Báo Trung Quốc “hoan hỉ” vì Obama vắng mặt ở APEC
Có vẻ như Trung Quốc đang tranh thủ PR bản thân được càng nhiều càng tốt sau khi Tổng thống Barack Obama hủy các kế hoạch công du châu Á với lí do chính phủ Mỹ đóng cửa.
Với việc Obama quyết định vắng mặt tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, truyền thông nhà nước Trung Quốc tập trung nêu bật vai trò của Chủ tịch nước này, Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2013.
Tờ Bưu điện Washington (Washinton Post) trích bình luận từ một tờ báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc rằng: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành ngôi sao chính trị sáng chói nhất trên trường ngoại giao châu Á. Ngược lại, Mỹ đã mất đi cơ hội quan trọng để thể hiện điều đó”.
“Càng ngày dư luận càng đặt câu hỏi về tầm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực”, tờ báo này bình luận.
Sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa khiến Tổng thống Obama phải hủy các kế hoạch tham dự Hội nghị APEC ở Bali, Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhìn nhận đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh nước này với tư cách đối tác thương mại quan trọng của các nước trong khu vực. Trong khi ông Tập không nhắc gì tới việc Tổng thống Obama vắng mặt tại APEC thì báo chí Trung Quốc tỏ ra vui mừng trước sự kiện này.
“Đã từ lâu Bắc Kinh cảm thấy khó chịu trước chính sách ngoại giao tái cân bằng của Obama ở châu Á, kế hoạch được nhiều người nhìn nhận là nhằm kiềm chế Trung Quốc”, tờ Wen Wei Po ở Hồng Kông, bình luận và cho rằng tình trạng bế tắc chính trị hiện nay ở Washington cho thấy Mỹ sẽ không thể nào có đủ năng lực thực thi chiến lược “Trục châu Á” của mình.
Video đang HOT
“Cuộc đấu đá giữa hai đảng ở Mỹ đã giúp thế giới nhìn thấy mặt tồi tệ nhất của nền dân chủ Mỹ. Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác có thể thấy rõ rằng chiến lược trở lại (châu Á) của Mỹ đã không còn sức mạnh nào”, tác giả Huang Haizhen viết trên tờ Wen Wei Po.
Lê Dung
Theo infonet
TQ vạch mặt 'băng đảng' tham nhũng chóp bu
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, các cuộc điều tra tham nhũng mới đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiết lộ mạng lưới rộng lớn và đầy quyền lực trong lĩnh vực dầu lửa quốc doanh do nhóm các nhà lãnh đạo chóp bu xây dựng và điều hành.
Trong ảnh, ông Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (phải)
Sau khi có thông tin ông Chu Vĩnh Khang nguyên Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đối mặt với điều tra tham nhũng, điều tra lần này nằm vào ông Tưởng Khiết Mẫn - cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và một số quan chức cấp cao khác trong hãng năng lượng nhà nước.
Cuộc điều tra đã làm sáng tỏ việc các nhà quản trị trong 'băng đảng Shengli' đã thao túng mạng lưới của họ hồi mới thành lập như thế nào. Những nhân vật này được cho là các thành viên trong phe cánh của ông Chu Vĩnh Khang.
Ông Tưởng đã công tác tại Công ty Mỏ dầu Shengli (Quảng Đông) hai thập kỷ, kể từ năm 1972. Đây là mỏ dầu lớn thứ hai trên đại lục Trung Quốc. Sau đó, ông Tưởng trở thành phó giám đốc Công ty Mỏ Shengli.
Hiện tại, ông Tưởng đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC), cơ quan giám sát 100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc.
Ông Tưởng có thời gian làm việc chung ngắn ngủi với ông Chu Vĩnh Khang tại mỏ dầu này vào cuối những năm 1980, sau đó nhanh chóng thăng tiến tại CNPC, và giữ chức Chủ tịch từ năm 2006 cho tới tháng 3 năm nay - khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch SASAC.
Ông Tưởng Khiết Mẫn.
Việc điều tra ông Tưởng chủ yếu nhằm vào những ngày ông làm việc tại mỏ dầu Shengli. Điều tra kỷ luật đối với ông này diễn ra chỉ vài ngày sau khi bốn quan chức cấp cao khác của CNPC bị điều tra tham nhũng, trong đó có Li Hualin - phó giám đốc tập đoàn và Phó chủ tịch PetroChina.
Thời gian đầu lập nghiệp, ông Li cũng làm việc tại Mỏ dầu Shengli - giờ đây là một công ty con của Sinopec.
Các nhà phân tích nói rằng ông Chu có thể là nhân vật quyền lực nhất trong 'băng đảng' này vì ông là Bí thư đảng ủy và Tổng giám đốc của Cơ quan Dầu khí Shengli từ năm 1989-1990.
Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cũng đưa tin ông Chu Vĩnh Khang đang phải đối mặt với điều tra tham nhũng nhằm vào cá nhân ông.
Ông Chu đã công tác trong lĩnh vực dầu khí ba thập kỷ trước khi vào bên trong hàng ngũ Đảng Cộng sản năm 2007, và rất nhiều người từng có thỏa thuận công việc với ông tại Mỏ dầu Shengli đều hưởng lợi từ những nghiệp đoàn với các nấc thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Cựu phó Thị trưởng Tứ Xuyên là Guo Yongxiang từng bị điều tra vào cuối tháng Sáu năm ngoái, ông này là một trong những thân tín của ông Châu tại Shengli. Ông Gu, 64 tuổi, đã theo ông Chu trong thời gian làm việc tại CNPC hồi đầu những năm 1990, sau đó lại sát cánh với ông Châu khi ông làm Bộ trưởng tại Bộ các Nguồn lực đất đai từ năm 1998-1999, và tới Tứ Xuyên khi ông Châu làm Bí thư Đảng của Tỉnh trong ba năm, cho tới năm 2002.
Một nhà bình luận chính trị là Hu Xingdou nói rằng sự trỗi dậy của 'băng đảng Shengli' không có gì đáng ngạc nhiên khi nhìn vào mức độ của 'chủ nghĩa thân quen' trong lĩnh vực dầu khí quốc doanh.
Chu Vĩnh Khang được cho là một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Trung Quốc trong vòng thập kỷ qua. Kể từ những năm 1980 tới nay, chưa từng có một Ủy viên thường trực Bộ Chính trị nào của Trung Quốc dù đương chức hay nghỉ hưu bị điều tra vì án kinh tế.
Ông Chu còn được biết tới với vai trò 'đồng minh thân cận' của ông Bạc Hy Lai. Trước khi ông Bạc thất thế, nhiều nguồn tin nói rằng ông Chu đã ủng hộ ông Bạc có một chiếc ghế trong Ủy ban Thường trực và nhiều khả năng là người kế nhiệm ông Chu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng còn nói rằng các cuộc điều tra này đã được dự đoán từ nhiều tháng nay, và sẽ tập trung vào các hợp đồng trong lĩnh vực dầu mỏ và tài sản đã làm lợi cho ông Chu và gia đình của ông này.
Theo VNN
Vì sao Trung Quốc không dễ dàng thống trị châu Á? Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ về cả kinh tế và quân sự, Mỹ đề ra chiến lược "Trục châu Á" và "Không - thủy chiến" để đối phó nhưng giới phân tích cho rằng Mỹ không cần phải quá lo lắng vì Trung Quốc không dễ dàng trở thành quốc gia thống lĩnh châu Á. Trên tờ The Diplomat,...