Báo Trung Quốc giảm nhẹ nỗi lo về lực lượng tàu ngầm Việt Nam
Vừa qua, tạp chí Tàu chiến và tàu buôn của Trung Quốc có bài viết rằng lực lượng tàu ngầm Việt Nam có 3 điểm yếu, 5 cách tác chiến, và Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp đối phó trên Biển Đông. Tạp chí Mỹ The National Interest ngày 29.3 bình luận rằng điều này phản ánh nỗi lo của hải quân Trung Quốc với các tàu ngầm Việt Nam.
Tàu ngầm Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh. Đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam là vũ khí phòng thủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo hữu hiệu, khiến đối phương phải e dè – Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo bài viết trên The National Interest ngày 29.3 của giáo sư Lyle J. Goldstein (Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ), các tàu ngầm Kilo của Việt Nam chính là “ác mộng” của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo tác giả, sự thay đổi đáng kể trong việc cân bằng quyền lực ở khu vực Biển Đông có thể là kết quả từ việc đội tàu ngầm Kilo mới của Hải quân Việt Nam sẵn sàng hoạt động. Hệ thống vũ khí này đủ mạnh, đơn hàng đặt đóng 6 tàu ngầm từ Nga là đủ lớn, và việc triển khai hoạt động đội tàu ngầm này sẽ sẵn sàng trong năm tới (đặc biệt là khi lực lượng hải quân Việt Nam trong lịch sử thường không mạnh) theo giả thiết có thể làm thay đổi sự cân bằng quyền lực trên Biển Đông.
Giáo sư Goldstein viết rằng hồi tháng 2.2015, tạp chí Tàu chiến và tàu buôn của Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc có bài viết rằng lực lượng tàu ngầm Việt Nam có 3 điểm yếu.
Bài báo của tạp chí Trung Quốc nói rằng Hải quân Việt Nam thiếu kinh nghiệm với “loại tàu ngầm thông thường cỡ lớn” bao gồm không chỉ về hoạt động điều hành, mà còn về khâu hậu cần và công tác bảo trì. Trong một đoạn có thể gọi là “dìm hàng”, bài báo viết “…nếu tàu ngầm không được sử dụng đúng cách, nó không chỉ sẽ trở nên vô dụng trong chiến đấu, mà việc thiếu trình độ nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của thủy thủ đoàn” (?).
Với kinh nghiệm đã mua và sử dụng tàu ngầm lớp Kilo (đời đầu) của Nga trong những năm 1990, không ngạc nhiên khi các nhà phân tích hải quân Trung Quốc thể hiện kiến thức sâu sắc về quy trình và những thách thức liên quan đến các tàu ngầm thế này, theo National Interest.
Bài báo của Trung Quốc cho rằng, ba bước quan trọng được mô tả trong quá trình sử dụng tàu ngầm là: đào tạo thuyền viên, huấn luyện tại bến và huấn luyện trên biển. Cần lưu ý rằng trước khi các thủy thủ được tập trung đào tạo thì các chuyên gia Việt Nam đã nghiên cứu quy trình sản xuất tại các nhà máy chế tạo tàu ngầm ở St. Petersburg, Nga.
Việc huấn luyện tại bến cũng liên quan đến một phần lý thuyết, tiếp theo là làm việc với các thiết bị mô phỏng, và cuối cùng là thực hành trên tàu ngầm để làm quen với các hệ thống phức tạp của tàu. Theo bài báo của Trung Quốc: “…Trong quá trình tiếp nhận các tàu ngầm Nga, đơn giản là không đủ thời gian để kiểm tra tất cả các lĩnh vực của tàu… và những vấn đề với thiết bị của tàu có thể phát sinh sau này và sẽ dần dần được phát hiện trong quá trình huấn luyện trên biển…”.
