Báo Trung Quốc chỉ trích diễn tập hải quân RIMPAC
Global Times cho rằng diễn tập RIMPAC 2020 làm gia tăng nguy cơ lây lan nCoV và chỉ để phục vụ cho mục đích phô diễn sức mạnh của Mỹ.
“Diễn tập RIMPAC phải thu nhỏ quy mô do đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, chỉ tập trung vào các hoạt động trên biển, bỏ qua màn giao lưu văn hóa tại cảng, nhưng nguy cơ lây nhiễm nCoV vẫn cao”, Global Times tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng bài viết dựa trên ý kiến của Lý Kiệt, chuyên gia tại Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Bài viết có tựa đề “Diễn tập RIMPAC 2020 phô trương sức mạnh quân sự nhưng vô dụng”, lấy dẫn chứng từ việc 9 binh sĩ Thái Lan, một đối tác RIMPAC, dương tính với nCoV sau đợt huấn luyện chung kéo dài 3 tuần ở Hawaii hồi tháng 7, khiến nước này đình chỉ các hoạt động huấn luyện quân sự chung.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020 diễn ra ngày 17-31/8, với sự tham dự của 10 quốc gia cùng 23 chiến hạm và 5.300 binh sĩ. Cuộc diễn tập nhằm “xây dựng khả năng tương tác và niềm tin giữa các lực lượng quân sự trong khu vực”, dù quy mô bị thu hẹp so với dự kiến ban đầu, Phó tư lệnh Hạm đội 3 hải quân Mỹ Scott Conn, chỉ huy cuộc diễn tập, khẳng định trong thông cáo hôm 17/8.
Tàu đổ bộ tấn công USS Essex tham gia diễn tập RIMPAC 2020 tại vùng biển gần quần đảo Hawaii, Mỹ, ngày 17/8. Ảnh: US Navy.
Lý Kiệt cảnh báo những binh sĩ tham gia RIMPAC năm nay có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn khi họ phải sinh hoạt trong không gian chật hẹp trên chiến hạm, khiến hiệu quả của cuộc diễn tập bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Chuyên gia này cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn quyết tâm tổ chức diễn tập RIMPAC trong bối cảnh như vậy để “gửi thông điệp rằng họ đang cải thiện khả năng quân sự của Mỹ cho một cuộc chiến” cũng như trấn an đồng minh và đối tác ở khu vực Thái Bình Dương rằng Washington “vẫn duy trì vị thế thống trị và có tiếng nói quyết định trong khu vực”.
Mỹ từng mời Trung Quốc tham gia diễn tập RIMPAC năm 2014 và 2016. Lầu Năm Góc loại Trung Quốc khỏi danh sách tham dự diễn tập RIMPAC 2018 sau khi nước này tiến hành các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông. Trung Quốc không được mời tham dự RIMPAC 2020.
“Mỹ vẫn đứng số một về sức mạnh quân sự, đặc biệt về hải quân. Tàu và máy bay của các hạm đội Mỹ ở đẳng cấp thế giới”, bài xã luận cho biết. “Song gần đây sức mạnh đó suy giảm vì những vụ hỏa hoạn trên các tàu đổ bộ tấn công của hải quân Mỹ như USS Bonhomme Richard và những đợt bùng phát nCoV trên tàu sân bay của họ”.
Global Times suy đoán rằng dù sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn vượt trội so với các đối thủ, Washington cảm thấy như vậy là chưa đủ để răn đe Bắc Kinh, nên phải “lôi kéo các đồng minh và đối tác chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Bài xã luận nhận định các quốc gia tham gia RIMPAC 2020 với những tính toán khác nhau. Với Nhật Bản và Philippines, duy trì quan hệ quân sự với Mỹ trong Covid-19 có thể giúp họ “giành được ưu ái và thu hút ủng hộ” từ nước này cho các kịch bản tương lai.
