Báo Trung Quốc: J-10 “ăn đứt” F-16 Mỹ, Typhoon châu Âu
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tính năng bay của J-10 tốt hơn so với F-16C Mỹ, mạnh hơn tiêm kích Typhoon châu Âu.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, tính năng bay của J-10 tốt hơn so với F-16 Mỹ, mạnh hơn tiêm kích Typhoon châu Âu.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, trước sức ép quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc phát triển máy bay thế hệ 5 (J-20 và J-31), tiếp tục cải tiến và mua máy bay chiến đấu hiện đại của Nga (Su-35) và nhất là tập trung vào việc phát triển, sản xuất tiêm kích J-10 – loại vũ khí chủ yếu để ngăn chặn ý đồ xâm phạm lãnh thổ.
Tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10.
Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô (Trung Quốc) dự định sản xuất gần 1.000 máy bay chiến đấu J-10 sử dụng radar mạng pha chủ động kiểu mới. Mặc dù con số có vẻ khó tin, nhưng căn cứ vào khả năng sản xuất, báo chí Trung Quốc cho rằng, 800-900 máy bay là có thể.
Vậy J-10 có gì đặc biệt khiến Không quân Trung Quốc muốn có nhiều J-10?
Năm 1990, máy bay J-10 được nghiên cứu để đối phó với máy bay chiến đấu hiện đại như Rafale, Typhoon, Gripen và MiG-29K.
Video đang HOT
Vì vậy, khi chế tạo J-10, nhà sản xuất Thành Đô đã cố gắng trang bị những công nghệ tốt nhất, thân máy bay được làm bằng sợi carbon hợp kim nhôm.
J-10 được trang bị động cơ phản lực AL-31F do Nga chế tạo, với việc sử dụng động cơ giúp tỷ lệ lực đẩy có thể đạt 1.0. Nếu trong tương lai máy bay này sử dụng động cơ WS-10 (lực đẩy 132kN) của Trung Quốc hoặc AL-41F thì chỉ số này sẽ được nâng cao lên đến 1.08-1.2.
“Nhưng ngay cả bây giờ, tính năng công nghệ bay của J-10 sử dụng động cơ Su-27cũng tốt hơn so với F-16C, thậm chí là mạnh hơn so với Typhoon”, Thời báo Hoàn Cầu viết.
Trung Quốc tự tin J-10 có nhiều ưu điểm vượt trội so với tiêm kích Mỹ, châu Âu.
Một điều thú vị nữa là mặt cắt ngang của máy bay nhỏ làm cho tốc độ tối đa của nó có thể đạt 2.340km/giờ, gần bằng tốc độ của máy bay chiến đấu Mirage-2000-5, tải trọng chiến đấu tối đa là 7.300kg, trần bay thực tế là 18km.
Radar của máy bay có thể phát hiện mục tiêu (cỡ tiêm kích) trên không ở khoảng cách 80km, có thể theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc, sử dụng tên lửa PL-12, R-73 để tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc sử dụng tên lửa PL-8, PL-10, PL-11 hoặc R-27 để tấn công một mục tiêu trong đó. Đồng thời radar còn có thể kiểm soát các tên lửa đất đối không.
Cho nên, hiện nay máy bay J-10 có thể được đưa vào danh sách máy bay chiến đấu thế hệ 4 , nhưng Trung Quốc không muốn tụt hậu so với Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy mà nước này cũng bắt đầu nghiên cứu máy bay chiến đấu J-20 và J-31, hơn nữa cũng bắt đầu thực hiện “kế hoạch B”.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Đài Loan muốn Mỹ trợ giúp chế tạo tàu ngầm hiện đại
Đài Loan đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Washington để chế tạo tàu ngầm hiện đại của riêng mình sau khi không mua được vũ khí này từ Mỹ hay các nước khác.
Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng động thái này có thể chọc giận Bắc Kinh và ảnh hưởng tới mối quan hệ xuyên eo biển đang ấm dần lên.
Tại Hội thảo công nghiệp quốc phòng Mỹ-Đài Loan diễn ra hôm 6/10 tại Mỹ, ông Chiu Kuo-cheng, Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, đã đề nghị Washington cung cấp cho Đài Loan công nghệ và các vũ khí mà hòn đảo này cần để phòng thủ, đặc biệt là các tàu ngầm diesel điện và các máy bay chiến đấu hiện đại.
"Nhưng ngoài việc mua các tàu ngầm từ nước ngoài, Đài Loan cũng đang tích cực phát triển các vũ khí phòng vệ của riêng mình và chuẩn bị tự chế tạo các tàu ngầm", hãng tin CNA tại Đài Bắc dẫn lời ông Chiu.
Ông Chiu, người dẫn đầu một phái đoàn của Đài Loan tại hội thảo, cho hay việc Trung Quốc đại lục tăng cường mạnh mẽ quân sự cả ở trên không lẫn trên biển là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Đài Loan.
Việc bán các tàu ngầm cho Đài Loan là một vấn đề rất nhạy cảm và Washington đã không tuân thủ một thỏa thuận vào năm 2001 nhằm bắn 8 tàu ngầm diesel điện cho hòn đảo do những lo ngại rằng điều này có thể làm tổn hại quan hệ Mỹ-Trung.
Mỹ đã tuyên bố sẽ gúp Đài Loan chế tạo tàu ngầm tại các quốc gia khác, nhưng cho tới nay chưa nước nào tỏ ý muốn chế tạo các tàu ngầm này, dù các hợp đồng có thể rất béo bở.
Ông Wang Jyh-perng, một đại tá hải quân và cũng là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội quản lý chiến lược và quốc phòng, cho hay Đài Loan chỉ có thể hiện thực hóa các tham vọng tàu ngầm bằng việc chế tạo các tàu nhỏ hơn trước tiên.
"Sẽ dễ dàng hơn cho Đài Loan để có được các công nghệ cần thiết nếu hòn đảo nhắm tới các mục tiêu nhỏ hơn", ông Wang nói.
Ding Shu-fan, tổng thư ký Tổng thư ký Hội đồng nghiên cứu chính sách phát triển Trung Quốc có trụ sở tại Đài Bắc, cho hay các bình luận của ông Chiu cho thấy Đài Loan và Mỹ đã đạt được tiến triển về vấn đề tàu ngầm.
Nhưng ông Ding cũng nói thêm rằng bất kỳ sự hợp tác quốc phòng nào giữa Đài Loan và Mỹ đều có thể khiến Bắc Kinh tức giận và ảnh hưởng tới quan hệ xuyên eo biển.
Li Jie, một chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh cho hay, ngoại trừ Nhật Bản, không quốc gia nào khác muốn trợ giúp Mỹ chuyển giao công nghệ cho Đài Loan vì điều có nguy cơ chọc giận Trung Quốc.
An Bình
Theo SCMP
Trung Quốc phát triển máy bay ném bom tàng hình Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom tàng hình mới có tên gọi H-20 nhằm tăng cường lực lượng ném bom chiến lược của quân đội nước này. Đồ họa mô phỏng máy bay ném bom H-20 của Trung Quốc. Các nguồn tin cho hay H-20 của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được phát triển và chế tạo bởi...