Báo Trung Quốc nói gì về chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì?
Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường “nguyên tắc” vô lý, nhưng có quan điểm cho rằng, họ muốn hạ giọng với Việt Nam trong vấn đề trên biển…
Ngày 18 tháng 6 năm 2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với ông Dương Khiết Trì, ủy viên quốc vụ Trung Quốc.
Ngày 18 và 19 tháng 6 năm 2014, các tờ báo điện tử của Trung Quốc đã đăng nhiều bài viết về chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, ủy viên quốc vụ Quốc vụ viện Trung Quốc, các bài báo đa phần có nhiều lời lẽ trịch thượng và xuyên tạc, báo GDVN xin đăng lại một số nội dung đang được tuyên truyền tại Trung Quốc để phản ánh đúng bản chất những gì mà truyền thông nước này đang tuyên truyền.
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đăng bài viết “Nhân Dân nhật báo (bản hải ngoại): Xin khuyên Việt Nam sớm quay đầu”; tờ “Tân Hoa xã” ngày 18 tháng 6 đăng bài “Ủy viên quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì gặp Phó Thủ tướng Việt Nam, phía Việt Nam cho biết, sẵn sàng cùng Trung Quốc quản lý, kiểm soát tình hình”, còn ngày 19 tháng 6 có bài viết “Trung Quốc áp dụng tất cả biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ở (cho cái gọi là) “ Tây Sa” (Đây là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép)”;
Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đăng bài viết “Dương Khiết cùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tổ chức gặp gỡ trưởng đoàn Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt”;
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 19 tháng 6 viết bài “Gặp gỡ quan chức cấp cao Trung-Việt &’rất nghiêm túc’, sự di chuyển của giàn khoan &’ Nam Hải 9′ gây chú ý” và bài “Quan chức cấp cao Trung-Việt gặp gỡ trong thời điểm nhạy cảm, báo chí nước ngoài cho biết hội đàm không đạt được bất cứ tiến triển nào”;
Tờ “Thời báo Kinh Hoa” Trung Quốc ngày 19 tháng 6 viết bài “Dương Khiết Trì hội kiến Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Vấn đề Trung-Việt có khó cũng phải giải quyết”; tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 19 tháng 6 đăng bài viết “Quan hệ Trung-Việt có thể cùng đi về một hướng?”; còn tờ “Đa chiều” Trung Quốc giật tít đầy kích động cho rằng “Báo Đảng tiếp tục cảnh báo Việt Nam cần kìm cương ngựa bên bờ vực thẳm, từ bỏ dã tâm”…
Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc hội đàm ngày 18 tháng 6 năm 2014 với ông Dương Khiết Trì
Ngay từ tiêu đề, những tờ báo trên đã cho thấy, Trung Quốc rất quan tâm đến chuyến đi này của ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Nhưng, nội dung các bài báo tiếp tục phản ánh, Trung Quốc tiếp tục đòi hỏi “chủ quyền” vô lý, bất hợp pháp của họ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lập trường vô lý
Video đang HOT
Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc dẫn lời Tống Hiểu Quân, phó chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc tiếp tục xuyên tạc các hoạt động chấp pháp của Việt Nam, cho đó là các hành vi “khiêu khích”, “đơn phương”, “quấy rối hoạt động của phía Trung Quốc”, gây ra “tình hình khó khăn của quan hệ Trung-Việt hiện nay”. Rằng “Việt Nam khư khư cố chấp, càng đi càng xa trên con đường sai lầm”
Theo bài báo, ông Dương Khiết Trì sang thăm Việt Nam trong thời điểm nhạy cảm, căng thẳng hiện nay là thể hiện quan chức cấp cao Trung Quốc muốn tận dụng cơ hội để trao đổi với Việt Nam, cho thấy Trung Quốc có “thành ý” và “thiện chí”, “quý trọng lịch sử hợp tác hai nước, tình hữu nghị hai đảng, tình cảm nhân dân hai nước”, “ý nguyện thông qua đối thoại và trao đổi giải quyết vấn đề”.
Theo đó, ông Tống Hiểu Quân tuyên truyền rằng, Trung Quốc “tiếp tục tạo cơ hội cho Việt Nam kìm cương ngựa bên bờ vực thẳm”. Rằng, trong hội đàm, ông Trì tiếp tục làm rõ “giới hạn” với Việt Nam, rằng “Trung Quốc muốn Việt Nam từ bỏ dã tâm không thực tế, chấm dứt gây ra tranh chấp mới, quản lý và kiểm soát bất đồng, tránh gây thiệt hại lớn hơn cho quan hệ song phương”.
