Báo Trung Quốc đe dọa Australia
Global Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Australia “nằm trong tầm bắn tên lửa”, sau khi nước này diễn tập chung với Nhật, Pháp, Mỹ.
Hải quân Australia, Pháp, Mỹ và Nhật tham gia diễn tập chung ngoài khơi biển Hoa Đông từ 11/5 tới 17/5, trong đó thủy thủ tàu HMAS Parramatta của Australia tham gia nội dung đổ bộ lên đảo xa và thực hành chống tàu ngầm.
Đáp lại, Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chỉ trích cả 4 quốc gia tham gia diễn tập và gọi Australia là “yếu kém”, “tầm thường về mặt quân sự”.
Tàu hộ vệ tên lửa Triều Châu của Trung Quốc khai hỏa vào máy bay mục tiêu trong cuộc huấn luyện trên biển ngày 29/4. Ảnh: Quân đội Trung Quốc.
Tờ báo dẫn lời chuyên gia quân sự Tống Trung Bình rằng “quân đội Australia quá yếu để có thể trở thành đối thủ xứng tầm Trung Quốc”.
“Nếu Australia dám can thiệp vào một cuộc xung đột quân sự như ở eo biển Đài Loan, lực lượng của họ sẽ là bên đầu tiên bị tấn công”, ông Tống nói. “Australia đừng nghĩ tới việc thoát khỏi Trung Quốc nếu dám khiêu khích”.
Chuyên gia Trung Quốc này còn cho rằng cuộc diễn tập chung của hải quân 4 nước “không phải là mối đe dọa với Trung Quốc, vì chỉ là đám ô hợp”.
Các tác giả bài xã luận còn cho rằng quân đội Trung Quốc “không cần đáp trả” vì cuộc diễn tập “chỉ mang tính biểu tượng, không có nhiều ý nghĩa về mặt quân sự”.
Global Times cũng nhắc lại rằng “Australia nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 Trung Quốc”. Hồi tuần trước, tờ báo này cũng khuyên Canberra “xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa” sau khi cảnh báo Trung Quốc sẽ phát động một cuộc tấn công vào “lãnh thổ Australia”.
Tờ báo còn dẫn lời chuyên gia khác chỉ trích những quốc gia khác tham gia diễn tập như Pháp, khi cho rằng quốc gia này “không có lợi ích cốt lõi ở Tây Thái Bình Dương”. Nhật Bản bị chế giễu vì “có tư duy Chiến tranh Lạnh lỗi thời và sẽ chỉ gây chia rẽ, đối đầu”.
Dàn tên lửa trên tiêm kích F-16 Mỹ ở Biển Đông
Biên đội F-16CM Mỹ mang tổng cộng 24 quả tên lửa đối không AIM-120 và AIM-9 khi tiến xuống Biển Đông hội quân với tàu sân bay Theodore Roosevelt.
Hải quân Mỹ hôm 12/4 điều biên đội 4 tiêm kích F-16CM từ căn cứ ở Nhật Bản vượt quãng đường hàng nghìn km tới hội quân với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông, phía nam đảo Đài Loan. Sau khi diễn tập với tàu sân bay, nhóm tiêm kích này quay về căn cứ ở Nhật.
Hình ảnh được tài khoản marq93hispeed chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 18/4 cho thấy biên đội tiêm kích F-16 đáp xuống căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản sau đợt diễn tập trên Biển Đông.
Ảnh cận cảnh cho thấy các tiêm kích F-16 này được trang bị cấu hình chiến đấu trên không tối đa, với 5 tên lửa đối không tầm trung AIM-120C-7 AMRAAM, một quả đạn tầm ngắn AIM-9M hoặc 9X, cùng hai thùng dầu phụ để tăng tầm bay.
Dưới bụng máy bay là cụm thiết bị phòng thủ điện tử AN/ALQ-184. Bộ chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-213 gắn bên trái cửa hút gió cho thấy đây là những chiếc F-16CM chuyên làm nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương.
Tiêm kích F-16CM đáp xuống căn cứ Yokota sau chuyến bay ở Biển Đông hôm 12/4. Ảnh: Twitter/marq93hispeed .
"Toàn bộ tên lửa đều là đạn thật, thay vì chỉ là mô hình trong những chuyến huấn luyện. Đây là điều ít gặp, đặc biệt là với lực lượng đóng quân tại Nhật Bản. Nó cho thấy đây không chỉ là chuyến huấn luyện tầm xa, mà còn là tín hiệu phát đến Trung Quốc, thậm chí là nhiệm vụ mang tính đề phòng", chuyên gia quân sự Thomas Newdick nhận xét.
Đợt hội quân giữa nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt và biên đội F-16CM diễn ra cùng ngày quân đội Trung Quốc triển khai 25 máy bay tiến vào vùng nhận diện phòng không ở tây nam đảo Đài Loan. Quan chức cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết máy bay quân sự Trung Quốc đại lục đã mô phỏng các đợt công kích tàu chiến Mỹ.
Chuyến bay của biên đội F-16 nằm trong loạt phản ứng của Mỹ trước các động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có triển khai hàng trăm tàu vỏ sắt neo đậu trái phép tại bãi Ba Đầu trong khu vực lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines, đồng minh của Mỹ, cũng tuyên bố chủ quyền với bãi Ba Đầu.
Mỹ và Philippines điều tàu cùng máy bay ra Biển Đông nhằm phát tín hiệu cảnh báo với đội tàu Trung Quốc, thậm chí Bộ Ngoại giao Mỹ còn tuyên bố không loại trừ phương án "sử dụng vũ lực" nếu lực lượng vũ trang hay tàu công vụ của Philippines bị tấn công trên Biển Đông.
Một tuần tàu sân bay Mỹ - Trung dằn mặt nhau trên Biển Đông. Đồ họa: Việt Chung .
Mỹ sở hữu nhiều tiêm kích hiện đại hơn, song quân đội Trung Quốc lại có lợi thế về mặt địa lý. Trung Quốc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự gần đảo Đài Loan, một số cách hòn đảo chỉ hơn 100 km. Trong khi đó, Mỹ duy trì ít căn cứ gần đảo Đài Loan và không nằm trong phạm vi dưới 800 km so với vị trí quân đội Trung Quốc có thể đổ bộ ở phía nam hòn đảo.
"Động thái mang tên lửa cho thấy Mỹ có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu ở gần đảo Đài Loan và những điểm nóng trong khu vực, nhấn mạnh khả năng triển khai sức mạnh không quân từ những căn cứ xa xôi khi xảy ra khủng hoảng", Newdick nhận xét.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự David Axe thì cho rằng việc triển khai tiêm kích từ khoảng cách quá xa lại bộc lộ điểm yếu của Mỹ, bởi mỗi chiếc F-16 cần ít nhất một máy bay tiếp dầu hỗ trợ để bay từ Nhật tới Biển Đông. Điều này làm tăng nguy cơ các tiêm kích Mỹ bị lộ vị trí, trong khi những chiếc máy bay tiếp dầu dễ bị phòng không đối phương tấn công.
EU lập chiến lược đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương EU lên kế hoạch hiện diện hải quân "có ý nghĩa" tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy. Tại cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/4, ngoại trưởng các nước thành viên dự kiến thông qua văn kiện đầu tiên đưa ra chiến lược toàn diện của tổ...