Báo Trung Quốc: Học hỏi Việt Nam để phát triển bóng đá
Đó là thông tin của trang tin Sina Sports (Trung Quốc) khi viết về bóng đá Việt Nam vô địch SEA Games 30, cũng như thành công liên tiếp trong 2 năm qua.
Trang Sina Sports nhận xét: “Con đường bóng đá Việt Nam đang vượt qua Thái Lan và Malaysia gợi nhớ cảnh bóng đá Nhật Bản vượt qua Trung Quốc những năm 1990. Dưới sự hướng dẫn của Saburo Kawabuchi, kế hoạch xếp hạng thế giới của đội Nhật Bản đã ổn định trong khoảng 30 – 40 năm.
Ngược lại, đội tuyển Trung Quốc liên tục đi vào ngõ cụt. Nếu không muốn tiếp tục gặp ác mộng, Trung Quốc hãy học hỏi con đường phát triển của bóng đá Việt Nam và tập trung vào sự nghiệp đào tạo cầu thủ trẻ”.
Đây không phải lần đầu truyền thông Trung Quốc ca ngợi sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Thậm chí, một phóng viên Trung Quốc từng hỏi HLV Park Hang Seo về “sự tư vấn” để bóng đá Trung Quốc có thể thành công như bóng đá Việt Nam.
Truyền thông Trung Quốc muốn bóng đá Trung Quốc học hỏi Việt Nam để phát triển.
Một phóng viên của hãng thông tấn Tân Hoa Xã (Trung Quốc) hỏi HLV Park Hang Seo tại SEA Games 30: “Nếu được thì ông Park hãy cho lời khuyên về việc phát triển bóng đá Trung Quốc?”.
HLV Park Hang Seo trả lời: “Đây không phải là thời điểm thích hợp để nói về bóng đá Trung Quốc. Tôi biết Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều về bóng đá. Các bạn có dân số đông, có nhiều CLB lớn và được dẫn dắt bởi những HLV đẳng cấp thế giới. Điều tôi có thể nói về bóng đá Việt Nam là tất cả các cầu thủ Việt Nam đều có tinh thần chiến đấu rất cao và không bao giờ bỏ cuộc”.
Sau khi U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30, nhiều tờ báo Trung Quốc đều đồng loạt ngợi ca sự thành công của bóng đá Việt Nam. Phần lớn đều nhận xét bóng đá Việt Nam đang trở thành một thế lực trỗi dậy nhờ sự đầu tư đúng đắn. Đó cũng là lý do truyền thông Trung Quốc mong bóng đá Trung Quốc học tập bóng đá Việt Nam.
Cần nhắc thêm, HLV Park Hang Seo đã dẫn dắt U22 Việt Nam thắng U22 Trung Quốc thuyết phục ngay tại Trung Quốc. Thế nên, không ngạc nhiên khi bóng đá Việt Nam đang rất được quan tâm.
Theo SaoStar
U22 Trung Quốc thua U22 Việt Nam không phải kết quả bất ngờ
Trận thua trước U22 Việt Nam ngay trên sân nhà càng lột tả được sự xuống cấp của bóng đá Trung Quốc sau thời gian ham thành công nhờ tiền bạc.
Trước World Cup 2018, trang Economist có bài viết với dòng title "Tại sao một quốc gia giỏi bóng đá" nhằm tìm ra công thức chung cho thành công ở môn thể thao vua.
Video đang HOT
Bóng đá tuyệt đối không phải trò chơi chịu ảnh hưởng bởi tiền bạc. Nếu không, Mỹ hẳn sẽ vô địch World Cup trong vài thập kỷ. Bóng đá cũng không thể chịu ảnh hưởng bởi dân số. Nếu không, Trung Quốc sẽ thống trị môn thể thao vua trong cả trăm năm.
Hơn 1 năm sau bài báo đó của Economist, tính bất quy tắc ấy của bóng đá lại được thể hiện qua trận thua của U22 Trung Quốc trước U22 Việt Nam ở chính sân nhà. Đó có thể là một kết quả nhỏ và "không mang nhiều ý nghĩa" như lời HLV Park Hang-seo nói, nhưng với chính nền bóng đá Trung Quốc, đó là một thất bại đáng lưu tâm.
U22 Trung Quốc thua Việt Nam 0-2 trong thế trận bị lép vế hoàn toàn. Ảnh: IC Photo.
Cú đấm của U22 Việt Nam
Những CĐV không theo dõi trực tiếp trận đấu mà chỉ nhìn vào tỷ số 2-0 có lẽ không hiểu được khoảng cách thực sự về trình độ giữa U22 Việt Nam và Trung Quốc trong 90 phút trên sân Vũ Hán.
