Báo Trung Quốc đăng ảnh ám chỉ Australia ‘núp bóng’ Mỹ
Global Times đăng ảnh kangaroo đứng dưới bóng đại bàng, ám chỉ Australia nghe theo chỉ đạo từ Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc.
Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 6/12 đăng bài viết có tựa đề “Australia trong gọng kìm Mỹ về chiến lược Trung Quốc”, với ảnh minh họa là một con kangaroo đứng trước bóng con đại bàng trên nền đỏ.
“Rõ ràng Australia đã trở thành con tốt trong chiến lược khu vực của Mỹ những năm gần đây, đặc biệt là dưới thời chính quyền Trump. Trong chiến dịch tấn công Huawei, Australia đã nổ phát súng đầu tiên và lấy công với Mỹ”, Global Times viết.
Tài khoản Twitter của Global Times sau đó tiếp tục chia sẻ bài viết kèm lời bình: “ Thế giới ngày càng nhận thức được rằng việc xây dựng các liên minh hiếu chiến đã lỗi thời. Các quốc gia tuân theo cây gậy của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc phải biết rằng chính họ đang tự đặt mình vào thế khó xử”.
Theo News.com.au , bức ảnh do Global Times đăng tải ám chỉ việc Australia “núp bóng” Mỹ, bởi kangaroo và đại bàng là những hình ảnh đại diện cho hai nước.
Global Times đăng ảnh một con chuột túi đứng núp bóng con đại bàng. Ảnh: Global Times.
Video đang HOT
Động thái của Global Times được thực hiện trong bối cảnh quan hệ Canberra – Bắc Kinh đang trở nên nghiêm trọng do bức ảnh giả về lính Australia của một họa sĩ “chiến lang” Trung Quốc.
Bức ảnh giả mô tả cảnh một binh sĩ Australia tươi cười kề dao vào cổ một em bé Afghanistan đã được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng lên Twitter, khơi màu “khẩu chiến” hai nước.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên án “hình ảnh giả mạo” này là hành vi “thực sự đáng chê trách” và “xúc phạm”. Ông nói thêm chính phủ Australia đang yêu cầu Trung Quốc xin lỗi cũng như đề nghị Twitter gỡ bài đăng được ghim đầu trang của ông Triệu.
Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối xin lỗi, cho rằng chính Australia mới là bên phải hổ thẹn vì những hành động gây ra với dân thường Afghanistan.
Quan hệ Australia – Trung Quốc gần đây trở nên nghiêm trọng khi Bắc Kinh áp loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với hàng hóa Australia cũng như liên tục công kích nước này về một loạt vấn đề.
Sự căng thẳng trong quan hệ song phương dường như nảy sinh kể từ khi Canberra đối đầu với sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Đặc nhiệm Australia uống bia bằng chân giả của phiến quân
Hình ảnh mới công bố cho thấy đặc nhiệm Australia có truyền thống uống bia đựng trong chân giả của phiến quân Taliban tử trận tại Afghanistan.
Một số bức ảnh do Guardian thu được cho thấy một binh sĩ, người vẫn đang phục vụ trong quân đội Australia, uống bia đựng trong một cái chân giả trong "quán bar chui" có tên gọi Fat Lady's Arms. Quán bar này được binh sĩ Australia tự ý lập bên trong căn cứ lực lượng đặc nhiệm Australia ở Tarin Kowt, thủ phủ tỉnh Uruzgan, Afghanistan năm 2009.
Một binh sĩ Australia uống bia bằng chân giả trong quán bar tại Afghanistan năm 2009. Ảnh: Guardian .
Trong một bức ảnh khác, hai binh sĩ đang nhảy với cái chân giả này. Đây là những bức ảnh đầu tiên được công bố xác nhận thông tin trước đó về truyền thống dùng chiếc chân giả trên để uống bia của lính đặc nhiệm Australia.
