăng cường quan hệ song phương với TQ, VN cũng theo đuổi quan hệ đa phương với các quốc gia khác.
Việc VN đặt mình ở vị trí trung tâm sẽ khiến các nước phải tự hỏi nếu không hợp tác với VN, họ có thể bị lỡ tàu, cũng như để TQ nhận ra họ không thể thao túng. VN cho thấy mình không về phe nào mà đang cố gắng hợp tác, trở thành một người bạn đáng tin cậy, chừng nào các nước còn hợp tác với VN.
Vì vậy, việc VN mời các quan chức Ấn Độ, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đến cùng lúc là một việc tốt.
- Ông có dự đoán nào về những giàn khoan mà TQ đang tiếp tục xây dựng, liệu họ có tiếp tục chiến lược lãnh thổ di động không?
Đây là một vấn đề khá mâu thuẫn. Các giàn khoan rất lớn, được làm là để tham gia các hoạt động hợp tác thương mại. Nhưng nếu chính quyền yêu cầu các giàn khoan này tham gia các mục đích chính trị và chủ quyền, chúng sẽ không phục vụ đúng mục đích.
Thế nên TQ cần quyết định sẽ triển khai các giàn khoan này đến những nơi giàu dầu khí có thể khai thác để làm giàu cho kinh tế TQ, hay đến đặt ở những vùng biển tranh chấp để tiếp tục gây ra những căng thẳng và đối đầu.
Còn quá sớm để nói, họ có thể quay lại, có thể đến một vùng khác, gần Philippines chẳng hạn, chờ xem TQ sẽ thể hiện thế nào. Nhưng khi VN phản ứng lại TQ, một điều tôi cho là bất ngờ, thì cả hai bên, nhất là TQ, cần nhìn lại liệu họ có muốn đưa giàn khoan quay lại và gây thêm căng thẳng không.
Tại diễn đàn này, các đại biểu dù không đề cập trực tiếp cũng cho thấy sự quan ngại về vụ việc giàn khoan Hải Dương 981. Không ai thích và đều sợ các va chạm trên biển, tàu cá bị đâm chìm... Thế nên mọi chuyện phụ thuộc vào TQ.
Con đường Tơ lụa trên biển không phải là cơ hội duy nhất
- Chủ đề của các diễn đàn Biển ASEAN và mở rộng là về hợp tác biển. Thời gian gần đây, một số tỉnh miền Nam TQ như Quảng Đông, cũng nói đến việc thiết lập Con đường Tơ lụa trên biển để tăng cường giao thương với ASEAN. Theo ông dự án này có hứa hẹn?
Hội nhập kinh tế phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Con đường Tơ lụa trên biển cũng nằm trong bối cảnh chung của việc liên kết kinh tế giữa miền Nam TQ với khu vực ASEAN thông qua VN. Còn nhớ trong chuyến thăm VN tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường cũng nói về việc tạo điều kiện hạ tầng cho sự liên kết này.
Việc các nước liên quan đều muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế là một yếu tố hữu ích, nhưng không thể tự nó giải quyết tất cả các vấn đề an ninh. Nhưng hợp tác kinh tế là tốt, vì ví dụ, nhiều nhà đầu tư TQ có nhà máy sinh lời ở VN, họ cũng muốn các nhà máy đó nhanh chóng trở lại hoạt động. Khi VN tham gia Hiện định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nhà máy đó có thể xuất khẩu sang Mỹ với giá thành rẻ hơn là xuất khẩu trực tiếp từ TQ. Thế nên đó là một quan hệ các bên đều có lợi.
Nhưng Con đường Tơ lụa trên biển không phải là cơ hội duy nhất. VN cũng đang đàm phán gia nhập TPP với Mỹ. VN có thể có cả hai, có thể có tất cả các cơ hội hợp tác song phương với các nước hay đa phương trong khu vực.
Theo Vietnamnet
Thông báo về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 28/8, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và quốc tế về các vấn đề báo chí quan tâm....