Báo Trung Quốc: Phương Tây trả giá cho chủ nghĩa thực dân
Căng thẳng tôn giáo và văn hóa mà phương Tây đang phải đối mặt là “sự trả giá” cho chủ nghĩa thực dân và nô lệ, theo nhận định của một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 13.1.
Trang nhất các tờ báo Trung Quốc đăng tải hình ảnh về những cuộc tuần hành khắp thế giới tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong những vụ tấn công khủng bố ở Pháp – Ảnh: AFP
Bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13.1 gọi những cuộc tuần hành lớn ở thủ đô Paris (Pháp) và ở nhiều nơi khác trên thế giới vừa qua là “những liều thuốc giảm đau” không thể ngăn chặn “sự xung đột giữa các nền văn minh”, theo AFP.
Thời báo Hoàn cầu đăng tải bài báo này giữa lúc cả thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với tuần báo châm biếm Pháp Charlie Hebdo, ủng hộ tự do báo chí.
Các tay súng Hồi giáo tấn công vào tòa báo Charlie Hebdo tại thủ đô Paris (Pháp) hôm 7.1, khiến 12 người chết, được cho là nhằm trả đũa tờ báo này đã đăng tải tranh biếm họa của đấng tiên tri Hồi giáo Mohammad.
“Nhiều ý kiến cho rằng những xã hội phát triển ở phương Tây đang phải trả giá cho những hành động bắt giữ nô lệ và chủ nghĩa thực dân trong quá khứ giúp dẫn đến nền dân chủ hiện tại”, theo Thời báo Hoàn cầu.
“Chính sách nhập cư đã dẫn đường cho những phần tử cực đoan vào châu Âu, khiến cho những vụ xung đột phần lớn không thể giải quyết được”, Thời báo Hoàn cầu cho hay.
Video đang HOT
Hàng chục lãnh đạo thế giới và khoảng 1,5 triệu người xuống đường tham gia tuần hành ở Paris vào ngày 11.1 nhằm tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng trong những vụ tấn công khủng bố và bày tỏ sự ủng hộ tự do báo chí. Hàng trăm ngàn người trên thế giới cũng đã tham gia tuần hành hưởng ứng cuộc tuần hành ở Paris, theo AFP.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu cho rằng những cuộc tuần hành này sẽ chẳng mang lại kết quả cụ thể nào. “Mặc dù quy mô cuộc tuần hành rất ấn tượng, nhưng cuộc tuần hành ở Paris trông giống như cho một người bị bệnh nặng uống thuốc giảm đau”, theo Thời báo Hoàn cầu.
Đại tuần hành ở thủ đô Paris ngày 11.1 – Ảnh: Reuters
“Khi mọi thứ yên ắng trở lại, nếu tuần báo này vẫn giữ vững quan điểm của họ về Hồi giáo, họ sẽ đặt chính quyền Pháp vào vị trị hết sức nan giản và điều này sẽ trở thành biểu tượng cho sự đụng độ giữa các nền văn minh ở châu Âu”, Thời báo Hoàn cầu cho biết thêm.
Sau khi vụ tấn công Charlie Hebdo xảy ra, chính quyền Trung Quốc đã lên án chủ nghĩa khủng bố, nhưng lại cho rằng chính những bức tranh biếm họa Hồi giáo gây hấn của Charlie Hebdo đã kích ngòi bạo lực.
Một bài xã luận của Tân Hoa xã ngày 12.1 cho rằng những vụ tấn công khủng bố ở Paris “không chỉ đơn giản là nhắm vào tự do báo chí, bởi vì thậm chí tự do báo chí bản thân nó cũng có những giới hạn, bao gồm không được phỉ báng, châm biếm niềm tin và tín ngưỡng của người khác”.
“Đã đến lúc phương Tây cần xem xét lại cội nguồn của chủ nghĩa khủng bố, cũng như giới hạn của tự do báo chí, để tránh bạo lực trong tương lai”, theo Tân Hoa xã.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lệnh Kế Hoạch và cú hạ cánh cứng giữa đường quan lộ
Trong lần "kéo vó" thứ tư, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã quyết định điều tra Lệnh Kế Hoạch, nhân vật cuối cùng trong nhóm "bè lũ bốn tên hiện đại" ở Trung Quốc. Theo các nguồn thạo tin, nhiều khả năng "hổ lớn" này sẽ phải tra tay vào còng trước tết Nguyên Đán.