Chân giả này được cho là thuộc về một tay súng Taliban bị giết trong cuộc tấn công của Lực lượng Đặc nhiệm Không quân Australia (SAS) tại Kakarak ở Uruzgan tháng 4/2009. Lính SAS có thể đã coi nó như một chiến lợi phẩm rồi mang về lưu giữ trong quán bar, nơi khách đôi khi dùng để uống bia.
Cái chân sau đó được gắn trên một tấm bảng bằng gỗ dưới tiêu đề Das Boot, cùng với Thập tự sắt, huân chương được sử dụng thời Đức Quốc xã. Một cựu quân nhân nói với Guardian rằng cái chân giả này theo đội đặc nhiệm mọi lúc. "Bất cứ nơi nào Fat Lady's Arms được dựng lên, đó là nơi chiếc chân được cất giữ và thỉnh thoảng được dùng để uống bia", người này nói.
Một số binh sĩ nói rằng "phong tục" này được các sĩ quan cấp cao chấp thuận và thậm chí một số sĩ quan cũng tham gia. Lính Australia bị nghiêm cấm mang "chiến lợi phẩm" ra khỏi chiến trường hay giữ lại chúng.
Một số sĩ quan cấp cao tỏ ra tức giận, nói rằng họ bị chỉ trích bất công trong báo cáo của thẩm phán tòa án quân sự Australia Paul Brereton khi bị cho rằng đã chấp nhận "phong tục" như vậy trong lực lượng đặc nhiệm SAS, dù thực tế các sĩ quan đã biết về việc này trong nhiều năm qua. Báo cáo của Brereton cho thấy "văn hóa chiến binh" đã góp phần tạo môi trường cho "tội ác chiến tranh".
Hai binh sĩ Australia tạo dáng với cái chân giả trong quán bar ở Afghanistan năm 2009. Ảnh: Guardian .
Tin đồn về những bức ảnh chụp cảnh lính đặc nhiệm uống bia bằng chiếc chân giả từ lâu đã lan truyền trong cộng đồng đặc nhiệm Australia. Nhiều hãng truyền thông đã đưa tin về sự tồn tại của cái chân giả, song đây là lần đầu tiên những bức ảnh được tiết lộ.
Thông tin được đưa ra sau khi thẩm phán Brereton công bố báo cáo điều tra gây chấn động, cho biết nhiều lính đặc nhiệm Australia đã có hành vi sát hại, hành quyết 39 tù nhân và dân thường Afghanistan.
Thẩm phán Brereton đề nghị truy tố hình sự và thu hồi huy chương của các binh sĩ liên quan đến các vụ hành quyết, bồi thường lập tức cho nạn nhân và gia đình của họ, thu hồi bằng khen các đơn vị có liên quan thuộc Nhóm Tác chiến Đặc biệt.
Sau khi báo cáo được công bố, Bộ trưởng Quốc phòng Angus Campbell thông báo sẽ tước bằng khen với các binh sĩ phục vụ trong Nhóm Tác chiến Đặc nhiệm từ năm 2007 đến năm 2013.
Tuy nhiên, người thân của các lính đặc nhiệm tử trận trong gian đoạn này tỏ ra tức giận, cho rằng đây là quyết định "cào bằng" và ảnh hưởng đến những người vô can. Bộ trưởng Campbell sau đó cho biết ông chưa đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào về các khuyến nghị trong báo cáo của Brereton.
Australia triển khai đặc nhiệm chiến đấu cùng quân đội Mỹ và đồng minh tại Afghanistan từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Các lực lượng này rút về nước vào năm 2014.
Họa sĩ chiến lang châm ngòi 'khẩu chiến' Australia - Trung Quốc Họa sĩ Trung Quốc Fu Yu tạo ra bức ảnh giả về binh sĩ Australia giết trẻ em Afghanistan, châm ngòi cuộc khẩu chiến giữa hai nước. Bức ảnh giả của Fu Yu mô tả hình ảnh một binh sĩ Australia tươi cười trong lúc cầm con dao dính máu kề vào cổ một em bé Afghanistan đang ôm cừu. Bức ảnh được...