“Do đó chưa rõ diễn tập RIMPAC thu nhỏ, với sự tham gia của các quốc gia cùng chí hướng, có thực sự phục vụ mục tiêu bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hay chỉ đơn thuần là nền tảng để mỗi bên buộc người khác chấp nhận quan điểm của mình”, bài xã luận viết.
Khu trục hạm Chungmugong Yi Sun-sin của Hàn Quốc (phải) tới gần tàu hậu cần USNS Henry J. Kaiser của Mỹ (trái) trong diễn tập RIMPAC 2020, ngày 17/8. Ảnh: US Navy.
Các quốc gia cử lực lượng tới tham dự RIMPAC 2020 gồm Australia, Brunei, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Singapore và chủ nhà Mỹ. Trong hai tuần diễn ra RIMPAC, các binh sĩ sẽ tập trung vào huấn luyện tác chiến trên biển, gồm chiến tranh chống tàu mặt nước và tàu ngầm, các hoạt động ngăn chặn tàu bè trên biển và huấn luyện bắn đạn thật.
RIMPAC được tổ chức lần đầu năm 1971, nhằm duy trì quan hệ hợp tác giữa hải quân các nước để đảm bảo an toàn cho những tuyến đường biển cùng an ninh liên đại dương. Cuộc diễn tập được tổ chức hai năm một lần tại khu vực quanh quần đảo Hawaii và vùng biển phía nam bang California.
Diễn tập RIMPAC lần trước diễn ra tháng 6-8/2018, với sự góp mặt của 45 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm và khoảng 25.000 binh sĩ tới từ 24 quốc gia.
Chiến hạm 10 nước bắt đầu diễn tập RIMPAC 2020 12.000 người Mỹ kêu gọi hủy tập trận RIMPAC Chiến hạm Mỹ khai hỏa đạn pháo siêu tốc trong diễn tập RIMPAC 51 tàu chiến diễu hành kết thúc diễn tập RIMPAC 2018 Đánh chìm tàu chiến trong RIMPAC, Mỹ có thể đang dằn mặt Trung Quốc
Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong bác cáo buộc 'thông đồng'
Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong gọi cáo buộc thông đồng là lố bịch khi các nhà ngoại giao của họ gặp chính trị gia đối lập tại đặc khu.
Tờ Global Times, thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đầu tuần này đưa tin về cuộc gặp giữa Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong Hanscom Smith và một chính trị gia đối lập ở đặc khu. Global Times cho biết động thái này có thể vi phạm luật an ninh Hong Kong.
"Những cuộc gặp này không bí mật cũng chẳng bí ẩn. Thật lố bịch khi cho rằng những người đã gặp đại diện của lãnh sự quán là người có hành vi thông đồng", lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong ra tuyên bố hôm 7/8.
Cơ quan này cho biết họ đã gặp gỡ nhiều người ở Hong Kong, bao gồm cả những người ủng hộ Bắc Kinh và những người thuộc phe đối lập. Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong cũng nói thêm luật an ninh mới được Bắc Kinh thông qua cuối tháng 6 là "hà khắc" và "không vì mục đích an ninh".
Tổng lãnh sự quán Mỹ cho Hong Kong và Macau nằm tại khu Central của Hong Kong. Ảnh: AFP.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Ít nhất 15 người Hong Kong được cho là đã bị bắt do vi phạm luật an ninh mới.
Nhiều quốc gia và tổ chức thế giới đã bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong nhiều lần khẳng định luật an ninh mới nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho đặc khu, đồng thời cảnh báo các quốc gia không can thiệp vấn đề nội bộ.
Trung Quốc ghi nhận một đợt bùng phát virus nguy hiểm mới Một đợt bùng phát virus SFTS, lây truyền qua bọ ve, đã được ghi nhận ở Trung Quốc, Global Times viết. Loại virus nguy hiểm SFTS chưa có vaccine. Theo số liệu mới nhất, 60 người đã bị nhiễm bệnh, 7 người đã chết. Ban đầu, ổ dịch được ghi nhận ở tỉnh Giang Tô, sau đó người dân tỉnh An Huy cũng...