Báo Trung Quốc tiết lộ lý do Mỹ không dám tấn công Nga
Mỹ kiềm chế “tấn công” Nga do kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Moscow, theo cổng thông tin điện tử hàng đầu Trung Quốc Sohu.
Mỹ kiềm chế “tấn công” Nga do kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga, theo cổng thông tin điện tử hàng đầu Trung Quốc Sohu.
“Trong thế giới hiện đại, nếu một quốc gia sở hữu lực lượng hạt nhân chiến lược thì được xem là bá quyền. Và vì thế những nước như vậy đôi khi được gọi là ‘bí mật để đảm bảo hòa bình’”, Sohu viết.
Tên lửa Topol M được triển khai tại trường bắn Alabino, gần thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: SPUTNIK
Theo Sohu, cho dù Liên Xô đã sụp đổ và hiện nay Nga đã cắt giảm ngân sách quốc phòng nhưng Washington vẫn e dè Moscow vì kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga có thể vẫn được đặt trong tình trạng báo động đầy đủ. Và điều này buộc lực lượng Mỹ “cẩn trọng nhưng luôn sẵn sàng hành động nếu cần thiết”.
Trang tin Trung Quốc cũng cho hay việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) đã tạo ra áp lực chiến lược đáng kể cho Nga. Tuy vậy, cuộc tập trận Grom-2019 của Nga đã nói rõ với toàn thế giới rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga sẽ đảm bảo an ninh cho họ.
Sohu kết luận rằng một cuộc chạy đua vũ trang mới tương tự cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô sẽ không xảy ra.
Video đang HOT
“Quân đội Nga có thể tăng cường sức mạnh và đảm bảo phản ứng kịp thời nếu cần thiết. Vì thế, Mỹ sẽ không dám khai hỏa thậm chí là liếc mắt về phía Nga trong thập niên tới”, Sohu viết.
Cuộc tập trận Grom 2019 diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17-10, với sự góp mặt của khoảng 12.000 binh sĩ, 213 bệ phóng chiến lược, 105 máy bay, 5 xe mang tên lửa chiến lược, 15 tàu mặt nước, và 5 tàu ngầm cùng 310 đơn vị quân sự và thiết bị chuyên dụng.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh cuộc tập trận này là thuần túy tự vệ, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
TRI TÚC
Theo PLO
NATO không muốn chạy đua vũ trang chống lại Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn đối thoại về kiểm soát vũ khí và tránh chạy đua vũ trang với Nga, trong bối cảnh Hiệp ước INF đổ vỡ.
NATO sẵn sàng tiến hành cuộc đối thoại với Nga về kiểm soát vũ khí và không muốn khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Matxcova. Đó là tuyên bố mới nhất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại phiên họp lần thứ 65 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại London.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Theo lời ông Jens Stoltenberg, Hiệp ước các lực lượng tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đổ vỡ, Matxcova đang có kế hoạch xây dựng và triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung nhằm vào lãnh thổ châu Âu. Điều này khiến cho nhiều nước thành viên NATO lo ngại và có ý định đáp trả lại.
" NATO không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân mặt đất ở châu Âu. Chúng tôi không muốn bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới, NATO sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với Nga và vẫn cam kết kiểm soát vũ khí, cắt giảm và không phổ biến vũ khí", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định.
Vào đầu tháng 8/2019, Hiệp ước INF đã chính thức hết hiệu lực. Trước đó, hồi đầu năm 2019, Washington tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và cáo buộc Matxcova vi phạm hiệp ước này trong một thời gian dài.
Tuy vậy, Matxcơva bác bỏ mọi cáo buộc từ phía Mỹ. Đầu tháng 7/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh đình chỉ vô thời giạn hiệp ước INF.
Quan hệ NATO và Nga đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau khi hiệp ước INF bị chấm dứt.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, họ hoàn toàn tuân thủ các điều khoản INF. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, Matxcơva cũng nêu ra những vấn đề cụ thể đối với việc thực thi INF của Washington. Theo ông, các cáo buộc của Mỹ nhằm vào Nga về việc vi phạm hiệp ước INF là hoàn toàn không có cơ sở.
Cuồi tháng 9/2019, Tổng thống Vladimir Putin gửi một lá thư tới Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, hối thúc các thành viên khối này tham gia thỏa thuận tạm hoãn của Nga về triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu. Tuy nhiên, các NATO từ chối, vì cho rằng Matxcova sản xuất nhiều loại vũ khí cắt giảm theo hiệp ước INF.
NATO khẳng định, tên lửa hành trình 9729 được triển khai tại khu vực Kaliningrad của Nga (giáp biên giới Ba Lan và Lithuania), vi phạm các điều khoản của INF. Khối NATO yêu cầu Matxcova phải phá hủy những tên lửa này, thì các cuộc đối thoại về lệnh cấm trên mới có thể bắt đầu.
Nga nhiều lần tuyên bố rằng, tên lửa 9729 có tầm bắn dưới 500 km, và nhấn mạnh, NATO chưa bao giờ giải thích rõ làm thế nào họ đi đến kết luận tên lửa 9M729 của Nga vi phạm INF.
Hiệp ước INF được kí kết giữa Liên Xô và Mỹ năm 1987, trong đó quy định cấm các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5500 km ở châu Âu. Hiệp ước này là nền tảng của an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.
(Nguồn: RIA Novosti, Sputnik)
PHONG VŨ
Theo VTC
Phản ứng của Nga sau khi Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Nga tuyên bố sẽ không để bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang, đồng thời nhận định vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là "đáng tiếc". Chính phủ Nga hôm nay (20/8) tuyên bố, vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là đáng tiếc và cho thấy, nước này...