Báo Trung Quốc không ngớt miệng xuyên tạc, li gián quan hệ Việt-Nhật
Báo TQ nói ra nói vào việc Việt Nam tăng cường khả năng chấp pháp, đồng thời tuyên truyền nghi ngờ Nhật Bản không thể sớm cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Ngày 23 tháng 5 năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Việt Nam đóng xuồng tuần tra cao tốc và biên chế vào tháng 12 tới
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” đã thể hiện mối quan tâm đến các động thái trang bị tàu thuyền cho lực lượng thực thi pháp luật mà Trung Quốc gọi là “chấp pháp” trên biển của Việt Nam, ngày 9 tháng 6 cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam gần đây đã đặt đóng xuồng tuần tra cao tốc. Xuồng tuần tra cao tốc mới dài hơn 13 m, lượng giãn nước 9,6 tấn, tốc độ cao nhất là 35 hải lý/giờ.
Theo bài báo, ngày 7 tháng 6, ở trụ sở của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cùng với Công ty TNHH công nghệ JAMES BOAT đã ký kết thỏa thuận đóng mới xuồng tuần tra cao tốc.
Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, xuống tuần tra mới thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra và thực thi pháp luật ở khu vực ven biển. Loại xuồng này dài hơn 13 m, rộng 4,6 m, lượng giãn nước 9,6 tấn, tốc độ cao nhất là 35 hải lý/giờ.
Đây là một loại xuồng sử dụng động cơ Nhật Bản, vỏ ngoài thân tàu sử dụng vật liệu công nghệ mới PPC do Đức và Czech hợp tác sản xuất, độ bền kết cấu cao, có thể chịu được ăn mòn lớn của môi trường biển.
Khoản tiền chế tạo xuồng lên tới 12 tỷ đồng (khoảng 35,64 triệu nhân dân tệ), do tập đoàn VINASUN hỗ trợ. Dự kiến, chiếc xuồng tuần tra này sẽ hoàn thành, bàn giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vào tháng 12 năm 2014 để đưa vào khai thác, sử dụng.
Một sản phẩm tàu cao tốc của JAMES BOAT – MS39
Ngoài ra, được biết, gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long, tham quan tàu kiểm ngư KN 781. Điều này cũng đã được báo chí Trung Quốc tập trung chú ý theo dõi, cho rằng, Việt Nam đang thể hiện tư thế “cứng rắn” trên Biển Đông trước hành vi (xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của phía Trung Quốc).
Báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam chế tạo loại tàu kiểm ngư hiện đại nhất Đông Nam Á này cùng với việc cấp tiền đóng tàu cá vỏ sắt là để đối phó với Trung Quốc.
Báo Trung Quốc nghi ngờ khả năng Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Việt-Nhật trở thành “đồng minh tự nhiên”
Ngoài ra, gần đây, Nhật Bản cho biết sẽ đẩy nhanh đàm phán cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, điều này được thể hiện trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và xác nhận của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi phát biểu dẫn đề cũng như của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh bên lề Đối thoại Shangri-La.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thậm chí khẳng định, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam vào đầu năm 2015.
Video đang HOT
Lễ ký kết chế tạo xuồng tuần tra cao tốc mới cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Tuy nhiên, ngày 9 tháng 6, nhiều tờ báo Trung Quốc như Tân Hoa xã, Thời báo Hoàn Cầu… lại đồng loạt đăng một bài viết tuyên truyền, được cho là dẫn lại bài viết của phó chủ biên tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản Clint Richard.
Theo tuyên truyền của bài viết, Nhật Bản có thể bận bịu với vấn đề đối nội, không có nhiều thời gian và nguồn lực để quan tâm đến Việt Nam.
Theo bài báo, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra cuộc khẩu chiến ở Đối thoại Shangri-La 2014 tại Singapore vừa qua, nhất là liên quan đến vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông.
Sau đó, quốc gia quan tâm nhất đến liên minh và nâng cao quan hệ đối tác an ninh song phương với Nhật Bản lại là Việt Nam, đồng thời, Nhật Bản cũng thể hiện thiện chí rất lớn.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh thì Nhật Bản sẽ sớm cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, hơn nữa còn chia sẻ tin tức và huấn luyện cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nhật Bản đứng về Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và khuyến khích các nước khác trong khu vực làm theo.
Tuy nhiên, theo bài báo, trước đó, tại Quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: “Do nhiệm vụ giám sát của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản kéo dài”, Nhật Bản sẽ không thể “lập tức cung cấp tàu tuần tra cũ cho Việt Nam”. Nhiệm vụ mà ông Shinzo Abe nhắc đến đó là tăng cường quy mô lớn hoạt động của tàu tuần tra Nhật Bản ở xung quanh đảo Senkaku.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014. Ông cho biết, Nhật Bản sẽ hỗ trợ tối đa cho Việt Nam, Philippines.
