Báo Trung Quốc kiểm duyệt bài viết của 27 đại sứ EU
Một bài viết của 27 đại sứ EU trên China Daily khác đáng kể với bài đăng trên trang web của đại sứ quán EU, trong đó có đề cập tới nguồn gốc nCoV.
“Tuy nhiên, sự bùng phát của Covid-19 ở Trung Quốc và sau đó đã lan ra khắp phần còn lại của thế giới trong ba tháng qua, đã khiến các kế hoạch từ trước của chúng ta phải tạm thời gác sang một bên”, bài đăng của 27 đại sứ EU viết.
Tuy nhiên, khi đăng lại bài viết, China Daily đã lược đi đoạn “ở Trung Quốc và sau đó đã lan ra khắp phần còn lại của thế giới trong ba tháng qua”.
Nicolas Chapuis, Đại sứ EU tại Trung Quốc, cho biết “lấy làm tiếc” về bài viết bị chỉnh sửa, song từ chối bình luận tại sao những từ ngữ đó bị lược đi. Phái đoàn EU tại Brussels sau đó xác nhận rằng phái đoàn của họ ở Bắc Kinh đã đồng ý thay đổi.
“Phái đoàn EU đã quyết định xuất bản bài viết miễn cưỡng vì nó được xem là rất quan trọng để truyền đạt các chính sách chính của EU”, Ủy ban ra tuyên bố trong cuộc họp báo hàng ngày sau đó.
Video đang HOT
Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 17/1. Ảnh: Reuters.
Nhiều quan chức châu Âu khác đã tỏ ra không hài lòng về việc phái đoàn chấp thuận sự kiểm duyệt của Trung Quốc.
“Tôi bị sốc không chỉ một lần mà hai lần. Đầu tiên, các đại sứ EU đã hào phóng chấp nhận câu chuyện của Trung Quốc và sau đó là đại diện EU chấp nhận sự kiểm duyệt của nước này với bài viết”, Norbert Rttgen, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội Đức, đăng trên Twitter.
Rttgen cho biết thống nhất tiếng nói là điều rất quan trọng, song nó phải phản ánh các giá trị và lợi ích chung của châu Âu. Tuy nhiên, ông không làm rõ “câu chuyện của Trung Quốc” được nhắc trong bài đăng là gì.
Việc EU đồng ý chỉnh sửa bài viết được đưa ra chưa đầy một tuần sau lễ kỷ niệm ngày Tự do Báo chí Thế giới. “Tự do báo chí là quyền, không chỉ của các chuyên gia truyền thông, mà của mỗi người chúng ta”, Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết.
Mỹ và Trung Quốc gần đây liên tục đụng độ về sự bùng phát của Covid-19. Tổng thống Trump tuyên bố nCoV có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc nhiều lần khẳng định vẫn chưa có kết luận chính xác về điều này.
Chính phủ nhiều nước cũng kêu gọi mở điều tra độc lập về cách Trung Quốc xử lý Covid-19 cũng như tìm ra nguồn gốc của nCoV. Australia tuyên bố quyết tâm theo đuổi điều tra trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tỏ ra hoài nghi về những điều thế giới có thể chưa được biết.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,9 triệu người nhiễm bệnh và hơn 270.000 người tử vong.
Thụy Điển muốn điều tra nguồn gốc Covid-19
Thụy Điển đang lên kế hoạch đề nghị EU điều tra nguồn gốc Covid-19, động thái có thể khiến quan hệ giữa Stockholm với Bắc Kinh thêm căng thẳng.
"Khi tình hình Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát, tổ chưc một cuộc điều tra quốc tế độc lập nhằm tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của nCoV là việc quan trọng và hợp lý", Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallegren viết trong báo cáo trình lên quốc hội hôm qua.
"Một việc quan trọng nữa là điều tra toàn bộ quá trình xử lý đại dịch của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thụy Điển sẵn sàng nêu vấn đề này trong khuôn khổ hợp tác của Liên minh châu Âu (EU)", bà Hallegren cho hay.
Bộ trưởng Hallegren họp báo về Covid-19 tại thủ đô Stockholm hôm 22/4. Ảnh: SVT.
Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cũng cho rằng nên điều tra WHO sau khi Covid-19 chấm dứt. "Chúng tôi nghĩ WHO đang thực hiện công việc quan trọng, nên bây giờ chưa phải lúc giải trình trách nhiệm, mà cần để họ tiến hành nhiệm vụ trong đại dịch", bà nói trong một hội thảo trực tuyến hôm qua, nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là Thụy Điển "hài lòng" về cách hành động của WHO.
Những bình luận của giới chức Thụy Điển được đưa ra sau khi lãnh đạo Mỹ, Australia và Đức đề nghị chính quyền Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về nguồn gốc nCoV. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết đó là nhiệm vụ của các nhà khoa học, không phải chính trị gia.
Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm qua tuyên bố nước này sẽ tiếp tục theo đuổi điều tra độc lập về Covid-19, bất chấp đe dọa tẩy chay kinh tế của Trung Quốc. "Bây giờ có vẻ như hoàn toàn hợp lý và đúng đắn khi thế giới muốn có đánh giá độc lập về dịch bệnh, để chúng ta có thể rút ra bài học và ngăn nó xảy ra lần nữa", ông giải thích.
Quan hệ giữa Thụy Điển và Trung Quốc vốn căng thẳng trước khi đại dịch bùng phát. Stockholm nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh thả Gui Minhai, công dân Thụy Điển điều hành một nhà sách ở Hong Kong chuyên xuất bản ấn phẩm chứa tin đồn về các chính trị gia Trung Quốc. Hồi tháng 2, Gui bị Trung Quốc kết án 10 năm tù vì tội phát tán thông tin sai sự thật.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tâm điểm dịch bệnh là Mỹ và châu Âu. Toàn cầu ghi nhận gần 3,2 triệu ca nhiễm, hơn 227.000 người chết và hơn 997.000 trường hợp bình phục.
Mỹ nói Trung Quốc ngăn điều tra nguồn gốc nCoV Ngoại trưởng Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc không cho phép các nhà khoa học Mỹ tới nước này để điều tra về nguồn gốc của nCoV. "Thậm chí tới nay, chính phủ Trung Quốc vẫn không cho phép các nhà khoa học Mỹ tới đó, không chỉ là tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán mà tới bất cứ nơi nào cần...