Trọng tâm phân tích của tạp chí Trung Quốc là kế hoạch bố trí nơi đậu của các tàu ngầm Việt Nam. Cơ sở cũ của Nga tại Vịnh Cam Ranh được xem là vị trí hợp lý nhất. Cần lưu ý rằng thời Chiến tranh Lạnh, các tàu ngầm hạt nhân và tàu chiến cỡ lớn của Liên Xô thường đến Cam Ranh, căn cứ ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô, nên các cơ sở hạ tầng ở đây là khá đầy đủ. Theo phân tích này, một trung tâm đào tạo tàu ngầm được số hóa đầy đủ đã hoạt động từ tháng 4.2013. Hàng trăm kỹ sư Nga dường như đang làm việc tại cơ sở này, có thể chứa đến 30 thiết bị mô phỏng khác nhau về tàu ngầm.
Giáo sư Goldstein cũng cho biết một phân đoạn thú vị của bài phân tích trên tạp chí Trung Quốc là cố phác thảo 5 cách tác chiến mà Việt Nam có thể triển khai với lực lượng tàu ngầm của mình.
Đầu tiên, cần lưu ý rằng Việt Nam có truyền thống lâu đời về việc sử dụng đặc công nước từng hoạt động chống lại các tàu Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Video đang HOT
Cách thứ hai và quan trọng hơn, các tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo được xem là có vai trò răn đe chính: “…Trên vùng biển lớn, sẽ rất khó khăn để dò tìm được những chiếc tàu ngầm chạy cực êm như thế này… Vì vậy, các nước khác thường không muốn gặp rủi ro khi đưa tàu mặt nước vào các vùng biển nhạy cảm như vậy, và do đó có thể đạt được mục tiêu ngăn chặn bằng tàu ngầm”.
Cách thứ ba được mô tả là “hoạt động phục kích”, tức các tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể phục sẵn ở trước các cảng biển của đối phương, và đó là một vũ khí khá lý tưởng để hỗ trợ chiến lược “chống xâm nhập” của Việt Nam. Nhưng báo Trung Quốc nói thêm rằng vũ khí của tàu ngầm Việt Nam thì có tầm hoạt động hạn chế.
Cách thứ tư là thực hiện các hoạt động phong tỏa. Theo đó, lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ có năng lực “phá hủy các tuyến lưu thông hàng hải của kẻ thù ” chỉ trong vòng 5-6 năm. “Các kế hoạch mới nhất của hải quân Việt Nam gợi ý rằng trong trường hợp xảy ra một cuộc đụng độ hải quân Trung Quốc – Việt Nam, thì Việt Nam sẽ phong tỏa các tuyến đường biển qua eo biển Malacca”, theo bài báo của Trung Quốc.
Cách thứ năm, lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ tìm kiếm một “ưu thế khu vực”. Điều này sẽ khả thi ngay bây giờ, bởi vì lực lượng tàu ngầm mới của Việt Nam “sẽ có một quy mô nhất định”.
Báo Trung Quốc cho rằng tàu ngầm Việt Nam có vai trò răn đe chính, một vũ khí khá lý tưởng để hỗ trợ chiến lược “chống xâm nhập” – Ảnh: Mai Thanh Hải
Và để đối phó với các nguy cơ từ lực lượng tàu ngầm Việt Nam, bài báo của tạp chí Trung Quốc khoe rằng hải quân Trung Quốc đã và đang có cách đối phó, chẳng hạn triển khai tàu hộ vệ săn ngầm lớp 056 (với 17 chiếc). Chiếc đầu tiên có số hiệu 593 đã được triển khai vào tháng 11.2014, trang bị hệ thống dò tìm sonar hiện đại, và có các vũ khí săn ngầm tốt. Dự kiến đến cuối năm 2015 Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động thêm 2 chiếc 056 nữa.
Máy bay tuần biển mới của Trung Quốc, chiếc Gaoxin-6, được cho là có thể đối phó với mối đe dọa từ các tàu ngầm Việt Nam. Cùng với việc tàu ngầm Trung Quốc rình rập gần các căn cứ hải quân của Việt Nam, cũng như các vệ tinh giám sát, tạp chí của Trung Quốc còn nhấn mạnh thêm về việc bố trí hệ thống giám sát dưới biển mới đây của Trung Quốc. Hệ thống dò âm thanh ở đáy biển nay được xác nhận là đã triển khai ở Biển Đông, được cho là có công nghệ ngang với các hệ thống hàng đầu thế giới.
