Báo Trung Quốc muốn nấu chảy xe bọc thép, tướng Singapore lên tiếng
Báo chí Trung Quốc chỉ trích Singapore, muốn nung chảy dàn xe thiết giáp đang thu giữ và thách thức quan hệ song phương.
Tờ Strait Times của Singapore hôm 29/11 dẫn lời Thiếu tướng Melvyn Ong, đại diện Lực lượng vũ trang Singapore (SAF) trả lời báo chí rằng, công ty vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển lô 9 xe bọc thép của lực lượng này bị Hong Kong tạm giữ hồi tuần trước đã từng vận chuyển nhiều lần qua đây và không gặp bất cứ vấn đề nào.
Công ty APL đã vận chuyển thiết bị quân sự từ những năm 1990. Nó cũng tham gia các dịch vụ vận tải thông thường khác.
Dàn xe của Singapore bị thu giữ tại Hong Kong. Ảnh: BBC
Thiếu tướng Ong khẳng định, Hong Kong vốn là một cảng quốc tế lớn được phép sử dụng trong vận chuyển thiết bị quân sự. Không có điểm nào “bất thường” trong việc APL sử dụng cảng Hong Kong là một điểm trung chuyển thiết bị quân sự.
Hôm thứ bảy, một báo cáo của hãng tin Fact Wire của Hong Kong cho biết, các container của công ty APL đã cập càng Hạ Môn ở Trung Quốc đại lục trước khi quá cảnh tại Hong Kong.
Nó cho thấy Hải quan Hong Kong và Cục Thuế đã phát giác tung tích của 9 chiếc xe bọc thép của lực lượng SAF và buộc thu giữ ở Hong Kong.
Phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố hôm thứ 2 (ngày 28/11) mà Trung Quốc đã yêu cầu Singapore “chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Trung Quốc và khu vực hành chính đặc biệt (SAR) và hợp tác với Chính quyền SAR”.
“Chính phủ Trung Quốc luôn phản đối các nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào với Đài Loan, bao gồm cả trao đổi và hợp tác quân sự”, ông Cảnh Sảng nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc gay gắt phản đối hành động của Singapore trong việc đi ngược lại các ý chí Bắc Kinh mong muốn.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 29/11 tiếp tục chỉ trích Singapore liên quan đến sự việc 9 xe bọc thép nước này sử dụng ở Đài Loan đang bị tạm giữ ở Hồng Kông.
Tờ báo Trung Quốc còn lớn tiếng cho rằng, số xe bọc thép đó cần phải bị “nung chảy” đồng thời cáo buộc Singapore “thiếu cẩn trọng” về việc mua xe bọc thép, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc rất không hài lòng về mối quan hệ quân sự giữa Singapore và Đài Loan.
“Hình ảnh về Singapore ở Trung Quốc hiện rất xấu. Người Trung Quốc nghĩ rằng điều tốt nhất nên làm là đưa các xe bọc thép vào nhà máy và nấu chảy” – Thời báo Hoàn cầu viết.
Dàn 9 xe tăng của Lực lượng vũ trang Singapore. Ảnh: Strait Times
Đây là bài viết thứ hai chỉ trích Singapore trong hai ngày. Ấn phẩm bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu đều chỉ trích Singapore gay gắt”. Báo Trung Quốc cũng kêu gọi Singapore nên “giác ngộ” thay vì gây ra nhiều rắc rối hơn trong quan hệ hai nước.
Singapore và Đài Loan có mối quan hệ quân sự lâu dài, bắt đầu từ những năm 1970. Đài Loan đang được sử dụng làm nơi huấn luyện cho bộ binh Singapore.
Thực ra, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Singapore căng thẳng trong mấy tháng qua, đặc biệt là về vấn đề biển Đông, nơi Bắc Kinh đơn phương đòi hỏi chủ quyền với hầu hết vùng biển này.
Trung Quốc nghi ngờ Singapore đứng về phía Mỹ trong khi Bắc Kinh cáo buộc Washington cố tình tạo ra căng thẳng qua việc cho tàu thuyền xuất hiện gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên biển Đông.
(Theo Thanh Niên)
Vì sao Trung Quốc gây khó Singapore trong vụ xe bọc thép?
Chín chiếc xe bọc thép của Singapore bị tạm giữ tại Hồng Kông đang trở thành câu chuyện được quan tâm, đó không còn là vấn đề giữa Singapore và Hồng Kông mà là giữa Trung Quốc với Singapore.
Lô hàng xe bọc thép của Singapore bị tạm giữ ở Hồng Kông
Hôm 23.11, hải quan Hồng Kông thu giữ lô hàng gồm 12 container "khả nghi", sau đó được xác định là 9 xe bọc thép cùng nhiều thiết bị quân sự của Singapore. Những chiếc xe này đang trên đường vận chuyển về Singapore, sau thời gian "thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự của Singapore ở Đài Loan".