Theo ông Quân, “Việt Nam có thể cùng đi với Trung Quốc hay không thì còn chưa biết”, bởi vì ông ta có nhắc đến một vấn đề là, trước chuyến thăm của ông Trì thì ở Việt Nam đã có yêu cầu kêu gọi “giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc”.
Ông Dương Khiết Trì vẫn nhắc lại lập trường và đưa ra yêu cầu vô lý
Ngoài ra, ông Tống Hiểu Quân nói ra nói vào về hoạt động khai thác dầu khí bình thường trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông coi Việt Nam tận dụng hợp tác thăm dò với các công ty nước ngoài để “củng cố quyền lợi biển đi ăn cướp” và hiện nay Việt Nam vẫn “không biết mệt” trên phương diện này. Trong vấn đề trọng tài quốc tế, Việt Nam cũng “xắn tay áo, nóng lòng muốn thử”.
Ông Quân xuyên tạc cho rằng, “Việt Nam tuy cho biết sẵn sàng tuân thủ đồng thuận…, nhưng về kinh nghiệm lịch sử, Việt Nam vẫn gây lo ngại”, ông ta tiếp tục bôi đen hình ảnh của Việt Nam cho rằng, Việt Nam có “hành động lật lọng, uy tín quốc tế thấp” – ông ta nhắc lại luận điệu gần đây của phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.
Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc cho rằng, trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ngày 18 tháng 6, hai bên đã trao đổi quan điểm thẳng thắn, sâu sắc về quan hệ Trung-Việt và tình hình trên biển hiện nay. Ông Dương Khiết Trì nói “lập trường nguyên tăc” của Trung Quốc, cho biết Trung Quốc “luôn coi trọng quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài”, “sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định”.
Theo ông Trì thì hiện nay, quan hệ Trung-Việt đang đứng trước “tình hình khó khăn” và ông đã đổ lỗi cho Việt Nam “quấy rối phi pháp hoạt động giàn khoan của Trung Quốc) (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Ông Trì còn tiếp tục tuyên bố vô lý rằng “quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, không tồn tại tranh chấp”, rằng “Trung Quốc sẽ áp dụng tất cả biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển quốc gia, bảo đảm hoạt động có liên quan tiến hành an toàn, thuận lợi”.
Giàn khoan 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Theo ông Trì thì hai bên cần “xuất phát từ đại cục quan hệ hai đảng, hai nước”, “kiên trì quản lý, kiểm soát tình hình trên biển, kiên trì trao đổi song phương, kiên trì định hướng đúng đắn dư luận, loại bỏ mọi quấy rối, thông qua các nỗ lực chính trị, ngoại giao, tìm biện pháp giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng ổn định tình hình, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hóa vấn đề liên quan”,
Ông Trì đưa ra yêu cầu vô lý rằng: “Vấn đề cấp bách hiện nay là Việt Nam cần chấm dứt quấy rối hoạt động của phía Trung Quốc, chấm dứt làm nóng vấn đề liên quan, chấm dứt làm nóng bất đồng, tạo ra tranh chấp mới”,
Quan chức của TQ cho biết: “TQ muốn Việt Nam xử lý tốt sự việc biểu tình bạo lực cách đây không lâu, đồng thời áp dụng biện pháp có hiệu quả, bảo đảm an toàn cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc ở Việt Nam, tạo điều kiện và không khí cần thiết cho hai bên hiệp thương giải quyết vấn đề, giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực nhanh chóng khôi phục bình thường”.
Theo Giáo Dục
Báo Nga: Trung Quốc xây đảo nhân tạo có chi phí như siêu tàu sân bay
"Trung Quốc sẽ cung cấp một căn cứ vĩnh cửu đáng tin cậy cho tàu chiến hạng nhẹ và không quân của họ tại vùng biển cách xa đất liền".
Trung Quốc âm mưu xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 6 dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 16 tháng 6 đưa tin, theo tờ "Nam Hoa buổi sáng" Trung Quốc, Trung Quốc đang tính toán xây dựng (trái phép-PV) đảo nhân tạo mang tính vĩnh viễn ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Chuyên gia Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược va công nghệ Nga đã có bài viết riêng, tiến hành phân tích đối với vấn đề này từ góc độ chiến lược quân sự.
