Báo Trung Quốc: Máy bay chở ông Tập không thể sánh được với chuyên cơ “Không lực Một”
Báo chí Trung Quốc cho biết, chiếc máy bay mà Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng cho chuyến thăm Mỹ lần này sẽ được các hành khách bình thường sử dụng sau chuyến công du.
Máy bay chở ông Tập và phái đoàn cấp cao Trung Quốc chuẩn bị hạ cánh tại Mỹ ngày 22/9 (Ảnh: AP)
Trung Quốc không có chuyên cơ dành riêng cho nguyên thủ quốc gia. Hiện tại, tất cả các máy bay chuyên chở các lãnh đạo Trung Quốc trong những chuyến công du nước ngoài là của hãng hàng không Air China. Các máy bay được sử dụng sau khi chúng trải qua các công đoạn nâng cấp tạm thời.
Thủ tục để chuyển một máy bay thương mại thành chuyên cơ khá đơn giản, chỉ bằng việc lắp đặt một số thiết bị mới.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân bước xuống từ chiếc Boeing 747 (Ảnh: The Herald)
Theo Trung Quốc Nhật báo, chiếc Boeing 747 của Air China mà chính phủ Trung Quốc thuê để đưa Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ chắc chắn không thể sánh được với chuyên cơ “Không lực Một” của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, tờ báo này nói rằng việc làm đó mang tính kinh tế hơn.
Air China là nhà cung cấp dịch vụ bay duy nhất cho các lãnh đạo Trung Quốc, với ít nhất 3 máy bay của hãng này đang được các lãnh đạo Trung Quốc sử dụng. Air China cũng chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa máy bay.
An Bình
Video đang HOT
Theo Dantri
Nhìn lại vụ tai nạn máy bay thảm khốc thứ 2 trong lịch sử thế giới
Vụ tai nạn liên quan tới chuyến bay mang số hiệu 123 của Japan Airlines cách đây đúng 30 năm, ngày 12/8/1985, cướp đi sinh mạng của 520 người, vẫn là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không thế giới và là vụ tai nạn máy bay chết người nhiều thứ 2 trong lịch sử.
Lực lượng cứu hộ tại hiện trường tai nạn máy bay Boeing 747 của Japan Airlines năm 1985 (Ảnh: Japantimes)
Hàng trăm người hôm nay đã tham dự các lễ tưởng niệm 30 năm vụ tai nạn máy bay chở khách của hãng hàng không Japan Airlines (JAL), cướp đi sinh mạng của 520 người, thảm họa đẫm máu nhất trong lịch sử hàng không thế giới liên quan tới một máy bay.
Chiếc Boeing 747 đang thực hiện hành trình từ Tokyo tới thành phố Osaka thì đâm xuống gần ngọn núi Osutaka, cách thủ đô khoảng 120 km về phía tây bắc, vào ngày 12/8/1985.
(Ảnh: AP)
Trong số những người trên khoang, 505 hành khách - trong đó có hàng chục trẻ em - và 15 thành viên phi hành đoàn, đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Chỉ 4 hành khách may mắn sống sót.
Người thân của các nạn nhân hôm nay đã thực hiện cuộc hành hương thường niên tới núi Osutaka, cùng Chủ tịch của JAL Yoshiharu Ueki, để tới một lễ tưởng niệm gần hiện trường vụ tai nạn.
Trước lễ tưởng niệm, ông Ueki nói với báo chí địa phương rằng "chúng ta có thể rút ra bài học từ vụ tai nạn này nhưng không quên ký ức về sự mất mát các mạng sống".
Máy bay đã đâm xuống gần núi Osutaka khi đang trên hành trình từ Tokyo đi Osaka (Ảnh: Wiki)
Truyền hình địa phương đã chiếu hình ảnh người thân các nạn nhân bắt đầu cuộc hành hương tới núi Osutaka trước lúc trời sáng. Một số thổi bong bóng xà phòng để tưởng nhớ những đứa trẻ thiệt mạng trong vụ tai nạn. Tên của các nạn nhân được khắc trên bia đá tại địa điểm tưởng niệm.
"Khi tôi tới đây, tôi có cảm giác như thể được gặp trực tiếp con gái. Giống như là nó đang đứng trước mặt tôi", một cụ ông 81 tuổi mất con gái trong vụ tai nạn nói với báo chí địa phương.
"30 năm là một khoảng thời gian dài, nhưng thú thật tôi cảm thấy như nó vừa mới xảy ra hôm qua. Những ký ức lại hiện về", cụ ông nói thêm.
Chuyến bay mang số hiệu 123 cất cánh từ sân bay Haneda ở Tokyo vào lúc 6h12 chiều ngày 12/8 giờ địa phương. Máy bay ngay sau đó bị trục trặc, với một âm thanh lớn được nghe thấy chỉ sau khi nó cất cánh được 10 phút.
Phi hành đoàn nhanh chóng tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đã phải vật lộn để điều khiển phi cơ sau khi nó rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Máy bay đã đâm xuống núi lúc 6h56 tối, sau khi cất cánh được 45 phút.
Người dân Nhật Bản tưởng niệm các nạn nhân của chuyến bay 123 ngày 12/8/2015 (Ảnh: AFP)
Nguyên nhân của tai nạn sau đó được xác định do là vách ngăn áp lực ở đuôi máy bay bị vỡ, làm hỏng hệ thống thủy lực và khiến máy bay bị mất kiểm soát.
Một ủy ban điều tra do chính phủ chỉ định đã chỉ ra rằng các sửa chữa không đúng cách đối với vách ngăn 7 năm trước đó là khởi nguồn của thảm họa.
Vào năm 1988, cảnh sát đã kiện 20 người từ JAL, Bộ Giao thông và Boeing về cáo buộc cẩu thả, gây thương vong. Nhưng các công tố viên đã quyết định không truy tố bất kỳ ai.
"Thảm họa đó không bao giờ có thể bị lãng quên", Satoshi Iizuka, một cựu cảnh sát từng nhận dạng các thi thể tại hiện trường 30 năm trước, xúc động khi nói với kênh truyền hình Ashai. "Ngày nay, mọi người có khuynh hướng coi trọng tốc độ hơn là sự an toàn".
Vụ tai nạn liên quan tới chuyến bay mang số hiệu 123 của Japan Airlines là một trong những vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không thế giới và là vụ tai nạn máy bay chết người nhiều thứ 2 trong lịch sử sau vụ va chạm giữa hai máy bay chở khách tại sân bay Tenerife Norte, Tây Ban Nha năm 1977, khiến 583 người thiệt mạng.
Lễ kỷ niệm năm nay diễn ra vài ngày sau khi cuộc tìm kiếm các mảnh vỡ chiếc máy bay mất tích MH370 được nối lại trên đảo Reunion của Pháp ở Ấn Độ Dương sau khi bị tạm dừng hồi tuần trước.
Một mảnh vỡ cánh máy bay đã được tìm thấy trên đảo Reunion hồi cuối tháng 7 và được Thủ tướng Malaysia xác nhận là thuộc về chiếc Boeing 777, mất tích ngày 8/3/2014 cùng 239 người trên khoang.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Kỳ dị các máy bay thử nghiệm động cơ Việc thử nghiệm động cơ cho các dòng máy bay mới đã khiến các phi cơ này trở nên kỳ dị, không giống ai Khi tạo ra máy bay phản lực mới, một trong những thành phần cần thử nghiệm là độ ổn định của động cơ. Chính vì vậy, các hãng hàng không thường dùng khung gầm cơ sở máy bay đang...