Báo Trung Quốc: Chiến đấu cơ tàng hình J-20 lộ 3 điểm yếu lớn
J-20, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của không quân Trung Quốc, có 3 điểm yếu lớn cần phải khắc phục trước khi sẵn sàng đi vào hoạt động, tờ Thời báo Hoàn cầu nhận định.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn cầu, điểm yếu lớn đầu tiên là động cơ. Hiện Trung Quốc không thể thiết kế và chế tạo các động cơ đủ mạnh cho các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nguyên mẫu J-20 hiện thời sử dụng động cơ AL-31F do Nga chế tạo. Tuy nhiên, các phi công Trung Quốc điều khiển máy bay chiến đấu J-10 sử dụng động AL-31F đã gặp phải vài vụ tai nạn liên quan tới độ tin cậy kém.
Hơn nữa, nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào các động cơ do Nga chế tạo, Bắc Kinh sẽ không bao giờ có thể vận hành các máy bay chiến đấu mà không bị ảnh hưởng từ Mátxcơva, tờ báo viết. Do vậy, Thời báo Hoàn cầu cho rằng các kỹ sư Trung Quốc nên thiết kế động cơ của riêng mình thông qua việc nghiên cứu công nghệ của Nga.
Điểm yếu thứ 2 là thiết kế thân của J-20 dường như không phù hợp. Mặc dù khoang vũ khí được thiết kế đủ rộng để mang các loại vũ khí khác nhau nhưng các các cánh của máy bay dường như quá nhỏ. Việc thiết kế thân máy bay thiếu phù hợp về khí động học làm ảnh hưởng tới khả năng tàng hình và cơ động của J-20.
Video đang HOT
Điểm yếu cuối cùng là 2 động cơ của J-20 được đặt quá gần nhau và có thể gây ra gió xoáy nguy hiểm khi hoạt động ở tốc độ cao.
Với 3 điểm yếu lớn trên, Thời báo Hoàn cầu cho rằng J-20 còn lâu mới có thể đi vào hoạt động. Theo tờ báo, tại các quốc gia phương Tây, thường phải mất từ 5-8 năm mới có thể đưa một thiết kế nguyên mẫu máy bay chiến đấu đi vào hoạt động.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Trung Quốc lớn tiếng nói Nhật "đạo đức giả" trong tranh cãi vùng phòng không
Trong một giọng điệu cực đoan, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đã chỉ trích Nhật Bản "đạo đức giả và hỗn xược" khi phàn nàn về vùng phòng không mới mà Bắc Kinh mới thiết lập trên vùng biển tranh cấp giữa 2 cường quốc châu Á.
Vùng phòng không (đường màu đỏ) mà Trung Quốc mới thiết lập ở Hoa Đông.
Trong bài viết đăng tải hôm nay 25/11, hãng tin Xinhua của nhà nước Trung Quốc viết Bắc Kinh "mạnh mẽ" phản đối phản ứng của Tokyo đối với "vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ). Xinhua dẫn lời phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương gọi các bình luận của Nhật Bản là "không có cơ sở và hoàn toàn sai trái".
Ông Tần Cương cũng hối thúc Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề này và cho biết Bắc Kinh đã gửi thư phản đối lên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke về phản ứng của Trung Quốc, yêu cầu Washington "không đưa thêm bình luận không thích hợp nào nữa", Xinhua viết.
Tờ Thờ báo Hoàn cầu, có liên hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng tham gia vào cuộc tranh luận về ADIZ. Trong một bài xã luận đăng tải ngày 25/11, tờ báo đã cáo buộc Nhật Bản hai mặt khi thiết lập ADIZ của riêng mình, cách Nga 50 km và cách Trung Quốc 130 km.
"Tokyo đạo đức giả và hỗn xược trong lời phàn nàn với Bắc Kinh", bài xã luận viết. "Trung Quốc có mọi lý do chính đáng và hợp pháp để thiết lập vùng phòng không riêng".
Tờ báo khẳng định rằng "Washington đã đưa ra phản ứng mập mờ", đồng thời cảnh báo người láng giềng Nhật Bản.
"Nếu Nhật Bản điều các máy bay chiến đấu để chặn các chiến đấu cơ Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng vệ khẩn cấp", Thời báo Hoàn cầu viết.
"Trung Quốc chưa tuyên bố bất kỳ mục tiêu nào khi thiết lập vùng phòng không nhưng sẽ đáp trả các hành động khiêu khích không thận trọng đối với vùng này".
Trung Quốc ngày 23/11 đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại một khu vực bên trên Hoa Đông, vốn bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật Bản, nhằm bảo vệ trước "các mối đe dọa tiềm tàng trên không".
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 24/11 tuyên bố Tokyo không chấp nhận hành động của Trung Quốc và cảnh cáo "những tình huống không thể lường trước" có thể xảy ra.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay, Washington "đặc biệt lo ngại" về động thái của Trung Quốc, vốn có thể gây ra "các nguy cơ về một xung đột".
"Hành động đơn phương này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng tại Hoa Đông", ông Kerry nói.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền - nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, có nghĩa là Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực bị tấn công.
Trong khi đó, Hàn Quốc ngày 25/11 cho biết vùng phòng không mới thiết lập của Trung Quốc cũng chồng lấn lên vùng phòng không của mình. Seoul dự định sẽ thảo luận với Bắc Kinh về vụ việc trong tuần này.
Theo Dantri
Máy bay không người lái tàng hình Trung Quốc lộ diện Trung Quốc hôm qua 21/11 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái tàng hình Lijian (Lợi Kiếm), trở thành quốc gia thứ 4 thế giới làm chủ công nghệ này sau Mỹ, Anh và Pháp. Lợi Kiếm trên đường băng. Vụ thử nghiệm diễn ra ở tây nam Trung Quốc vào khoảng đầu giờ chiều...