Trước khi bị lập án điều tra, ông Lệnh Kế Hoạch vẫn xuất hiện công khai ở Trung Quốc.
Ông Lệnh Kế Hoạch 58 tuổi, là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan tương đương Mặt trận Tổ quốc.
Ông cũng là Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương và là trợ thủ số một của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong vai trò Thư ký riêng và Chủ tịch Văn phòng Trung ương Đảng.
Trong thông báo ngắn gọn đưa ra ngày 22/12, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương - cơ quan chống tham nhũng cấp cao nhất của Trung Quốc - tuyên bố ông Lệnh Kế Hoạch bị điều tra "vì tình nghi có những hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", cụm từ thường được dùng để đề cập tới những quan chức tham nhũng.
Như vậy, ông Lệnh Kế Hoạch là quan chức cấp cao mới nhất của Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn cách đây hơn 2 năm.
Nhưng có một điểm rất đáng lưu ý trong quyết định điều tra ông Lệnh Kế Hoạch, vì đây là nhân vật cuối cùng trong nhóm "bè lũ bốn tên hiện đại" bị "sờ gáy". Ba thành viên còn lại của nhóm này đều đã bị bắt và điều tra với các tội danh tương tự, gồm Chu Vĩnh Khang (nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Chính Pháp Trung ương, cựu Bộ trưởng Công an), Bạc Hi Lai (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh) và Tướng Từ Tài Hậu (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương).
Theo báo chí Trung Quốc, nhóm "bộ tứ" này đã cấu kết tạo biến trước Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng âm mưu đã bị phát giác trước khi đại hội diễn ra.
Trước khi tham gia cuộc "tạo phản" trên, ông Lệnh Kế Hoạch từng nằm ở nhóm trung tâm quyền lực của Trung Quốc và được coi là ngôi sao sáng chính trị với cơ cấu vào Thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của ông đột ngột "giữa đường đứt gánh" kể từ sau vụ tử nạn ô tô của cậu con trai Lệnh Cốc khi cảnh sát phát hiện trên chiếc xe thể thao hạng sang Ferrari của nhân vật "con quan" này có 2 phụ nữ ăn mặc "rất thiếu vải".
Sau vụ tai nạn của Lệnh Cốc, danh tiếng và quyền lực của Lệnh Kế Hoạch dần bị thu hẹp cùng với sự mở rộng điều tra của các nhà chức trách Trung Quốc nhằm vào vợ là bà Cốc Lệ Bình và em trai Lệnh Hoàn Thành. Mục đích điều tra các thành viên gia tộc họ Lệnh nhằm tìm ra "cấu kết quan-thương" giữa ông Lệnh Kế Hoạch với các phi vụ làm ăn của các thành viên trong gia đình.
Trước khi Lệnh Kế Hoạch chính thức nhận thông báo bị điều tra, ông từng 3 lần "lộ diện" trước công chúng, lần lượt vào các ngày 5,13 và 15/12. Trong đó, hai lần đầu xuất hiện trực tiếp, lần thứ 3 xuất hiện dưới dạng tác giả bài viết nói về vấn đề dân tộc và phục hưng dân tộc Trung Quốc. Trong bài viết này, ông Lệnh Kế Hoạch đã có tới 16 lần nhắc tới những tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm cố gắng thể hiện thành ý với nhà lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mọi hành động vớt vát này vẫn không thể cứu vãn được "cú hạ cánh cứng" của ông Lệnh Kế Hoạch. Thậm chí theo nhận định của một số tờ báo Trung Quốc, nhân vật cuối cùng trong nhóm "Khang - Lai - Hậu - Hoạch" có thể sẽ bị bắt giữ ngay trước tết Nguyên Đán, một trong những ngày nghỉ lễ lớn nhất trong năm của Trung Quốc.
Đức Vũ
Theo Dantri
Báo Trung Quốc nhận định lực lượng của Việt Nam ở Trường Sa Báo Global Times của Trung Quốc mới đây viết: Việt Nam đóng giữ trên 29 đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và có 2200 binh sỹ đóng trên các đảo. Mới đây, Global Times - một tờ báo có lập trường dân tộc cực đoan của Trung Quốc đã có bài phân tích về lực lượng các nước trên...