U22 Việt Nam đã chơi trên chân so với đội chủ nhà Trung Quốc. Sự đồng bộ giữa tuyến trẻ và ĐTQG khiến CĐV Việt Nam không còn bất ngờ trước cách mà thầy trò HLV Park triển khai thế trận trước khi dứt điểm kết liễu đối thủ.
Song với CĐV Trung Quốc, chừng đó ấn tượng vẫn là quá áp đảo so với sự nghèo nàn về mặt lối chơi cũng như tâm lý của các cầu thủ U22 nước này. Trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện nhan nhản những lời ca thán kiểu như: "Việt Nam biết chơi bóng đá. Đó là cách để chiến thắng trước đội tuyển Trung Quốc vì chúng ta là tập hợp những cầu thủ không biết đá bóng".
U22 Trung Quốc chỉ sút trúng khung thành Việt Nam 2 lần trong cả trận đấu. Ảnh: IC Photo.
Trận thua này của U22 Trung Quốc tiếp tục là đón giáng đau vào tham vọng dự Olympic 2020. LĐBĐ Trung Quốc đã chi đậm để mời nhà cầm quân kỳ cựu Guus Hiddink về chỉ để làm việc với đội U23 nhằm có mặt tại Tokyo vào mùa hè sang năm. HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc là Marcello Lippi lẫy lừng.
LĐBĐ Trung Quốc chấp nhận chi 4 triệu euro/năm chỉ để mời Hiddink về làm HLV cho đội trẻ nhằm phục vụ một giải đấu diễn ra vào năm sau. Chưa bàn tới việc Hiddink là ai và có thể làm được gì, việc chi đậm cho những ngôi sao trên ghế huấn luyện cho thấy Trung Quốc không thiếu tiền nhưng hoàn toàn thiếu phương hướng sử dụng.
Ở những nền bóng đá tiên tiến tại châu Âu, việc dùng 2 HLV khác nhau ở cấp độ ĐTQG và lứa trẻ là không hiếm. Song với một quốc gia bị cho là "không có nền tảng bóng đá như Trung Quốc", việc tốn tới 24 triệu euro/năm cho 2 HLV già cỗi như Lippi và Hiddink quả thực là sự lãng phí.
CFA trả lương 4 triệu euro/năm cho HLV Guus Hiddink chỉ để dẫn dắt đội U23. Ảnh: Sina.
Lứa trẻ và ĐTQG không có được sự đồng bộ cần thiết. Việc phát triển lệch này càng khiến khoảng cách giữa ĐTQG và các lứa trẻ thêm xa vời. Và kết quả dẫn tới chính là những trận thua như trước U22 Việt Nam.
Tại Asian Cup 2019, đội tuyển Trung Quốc đã thua trắng Iran 0-3 và bị loại ở tứ kết. Trước đó, đội tuyển ở quốc gia tỷ dân chỉ có thể thắng Thái Lan chật vật ở vòng 1/8.
Ở vòng bảng, Trung Quốc cũng thua Hàn Quốc. Thậm chí, chiến dịch thất bại này dẫn tới nghi án bán độ của một số cầu thủ trụ cột. HLV Lippi được cho là đã biết vụ việc và động thái bỏ đi của "Gã đầu bạc" cho thấy phản ứng bất lực của ông.
Marcello Lippi từ chức HLV ĐT Trung Quốc vào tháng 1/2019 sau khi bị loại khỏi Asian Cup và có thông tin các học trò bán độ. Ông trở lại vào tháng 5 cùng yêu cầu Trung Quốc phải sử dụng cầu thủ nhập tịch. Ảnh: Getty.
Hồi tháng 3, U23 Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua vòng loại U23 châu Á dễ dàng khi chỉ phải đối đầu với Lào, Philippines và Malaysia. Song U23 Trung Quốc phải nhờ tới pha lập công của Jiang Shenglong chỉ 6 phút trước khi hết giờ thì mới có thể cầm hòa được Malaysia ở lượt đấu cuối và đi tiếp nhờ hiệu số.
Hồi tháng 5, Trung Quốc tổ chức giải đấu Panda Cup tại Thành Đô với 3 khách mời là U18 Hàn Quốc, Thái Lan và New Zealand. Kết quả là U18 Trung Quốc đứng bét, thua cả 3 trận, thậm chí không ghi được bàn nào.
Thảm họa từ công tác quản lý
Trên BXH các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Á, Chinese Super League (CSL) của Trung Quốc đứng vững vàng ở ngôi vị số một. K.League của Hàn Quốc hay J.League của Nhật Bản không so được về độ mạnh với CSL.