Giáo sư Goldstein nhận xét rằng nhìn chung bài viết của tạp chí Trung Quốc là đại diện cho giọng điệu của những bài báo của hải quân Trung Quốc viết về Việt Nam và Biển Đông nói chung. Nó phản ánh mối quan ngại về tàu ngầm của Việt Nam nhưng cũng tự tin rằng Trung Quốc đã có có các tình huống đối phó trong tay.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp 056 của Trung Quốc được biên chế cho hạm đội Nam Hải – Ảnh: china-defense.blogspot
Việc dò tìm và theo dõi tàu ngầm là rất khó khăn, chỉ một số cường quốc mới đủ khả năng. Trong ảnh là tàu ngầm Trung Quốc đang di chuyển trên Biển Đông bị máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ phát hiện và theo dõi năm 2014 – Ảnh: Clip Hải quân Mỹ
Vụ giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hồi tháng 5.2014 ngang nhiên hạ đặt trên vùng biển Việt Nam đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam hết sức căng thẳng. Giáo sư Goldstein cho rằng giá dầu xuống dốc có thể giúp làm giảm nhiệt căng thẳng trên Biển Đông một thời gian dài.
Nhưng thay vì tìm cách tận dụng lợi thế của những căng thẳng vẫn còn rõ ràng trên Biển Đông, Mỹ cần phải nắm bắt các cơ hội về ngoại giao để thúc đẩy sự kiềm chế, trong đó đặc biệt tạo điều kiện cho các biện pháp xây dựng lòng tin, cũng như kêu gọi các cuộc đàm phán song phương, nhằm không chỉ để quản lý mà còn thực sự giải quyết những vấn đề gai góc ở khu vực này, theo giáo sư Goldstein.
Theo Thanh Niên
Chùm ảnh tàu ngầm Bà Rịa Vũng Tàu đang được thi công
Ngày 23.3, diễn đàn bmpd (Nga) đăng chùm ảnh Nhà máy đóng tàu Admiralty tại St. Petersburg làm lễ khởi công đóng chiếc tàu ngầm lớp Lada thứ 3 cho Hải quân Nga, bên cạnh việc thi công tàu ngầm Kilo 636.1 thứ 6 của Việt Nam là chiếc Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quan khách xem tàu ngầm Kilo 636.1 Bà Rịa - Vũng Tàu (phải) đang thi công tại Nhà máy Admiralty ngày 19.3.2015 - Ảnh: bmpd
Ngày 19.3.2015 qua, Nhà máy Admiralty làm lễ khởi công đóng tàu ngầm lớp Lada thứ 3 cho hải quân Nga là chiếc Velykiye Luki. Trước đó chiếc tàu ngầm Lada thứ 2 là Kronstadt cũng bắt đầu được tái khởi đóng năm 2014.
Như vậy Nhà máy Admiralty hiện đang thi công 3 tàu ngầm cùng lúc, là 2 chiếc tàu ngầm lớp Lada (hiện đại hơn lớp Kilo khi dùng động cơ chạy không cần không khí, và nhẹ hơn) và chiếc Bà Rịa - Vũng Tàu của Hải quân Việt Nam (lớp Kilo 636.1).
Hai tàu ngầm lớp Lada nói trên của Hải quân Nga thực ra đã bắt đầu khởi công từ năm 2005 và 2006, nhưng sau đó năm 2009 việc đóng 2 tàu này bị hoãn lại, vì Hải quân Nga muốn xem chiếc đầu tiên là St.Petersburg chạy thử nghiệm như thế nào. Và trong thời gian đó tàu St.Petersburg thường bị trục trặc phần động cơ, và thiết kế tàu cũng có vấn đề.
Sau khi khắc phục các vấn đề trên, viện thiết kế Rubin chỉnh sửa lại thiết kế các tàu lớp Lada, Hải quân Nga mới cho ký tiếp hợp đồng đóng tàu ngầm lớp Lada để thay thế tàu ngầm lớp Kilo. Tháng 7.2013 hải quân Nga ký hợp đồng đóng tàu Lada thứ 2 là Kronstadt, và cuối năm 2014 ký đóng chiếc thứ 3 là Velykiye Luki.
Chiếc tàu ngầm lớp Lada đầu tiên là Saint Petersburg đã được nghiệm thu, đưa vào phục vụ Hạm đội Phương Bắc.
Lễ khởi công đóng tàu ngầm lớp Lada thứ 3, chiếc Velykiye Luki cho Hải quân Nga tại Nhà máy Admiralty (St.Petersburg, Nga) ngày 19.3.2015. Bên trái là tàu ngầm Velykiye Luki, bên phải là tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu, ở giữa là tàu ngầm lớp Lada thứ 2 - chiếc Kronstadt
Tàu ngầm lớp Lada (Dự án 677, là tàu ngầm thế hệ thứ 4) chạy bằng động cơ không dùng không khí (AIP) nên có thể ở dưới mặt nước rất lâu mà không phải nổi lên nổ máy nạp điện cho hệ thống pin như tàu diesel - điện lớp Kilo. Ngoài ra tàu lớp Lada chỉ có 1 lớp vỏ nên nhẹ hơn tàu lớp Kilo (2 lớp vỏ), lượng choán nước chỉ 1.765 tấn so hơn 3.000 tấn của tàu Kilo. Tàu lớp Lada còn có khả năng tàng hình tốt hơn Kilo.
Tàu lớp Lada dài 66,8 m, ngang rộng nhất 7,1 m, lượng choán nước 1.765 tấn, lặn sâu 300 m, tốc độ di chuyển tối đa khi lặn là 39 km/giờ. Nếu di chuyển trong lòng biển với động cơ AIP thì đi xa được 1.046 km (với tốc độ 5,5 km/giờ) không cần nổi lên mặt nước. Còn di chuyển bình thường có ống hơi thì có thể đi xa 9.656 km (tốc độ 13 km/giờ). Thủy thủ đoàn 35 người, thời gian hoạt động trên biển 45 ngày. Tàu vũ trang 6 ống phóng ngư lôi (18 quả), cùng tên lửa chống hạm như tàu Kilo.
Tàu ngầm lớp Lada dự tính thay thế tàu ngầm lớp Kilo (ra đời từ cuối những năm 1970) từ cuối những năm 1990, nhưng do vấn đề động cơ và thiết bị điện tử với chiếc đầu tiên là Saint Petersburg nên thời hạn thay thế bị chậm lại. Trong thời gian này Hải quân Nga tiếp tục đóng thêm 6 tàu ngầm Kilo 636.3 cho Hạm đội Biển Đen và đây là những tàu lớp Kilo cuối cùng của Hải quân Nga.
Bên phải là phần mũi của tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu
Phần mũi tàu Bà Rịa - Vũng Tàu đang thi công
Nhà máy Admiralty đang thi công cùng lúc 3 tàu ngầm, 2 cho Hải quân Nga (trái, giữa) và 1 cho Việt Nam (phải)
Tàu ngầm lớp Lada đầu tiên của Hải quân Nga, chiếc Saint Petersburg - Ảnh: Viện thiết kế Rubin
Theo Thanh Niên
Tàu ngầm Kilo Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa Club-S như Kilo Việt Nam Nga sẽ nâng cấp các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ để mang được tên lửa hành trình Club-S loại tấn công đất liền, theo thông báo của ông Igor Vilnit, tổng giám đốc Viện thiết kế tàu ngầm Rubin của Nga. Tàu ngầm Kilo 877EKM của Ấn Độ, chiếc Singhu - Ảnh: AFP Theo hãng tin Interfax, ông Vilnit cho biết điều...