Bài viết cho rằng, nếu đảo nhân tạo được xây dựng (trái phép-PV), diện tích của nó đủ để có thể làm cho Trung Quốc có được một căn cứ quân sự trong đó có sân bay và các công trình hạ tầng khác ở khu vực cách xa đất liền của họ, trong đó có thể có bến đỗ cho tàu lớp 5.000 tấn.
Theo bài viết, có tin cho biết, ngân sách cho dự án này rất cao, chẳng hạn, diện tích xây dựng căn cứ quân sự trên đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam) khoảng 5 km2 trong đó có sân bay và các công trình khác, chi phí tổng thể cho nó tương đương với chế tạo một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân (5 tỷ USD), đồng thời cần có thời gian 10 năm.
Quần đảo Cây Cọ (Palm Jumeirah) nhân tạo của Dubai - UAE (ảnh minh họa)
Nhưng, ý nghĩa chiến lược của đảo nhân tạo lại không thể xem thường. Trung Quốc sẽ cung cấp một căn cứ vĩnh cửu (trái phép) đáng tin cậy cho tàu chiến hạng nhẹ và không quân của họ tại vùng biển cách xa đất liền. Căn cứ này có khả năng không chỉ có đường băng cho máy bay chiến đấu, mà còn sẽ gồm có công trình hạ tầng đồng bộ dùng để dự trữ và bảo trì máy bay chiến đấu, máy bay hỗ trợ và vũ khí trang bị không quân.
Quy mô đảo nhân tạo (trái phép) còn có thể làm cho quân đội Trung Quốc triển khai một phần lực lượng quân sự tương đối, chẳng hạn đại đội pháo binh trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa (Hồng Kỳ-9, thậm chí S-400), tên lửa chống hạm hạng nặng Ưng Kích-62 cùng các tên lửa có khả năng răn đe khác - dùng để chống lại "quân đội nước khác" ở đây, trên đảo còn có thể triển khai đại đội máy bay trực thăng vận tải, tàu đổ bộ tốc độ nhanh và thuyền máy (ca nô), từ đó làm cho Trung Quốc chiếm lấy ưu thế to lớn trong tranh đoạt đảo đá.
Do lực lượng quân sự của Philippines rất yếu, không thể thực hiện các biện pháp ứng phó, Mỹ chắc chắn se bày tỏ lo ngại đối với việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự ở khu vực này. Bất kể Trung Quốc có kế hoạch gì, Mỹ hiện đã thực hiện các loại biện pháp nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Á, hơn nữa bất kể thế nào thì Mỹ cũng sẽ không "co lại".
Mỹ từng nghiên cứu khái niệm tàu sân bay di động, một căn cứ di động trên biển có thể cất hạ cánh máy bay cỡ lớn
Về nguyên tắc, kế hoạch của Trung Quốc chưa chắc sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến những nỗ lực mở rộng lực lượng quân sự ở châu Á của Mỹ - những nỗ lực này trước hết tùy thuộc vào khả năng tự thân của Mỹ.
Hành động (trái phép) của Trung Quốc có thể làm cho các nước tuyên bố chủ quyền đảo đá ở Biển Đông, tiến hành xây dựng và mở rộng tương tự, nhưng Trung Quốc "có ưu thế lớn hơn" trên phương diện này.
Theo bài báo, Trung Quốc có ngành xây dựng "hạng nhất", có thể thực hiện các dự án xây dựng phức tạp, trong khi đó nguồn lực của họ vượt tất cả các nước xung quanh khác cộng lại. Thông thường, xây dựng đảo nhân tạo ở tại Biển Đông có thể sẽ khiến cho quan hệ ngoại giao trở nên phức tạp hơn trong ngắn hạn, nhưng "Trung Quốc cuối cùng sẽ là nước chiến thắng về chiến lược".
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này đã nhiều lần xuyên tạc cho rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh. Nếu Trung Quốc tiến hành hoạt động gì ở đảo đá có liên quan thì cũng hoàn toàn là việc nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".
Ngày 16 tháng 4 năm 2014, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trả lời báo chí về vấn đề Trung Quốc xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Chủ đề Biển Đông được thảo luận tại Thượng viện Pháp Các thượng nghị sỹ, các chuyên gia nhấn mạnh căng thẳng trên Biển Đông do chính sách bá quyền của Trung Quốc. Châu Âu, Mỹ và cả thế giới phải góp tiếng nói để chống lại chính sách bá quyền của Trung Quốc. Đó là lời khẳng định của các cựu tướng, thượng nghị sỹ của Pháp khiến chủ đề Biển Đông nổi...