Luận điểm giải VĐQG mạnh tạo ra đội tuyển mạnh hoàn toàn sai ở Trung Quốc. Việc các CLB quá dư dả tiền bạc, và được LĐBĐ Trung Quốc cổ súy việc vung tiền mua ngôi sao khiến CSL tràn ngập những ông sao ngoại quốc nhận lương kếch xù và chiếm chỗ của cầu thủ bản địa.
Carlos Tevez nhận lương cao nhất thế giới tại Trung Quốc (41,5 triệu bảng/năm) nhưng chỉ thi đấu chưa đầy 1 năm. Ảnh: Getty.
Gervinho hay Carlos Tevez là những ngôi sao tiêu biểu nhận lương khủng ở Trung Quốc nhưng không hề đá bóng. Tevez thậm chí còn trải qua ác mộng tại CSL khi bị một số cầu thủ Trung Quốc dọa phải chia bớt tiền lương thì mới chuyền bóng cho. Gervinho thì khẳng định mình phải làm theo yêu cầu này.
Sau thời gian chứng kiến những ngôi sao ngoại quốc tràn ngập, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) đưa ra chính sách hạn chế ngoại binh và tăng cường sử dụng cầu thủ trẻ. Năm 2019, CFA quyết định áp luật một CLB phải sử dụng số cầu thủ U23 đá chính bằng số ngoại binh.
Dẫu vậy thì các đội bóng chấp nhận mất 1 quyền thay người còn hơn là sử dụng cầu thủ U23. Hồi cuối tháng 6, CLB Tianjin Tianhai thay người khi trận đấu chỉ mới diễn ra được vỏn vẹn 15 giây. Cầu thủ bị thay ra là Wen Junjie, 22 tuổi. Anh này cũng không hề bất ngờ khi phải rời khỏi sân dù chưa hề chạm bóng.
Đội bóng Trung Quốc chống chế luật bằng việc thay cầu thủ chỉ sau 15 giây. Ảnh: Weibo.
Khi những trò hề lách luật như thế vẫn diễn ra phổ biến thì CFA tiếp tục tạo ra tâm điểm khi chấp nhận nhập tịch cầu thủ để hướng tới giấc mơ World Cup. Những cầu thủ có gốc gác Trung Quốc được mời chào bỏ quốc tịch cũ để trở thành người của quốc gia tỷ dân. Nico Yennaris trưởng thành từ lò đào tạo của Arsenal, chơi cho các lứa trẻ của Anh nhưng từ bỏ hết để khoác áo Trung Quốc với cái tên Li Ke.
Hồi cuối tháng 8, Trung Quốc còn nhập tịch cho cả một cầu thủ không dính dáng gì đến nước này như Elkesson. Lý do là bởi Elkesson chơi bóng ở Trung Quốc trong 6 năm, ghi tới 134 bàn nhưng chưa một lần khoác áo Brazil.
Tân Chủ tịch CFA, Chen Xuyuan, trong buổi lễ nhậm chức diễn ra hôm 23/8 còn thừa nhận Trung Quốc có thể dùng 9 cầu thủ nhập tịch trong đội hình xuất phát để hiện thực giấc mơ World Cup, mặc kệ những tài năng bản địa.
Sự bất chấp và ấu trĩ này từ CFA khiến bóng đá Trung Quốc lâm vào tình cảnh không lối thoát dù xét về cơ sở vật chất, những học viện bóng đá trẻ tại Trung Quốc không hề thua kém châu Âu, và bóng đá học đường cũng được phổ biến rộng rãi ở quốc gia này.
Elkesson trở thành công dân Trung Quốc và có thể thi đấu cho ĐTQG dù mang 100% dòng máu Brazil. Ảnh: Getty.
HLV Jose Antonio Camacho lừng danh từng tự tin nhấn mạnh khi tới dẫn dắt Trung Quốc: "Trung Quốc hiện là cường quốc thể thao, đứng tốp đầu về huy chương tại các kỳ thế vận hội. Tôi thấy không có lý gì chúng ta lại không tìm được 22 cầu thủ bóng đá tốt trong số 1,3 tỷ người". Camacho đã thất bại. Trung Quốc dưới tay ông từng thua Thái Lan đến 1-5.
6 năm sau ngày Camacho cúi mặt rời Trung Quốc, tình thế dường như không khác là bao với bóng đá ở quốc gia tỷ dân.
Theo Zing
NHM Việt Nam an lòng vì tuyên bố của HLV Park Hang-seo Trả lời phỏng vấn báo chí Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo khẳng định sẽ gắn bó tương lai với Việt Nam chứ không hồi hương. HLV Park Hang-seo vừa gia hạn hợp đồng mới với VFF. Ngay sau khi gia hạn hợp đồng, nhà cầm quân 60 tuổi đã gây tiếng vang lớn, giúp bóng đá Việt Nam vô địch SEA Games sau...