Theo báo Trung Quốc, phát biểu của ông Shinzo Abe ở Quốc hội Nhật Bản nhằm nhấn mạnh quyết định muốn sửa đổi điều 9 Hiến pháp, việc sửa đổi sẽ để cho Lực lượng Phòng vệ Biển có được nhiều quyền lực hơn trong xử lý vấn đề đảo tranh chấp.
Ngày 1 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera va Bô trương Quôc phong Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đạt được thỏa thuận, hai nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng.
Theo tờ “The Japan Times”, ông Itsunori Onodera cho biết: “Nhật Bản đứng về phía Việt Nam trong cuộc đối đầu Trung-Việt gần đây, Nhật Bản không chấp nhận cách làm sử dụng vũ lực làm thay đổi hiện trạng, vấn đề liên quan cần thông qua đối thoại giải quyết”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, cần căn cứ vào luật pháp quốc tế và tuân thủ phương thức hòa bình xử lý tranh chấp biên giới biển Việt-Trung. Nhưng, trong Đối thoại Shangri-La lần này cũng như mấy ngày gần đây, Trung Quốc đã liên tục xuyên tạc lịch sử, cho rằng Trung Quốc có chủ quyền và thực thi chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông “từ hơn 2.000 năm trước”, thậm chí lấy cớ vô lý đó để cho rằng, luật pháp quốc tế không thể sử dụng để phân chia lại lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sắp thăm Việt Nam, hai bên sẽ tăng cường hợp tác để bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, theo báo Trung Quốc, tuy Nhật Bản và Việt Nam có “nhờ vả” lẫn nhau về quân sự, nhưng ngày 2 tháng 6, Nhật Bản lại tuyên bố tạm dừng cung cấp khoản vay mới cho Việt Nam liên quan đến bê bối đút lót giữa công ty tư vấn Nhật Bản và quan chức ngành đường sắt Việt Nam. Đây là lần thứ hai Nhật Bản tạm dừng cho vay đối với Việt Nam vì bê bối tham nhũng, tình hình này sẽ kéo dài ít nhất đến tháng tới.
Việt Nam là nước nhận viện trợ phát triển chính phủ lớn nhất của Nhật Bản, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ 148,5 tỷ yên cho Việt Nam trong năm tài khóa 2012, trở thành nước viện trợ lơn nhât của Việt Nam.
Nhưng, báo Trung Quốc tuyên truyền chia rẽ cho rằng, trong quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản cũng “giữ khoảng cách”, “không sẵn sàng đi quá gần với đối phương”.
Bài báo bịa đặt rằng, tuyên truyền không liêm sỉ rằng sau khi xảy ra đối đầu với Trung Quốc thì Việt Nam đã trở thành một trong những nước láng giềng “hiếu chiến nhất” của Trung Quốc.
Báo này cho rằng Việt Nam đã trở thành một “đồng minh tự nhiên” của Nhật Bản, quốc gia cũng có ý định tìm kiếm đối tác cùng kiềm chế ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc.
Nhưng, theo báo Trung Quốc, mặc dù Nhật Bản có những lo ngại đối với Trung Quốc, song một phần là do nhu cầu trong nước, nên đã thổi phồng lên.
Tàu tuần tra cỡ lớn Okinawa của Nhật Bản (ảnh tư liệu minh họa)
Theo tuyên truyền xuyên tạc của báo Trung Quốc, khi cảm thấy lãnh hải của mình bị đe dọa, Nhật Bản đương nhiên không thể cung cấp tàu tuần tra thừa cho Việt Nam, việc tạm dừng viện trợ đường sắt cho Việt Nam cũng xảy ra đúng vào thời điểm quan trọng.
“Là nước viện trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam, đây là một “lợi khí” lớn để Nhật Bản tăng cường “kiểm soát” Việt Nam. Việc trì hoãn cung cấp tàu và tạm dừng cho vay có thể là biện pháp kép nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Nhật-Việt, đồng thời cũng cảnh báo Việt Nam: Không tiếp tục làm trầm trọng quan hệ căng thẳng với Trung Quốc”.-Báo TQ xuyên tạc, li gián quan hệ Nhật – Việt.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, tuy Việt-Trung xảy ra xung đột dường như có lợi cho ông Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi điều 9 Hiến pháp, nhưng, Nhật Bản hiện nay hoàn toàn không có đủ không gian và biện pháp hiệu quả để ủng hộ thực tế cho Việt Nam. Điều này được thể hiện trong chương trình nghị sự hiện nay của ông Shinzo Abe.
Theo bài báo, trong tháng này, đợt kế hoạch cải cách kinh tế lớn nhất của Nhật Bản được khởi động, bất cứ kế hoạch thay đổi về quân sự nào của Nhật Bản đều sẽ bị đẩy lùi một cách tương ứng, sớm nhất cũng sẽ tiến hành vào cuối năm 2014. Nhìn vào tình hình hiện nay, cuối năm đã là dự đoán quá lạc quan.