Dù lô hàng được Bộ Quốc phòng Singapore giải thích "không chứa vũ khí hay thiết bị nhạy cảm", nhưng chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông không "trả" lô hàng, dấy lên những đồn đoán rằng có sự can thiệp của Trung Quốc.
Câu chuyện đồn đoán có phần hợp lý khi Bắc Kinh ngày 28.11 lên tiếng phản đối Singapore. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo thường kỳ cho biết Bắc Kinh đã gửi kháng thư phản đối Singapore vì "có quan hệ hợp tác quân sự" với Đài Loan. Theo ông Cảnh Sảng, Singapore vi phạm nguyên tắc "Một Trung Quốc" khi vừa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vừa "hợp tác quân sự" với lãnh thổ Đài Loan.
Giới quan sát đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc phản ứng mạnh trước sự kiện "xe bọc thép" trong khi "quan hệ quân sự" giữa Singapore và Đài Loan đã có từ những năm 1970. Trong hàng chục năm qua, có nhiều sự kiện cho thấy mối quan hệ quân sự giữa Singapore và Đài Loan tồn tại, nhưng Trung Quốc không phản ứng gì. Theo South China Morning Post, ngay cả khi giới truyền thông nhắc đích danh Đài Loan, Bắc Kinh vẫn "làm ngơ".
Trong bài viết đăng trên South China Morning Post ngày 28.11, nhà báo chuyên về quốc phòng David Boey, thành viên của Hội đồng tư vấn Bộ Quốc phòng Singapore cho rằng nguyên nhân khiến Bắc Kinh lên tiếng sau bốn thập niên "im lặng" là do mối quan hệ giữa Trung Quốc và Singapore có nhiều rạn nứt, xuất phát từ vấn đề Biển Đông.
Cùng quan điểm với ông Boey, nhà nghiên cứu Lee Chih-hong tại Viện phát triển và chiến lược Longus của Singapore phát biểu: "Trung Quốc đang cố gây khó khăn cho Singapore vì Bắc Kinh không hài lòng với lập trường của Singapore về Biển Đông".
Singapore có lập trường khá rõ ràng trong vấn đề Biển Đông dù không có tranh chấp ở vùng biển này. Chính phủ Singapore ủng hộ quan điểm "tự do hàng hải" và kêu gọi Mỹ "xoay trục về châu Á" để làm đối trọng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Hồi tháng 9.2016, một vụ tranh cãi dữ dội cũng đã xảy ra giữa Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Lo và tờ Hoàn Cầu thời báo, phụ san của tờ Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. Vụ tranh cãi liên quan đến phán quyết của Toà trọng tài về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
"Không nên làm phức tạp vụ việc"
Ông Ian Chong, giáo sư chính trị tại đại học Quốc gia Singapore, nhận định đây là vụ "đối đầu mới" giữa Trung Quốc và Singapore. "Từ lâu việc huấn luyện quân sự của Singapore tại Đài Loan không được thảo luận công khai, nhưng giờ trở thành tin nổi bật", ông Chong nói với BBC.
"Chính phủ Trung Quốc đang cho thấy một cách rõ ràng rằng họ sẽ dùng sự kiện này để gây áp lực mạnh đối với Singapore trong vấn đề huấn luyện quân sự của Singapore ở Đài Loan", ông Chong nói tiếp.
Trong khi đó, South China Morning Post dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh muốn gây khó khăn cho Singapore, một đồng minh của Mỹ ở châu Á, nhất là trong bối cảnh chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là sẽ ít quan tâm đến châu Á. Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm "rất thích hợp".
"Trung Quốc có thể "lèo lái" vụ xe bọc thép theo hướng mà họ muốn, bất kể đó là trả, thu giữ hay thậm chí trừng phạt Đài Loan hoặc Singapore", chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Thượng Hải nói. South China Morning Post lý giải rằng thẩm quyền về ngoại giao và quốc phòng ở đặc khu hành chính Hồng Kông nằm trong tay Bắc Kinh.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ở Macau cho biết xe bọc thép đang bị tạm giữ ở Hồng Kông là loại AV-81, loại thiết giáp chở quân tiên tiến nhất của Singapore.
Tuy vậy cũng có ý kiến khác. Thiếu tướng về hưu Xu Guangyu của Quân đội Trung Quốc cho rằng không cần thiết làm cho vụ việc trở nên nghiêm trọng. "Cá nhân tôi không nghĩ chúng ta nên làm phức tạp hoá vụ việc đơn giản này. Nó chỉ nên được giải quyết theo quy định của luật hàng hải có liên quan", ông Xu phát biểu.
(Theo Thanh Niên)
Hải quan Hong Kong giữ xe bọc thép Singapore: Ai đạo diễn? Việc Hải quan Hong Kong giữ thiết bị quân sự, bao gồm cả xe bọc thép của Singapore tiếp tục nóng khi báo chí Hong Kong đưa tin tình báo đại lục đứng sau chuyện này Báo Trung Quốc xác nhận Ngày 26/11, hãng tin FactWire (Hong Kong) dẫn nguồn tin thân cận tiết lộ nguyên nhân con tàu chở 9 xe bọc...