Báo Trung Quốc khen ‘đặc công nước Việt Nam thiện chiến nhất thế giới’
Theo ghi nhận của các PV, có hai thông tin đáng chú ý là tàu pháo giả làm tàu hải cảnh và thứ tự các vòng bảo vệ thay đổi: đưa các tàu có sức công phá lớn ra ngoài.
Tình hình Biển Đông: Báo TQ khen ‘đặc công nước VN thiện chiến nhất thế giới’
Cả hai điều này đều không có gì đáng ngạc nhiên. Trước giờ họ vẫn dùng các tàu khu trục, hộ vệ sơn lại giả làm tàu hải cảnh. Lực lượng trên đó cũng đều là quân sự. Bản chất của Trung Quốc ngày càng lộ rõ: về quân sự thì khoe khoang sức mạnh, tăng độ uy hiếp, đe dọa; về ngoại giao thì đổi trắng thay đen, bất chấp đạo lý. Nhìn lại lịch sử từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tỏ ra như thế.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc dự đoán qua ngày 15/8 giàn khoan sẽ được rút sau khi hoàn thành công việc. Nếu đúng vậy, từ nay đến đó chắc chắn họ sẽ còn khoe khoang sức mạnh, uy hiếp tàu Việt Nam nhiều hơn nữa.
Video đang HOT
Đáng chú ý, các báo Trung Quốc lại đang lên tiếng khen ngợi rằng lực lượng đặc công nước của Việt Nam là thiện chiến nhất thế giới. Các lực lượng của chúng ta cần phải kiên trì, không để mắc mưu, không nghe lời khen “đểu”. Đây rất có thể là một cái bẫy đang được giăng ra để chờ một phút sơ hở của chúng ta.
Theo Xahoi
Ông Dương Khiết Trì sẽ đến Việt Nam, Biển Đông thành tiêu điểm
"Đây là một phiên họp thường kỳ về hợp tác, nhưng chủ đề chính lần này sẽ tập trung vào các vấn đề trên Biển Đông", Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Bưu điện Hoa Nam ngày 15/6 đưa tin, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc ông Dương Khiết Trì sẽ sang thăm Việt Nam tham dự hội nghị hàng năm về hợp tác song phương và dự kiến căng thẳng trên Biển Đông (do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - PV) sẽ trở thành tiêu điểm đối thoại giữa 2 bên.
Chuyến thăm của ông Trì sẽ là hoạt động tiếp xúc cấp cao nhất giữa Trung Quốc với Việt Nam kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan 981. Ông sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong phiên họp thường kỳ Ban chỉ đạo hợp tác Việt Nam - Trung Quốc hàng năm, Bưu điện Hoa Nam dẫn lời Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho biết.
"Đây là một phiên họp thường kỳ về hợp tác, nhưng chủ đề chính lần này sẽ tập trung vào các vấn đề trên Biển Đông", Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói với Bưu điện Hoa Nam. Các nguồn tin ngoại giao của Bưu điện Hoa Nam cho hay, cuộc họp sẽ bắt đầu hôm Thứ Ba này.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với ông Dương Khiết Trì hôm 6/5 khi cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981 bắt đầu. Việt Nam đã lên án hoạt động triển khai bất hợp pháp giàn khoan và cụm tàu hộ tống của phía Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên ông Dương Khiết Trì vẫn khăng khăng rằng giàn khoan 981 "hoạt động bình thường trong vùng biển Trung Quốc", vu cáo Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc".
Từ sau cuộc điện đàm này, mối quan hệ Việt - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng, tàu 2 nước đã nhiều lần va chạm, giáp mặt nhau ngoài khu vực giàn khoan (thực tế là tàu Trung Quốc nhiều lần liều lĩnh đâm va, phụt vòi rồng công suất lớn vào các tàu thực thi pháp luật Việt Nam. Thậm chí Trung Quốc điều cả tàu chiến, máy bay quân sự tham gia yểm trợ, uy hiếp Việt Nam - PV).
Trước đó Kyodo News đưa tin, Trung Quốc đã từ chối đề nghị của phía Việt Nam tổ chức đối thoại/điện đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước để giảm căng thẳng. Bưu điện Hoa Nam dẫn lời ông Thủy cho biết, hiện vẫn chưa rõ trong chuyến đi này (có bố trí) ông Dương Khiết Trì có hội kiến với các lãnh đạo cấp cao hơn ngoài Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hay không.
Một tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh áp sát tàu thực thi pháp luật Việt Nam gần vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981.
Được thành lập vào năm 2006, Ban chỉ đạo Việt - Trung hàng năm sẽ tổ chức hội nghị thảo luận về các vấn đề quan trọng song phương và các dự án hợp tác. Năm ngoái cuộc họp đã được tổ chức tại Bắc Kinh.
Nhưng vấn đề Biển Đông đã từng làm gián đoạn hoạt động đối thoại này vào năm 2007 khi căng thẳng tăng vọt vì tàu tuần tra hải quân Trung Quốc đã bắn vào 1 tàu cá Việt Nam làm một ngư dân thiệt mạng, Trương Minh Lượng, một chuyên gia về Đông Nam Á từ đại học Kỵ Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc cho biết.
Về chuyến công du Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, ông Lượng bình luận: "Đây không phải là thời điểm rất tốt cho một cuộc họp cấp cao như vậy, nhưng họ không muốn hủy bỏ nó vì họ cần phải giải quyết các vấn đề".
Theo Giáo Dục
Chiến lược đâm va nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược "cắt lát salami" chiếm dần Biển Đông sang chiến lược đâm va. Một tàu thực thi pháp luật của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va, gây thiệt hại. Sau khi tạo một "sự thật" mới bằng cách đưa một giàn khoan dầu vào vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam...