Báo Trung Quốc dọa buộc Australia trả giá vì mua tàu ngầm Pháp
Tờ báo nhà nước Trung Quốc cảnh báo quyền lợi của Australia sẽ bị tổn hại nếu nước này dùng tàu ngầm mua của Pháp gây sức ép lên Bắc Kinh.
Tàu ngầm lớp Collins của Australia. Ảnh: theaustralian.com.au
Le Parisien trích dẫn một bài viết trên Global Times hôm qua cho biết Bắc Kinh sẽ tăng cường khả năng phản công nếu Australia sử dụng các tàu ngầm mua của Pháp để xâm hại quyền lợi của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Chính quyền Canberra biết rõ rằng chương trình mua sắm tàu ngầm của mình nằm trong ván cờ địa chính trị tại châu Á-Thái Bình Dương và sẽ sử dụng chúng như một phương tiện mặc cả quyền lợi địa chính trị trong khu vực”, bài báo nhấn mạnh
Video đang HOT
Lo ngại Australia sẽ hỗ trợ Mỹ trong chiến dịch xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, đe dọa đến tham vọng kiểm soát Biển Đông của Bắc Kinh, Global Times cho rằng nếu các tàu ngầm mới của Canberra tham gia gây sức ép quân sự trên biển, Trung Quốc buộc phải tăng cường khả năng phản công và cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia của Australia.
Tờ báo cũng lưu ý rằng Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra.
Ngày 26/4 tập đoàn đóng tàu quốc gia DCNS của Pháp đã chiến thắng trước hai đối thủ đến từ Nhật và Đức để giành được hợp đồng cung cấp cho hải quân Australia 12 tàu ngầm tối tân loại Barracuda, trị giá gần 40 tỷ USD.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Pháp thắng thầu đóng 12 tàu ngầm 40 tỷ USD cho Australia
Gói thầu trị giá 40 tỷ USD xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Australia thuộc về nhà thầu hải quân Pháp DCNS.
Tàu ngầm lớp Collins của Australia. Ảnh: theaustralian.com.au
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull sẽ tuyên bố nhà thầu chiến thắng trong hôm nay, nhưng hai nguồn tin gần gũi với dự án đóng 12 tàu ngầm của Australia nói với Reuters rằng Pháp đã thắng. Hai đối thủ khác cạnh tranh với Pháp là Nhật Bản và Đức.
Nhà thầu DCNS giới thiệu tàu ngầm 5.000 tấn phiên bản sử dụng động cơ diesel-điện của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda với trợ giá tốt. Nhật Bản đưa ra phiên bản tàu ngầm 4.000 tấn lớp Soryu còn Đức giới thiệu tàu ngầm 2.000 tấn loại Type 214.
Nếu Australia ký hợp đồng với Nhật, điều này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng có thể khiến Bắc Kinh mếch lòng. Vì vậy, đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Pháp thắng thầu.
Australia tăng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ lợi ích chiến lược và thương mại trong lúc Mỹ và đồng minh quan ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giới quan sát từng dự đoán phải đến cuối năm Australia mới ra quyết định lựa chọn đối tác đóng tàu ngầm, nhưng cuộc bầu cử 2/7 tới đã khiến Thủ tướng Turnbull đẩy nhanh tiến trình. Gói thầu đóng 12 tàu ngầm sẽ mang lại hàng ngàn việc làm ở miền nam Australia, có thể mang đến nhiều phiếu bầu cho chính phủ.
Canberra muốn thay thế các tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Collins, ngừng sử dụng vào năm 2026. Thế hệ tàu ngầm mới dự kiến có khả năng tàng hình và hệ thống cảm biến hiệu suất cao, thời gian và tầm hoạt động tương đương lớp Collins.
Văn Việt
Theo VNE
Australia tăng chi tiêu quốc phòng, mạnh tay sắm 12 tàu ngầm Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết nước này sẽ công bố đối tác bán tàu ngầm cuối năm nay, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng hơn 21 tỷ USD. Australia sắp mua thêm 12 tàu ngầm. Ảnh minh họa: SMH Khoản chi phí dành cho quốc phòng trong 10 năm tới tăng gần 30 tỷ đô la Australia, tương đương 21,57...