Tàu chấp pháp Nhật Bản kiên quyết chiến đấu với các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, cho dù quan chức Nhật Bản có thể “phát ngôn tùy tiện” ở quốc tế hoặc triển khai hoạt động tăng cường quan hệ bảo đảm an ninh ở khu vực, mối quan tâm lớn nhất của Nhật Bản hiện nay lại tập trung vào cải thiện nền kinh tế, khắc phục trạng thái không ổn định của kinh tế mới là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Shinzo Abe.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc và cái giá của cuộc chơi không danh dự
Trung Quốc đang phải trả giá bằng điều gì với chiến lược hiện nay của họ ở biển Đông và Hoa Đông? Câu trả lời là những hành động của Trung Quốc giờ bị nhiều người coi là kẻ chuyên đi bắt nạt các nước trong khu vực.
Tàu Trung Quốc hung hăng trên biển
Năm 2012, Trung Quốc bắt đầu quản lý bãi Hoàng Nham (thuộc quần đảo Trường Sa), thách thức tuyên bố chủ quyền của Philippines trên khu vực này. Năm 2013, Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Năm 2014, Trung Quốc đòi chủ quyền ở Hoàng Sa bằng cách hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Trong bài viết "Cái giá của chiến thắng không danh dự" đăng trên tạp chí The Diplomat, tác giả Ankit Panda cho rằng, kết quả của những hành động này là Trung Quốc giờ bị nhiều người coi là kẻ chuyên đi bắt nạt các nước trong khu vực.
Thay vì sử dụng bất kỳ lý lẽ luật pháp hợp lý nào để biện hộ cho các tuyên bố chủ quyền, chính quyền Trung Quốc chỉ viện một vài tài liệu lịch sử không rõ ràng và một vài tiền lệ để ngụy biện tính đúng đắn cho những yêu sách của mình.
Gần đây nhất, những điều này được thể hiện rõ ràng trong lời lẽ hùng hồn của đại diện quân đội và quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại quốc phòng Shangri-La ở Singapore.
Những chiến thuật của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền có vẻ hiệu quả, nhưng các học giả quốc tế cho rằng, các chiến thuật này khiến Trung Quốc gần như không còn bạn bè trong khu vực.
Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc "liếm trọn" hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Trên vũ đài chính trị quốc tế, điều quan trọng nhất là chiến thắng với uy tín, danh dự và sức ảnh hưởng. Tác giả Ankit Panda cho rằng, trong xu hướng hiện nay, vẫn chưa muộn để Trung Quốc cứu vãn lấy một chút tiếng tăm tích cực trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc có nhiều lý do để hành động như vậy. Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu tại Hội nghị Tương tác và Xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) gần đây, rằng Trung Quốc có tham vọng giữ vai trò lãnh đạo chuẩn mực ở châu Á.
Không lâu sau CICA, Đối thoại Shangri-La đã phơi bày hố ngăn cách lớn giữa Trung Quốc với các nước châu Á khác trên nhiều giá trị. Nói ngắn gọn, Trung Quốc và phần còn lại của châu Á có cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau về hiện trạng an ninh và ở niềm tin ai sẽ là nhà lãnh đạo trong tương lai.
Trung Quốc có thể thực hiện các bước đi nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về trật tự châu Á trong tương lai. Một ví dụ mà các học giả đưa ra là Trung Quốc có thể thúc đẩy biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Brunei và Malaysia.
Dù hai nước này có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng cũng chưa đến mức coi Trung Quốc là mối họa khẩn cấp.
Từ khi Trung Quốc giành Hoàng Nham từ Philippines, hành động của họ cho thấy Bắc Kinh không thể lấy được lòng tin của các nước Đông Nam Á hay Nhật Bản với hàng loạt hành động sau đó của họ.
Trung Quốc nên theo đuổi con đường ngoại giao hiệu quả, cho dù không thể ngay lập tức có được cách giải quyết vẹn toàn ngay lập tức, nhưng cũng có thể làm giảm cảm giác của các nước khu vực coi Trung Quốc là mối đe dọa.
Mỹ giành quyền lãnh đạo sau khi chiến thắng, nhưng chỉ vì Mỹ chấp nhận những giá trị của các cường quốc trên khắp Đại Tây Dương, những nước trở thành đồng minh lớn của Washington sau Thế chiến 2. Cuối cùng, trật tự thế giới tự do đương đại đang chịu ảnh hưởng đáng kể của Mỹ.
Nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu trên con đường hướng tới "châu Á vì người châu Á" mà không chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ, Bắc Kinh cần chú trọng vào chủ nghĩa đa phương chân thành.
Việc đại diện Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La công khai đổi lỗi cho Việt Nam và Philippines "xuyên tạc" phản ánh một sự thiếu quan tâm của Trung Quốc trong việc theo đuổi các giá trị. Trong khi, Trung Quốc vẫn có thể theo đuổi các giá trị của mình mà không cần dùng hành động khiêu khích trắng trợn như hiện nay.
Theo Tiền Phong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Căng thẳng vẫn không ngừng leo thang trên biển Đông Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng đang tiếp tục leo thang trên biển Đông, tái khẳng định bất kỳ hành vi cưỡng bức hay đe dọa nào đều "không thể chấp nhận". Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương Daniel...