Báo Trung Quốc ca ngợi khả năng của đặc công Việt Nam để dễ bề vu vạ?
Báo Trung Quốc có bài viết phân tích chi tiết về lực lượng lượng người nhái Việt Nam, tỏ ra lo ngại và đang tìm cách ứng phó, đã tập trận với Nga.
Đặc công Việt Nam luyện tập
Mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn tờ “Tuần san Phương Đông Liêu Vọng” tiếng Trung ngày 9 tháng 6 có bài viết cho rằng, trong một cuộc họp báo gần đây liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Phó vụ trưởng Vụ biên giới và đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương cho rằng, tàu công vụ Trung Quốc đã phát hiện người nhái do Việt Nam thả ở khu vực cách tàu Trung Quốc 5 m.
Đặc công nước Việt Nam
Tuy nhiên, đây là thông báo dựng chuyện với ý đồ và mục đích xấu, nhằm vu vạ để Trung Quốc dễ bề ra tay hành động
Người nhái Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo bài báo, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam có lực lượng người nhái hầu như có thực lực mạnh nhất. Đặc biệt là phân đội người nhái ưu tú của trung đoàn đột kích 126 Việt Nam, mỗi thành viên đều có thể lặn sâu 50 m khi bơi có thể mang nặng tới 500 kg, “im hơi lặng tiếng” hơn 24 giờ, hoặc ẩn náu trong đất cát ở khu vực rộng lớn mà không bị phát hiện.
Theo bài báo, khảo sát sự phát triển và vị thế của lực lượng người nhái Việt Nam, cũng có thể hiểu sự quan tâm và đầu tư của Việt Nam đối với quyền lợi biển.
Ngay từ trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam đã rất coi trọng tác chiến đặc biệt dưới nước, lực lượng du kích của miền bắc và miền nam Việt Nam đều có “công binh trên biển” (lặn).
Phân đội công binh trên biển có 3 cấp tiểu đoàn, đại đội và trung đội, lĩnh vực nhiệm vụ gồm tất cả các vùng biển, như biển cả, cửa sông, kênh mương và sông v.v…, mục đích là ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng đường thủy.
Đối tượng tấn công của những lực lượng này gồm có tàu chiến, cầu, bến sông và các mục tiêu ven bờ khác như căn cứ quân sự nổi, căn cứ bờ biển/bờ sông, trạm phát điện của địch.
Đặc công Việt Nam luyện tập
Một trong những lực lượng nòng cốt của lực lượng công binh trên biển chính là người nhái. Họ sử dụng nhiều loại thủ đoạn nghiệp vụ để tấn công tàu thuyền, 3 loại phương thức người nhái thường dùng nhất là mang ống thông khí lặn xuống nước, đáp thuyền nhỏ, sử dụng thiết bị thở dưới nước độc lập; phương thức tấn công gồm có phục kích dưới nước, đặt chất nổ, phá hủy cầu.
Ngày 1 tháng 5 năm 1964, 6 người nhái Bắc Việt lẻn vào bến tàu, dùng thuỷ lôi từ tính đã làm nổ khoang động cơ của tàu sân bay Card của quân đội Mỹ.
Sau 20 phút, chiếc tàu khổng lồ lớp 15.000 tấn này bị chìm. Trong toàn bộ chiến tranh Việt Nam, lực lượng công binh Việt Nam tổng cộng đánh chìm gần 1.000 tàu của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Đây được cho là máy phóng lựu tự động chống người nhái DP-65 cỡ 55 mm được trang bị cho tàu chiến của Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Cũng có quan điểm cho rằng, để ứng phó với người nhái, quân đội Mỹ đã huấn luyện một lực lượng “cá heo” riêng và đã hạ sát được “vài chục người”.
Năm 1969, Việt Nam đã thành lập “trung đoàn công binh hải quân 126, đơn vị này được gọi là tiền thân của lực lượng người nhái Việt Nam sau này. Sau chiến tranh Việt Nam, lực lượng này lại tham gia tiếp nhận quần đảo Trường Sa và mở rộng biên chế thành lữ đoàn đánh bộ 126.
Mặc dù đơn vị này sau đó lại được đổi thành trung đoàn đột kích 126, nhưng đã không ngừng được hỗ trợ về tiền của, con người và trang bị.
Đặc công Việt Nam luyện tập
Có người cho rằng, Việt Nam muốn xây dựng lực lượng này thành lực lượng “át chủ bài” bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền và quyền tài phán vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong tình hình mới.
Môt sô thông tin cho biết, tiểu đoàn tác chiến đặc biệt của trung đoàn đột kích 126 có thao trường nằm giữa một gò núi nhỏ chạy dài và một con sông nước sâu.
Video đang HOT
Trước đây cũng có tin cho biết, “Bộ tư lệnh công binh đột kích Việt Nam” lần lượt thành lập trường tác chiến người nhái ở tỉnh Long An và tỉnh Khánh Hòa, mỗi năm đào tạo được 30-50 người nhái.
Hình ảnh này được cho là tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu Type 052C tập chống người nhái trong thời gian tập trận với Nga trên biển Hoa Đông vào tháng 5 năm 2014 (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tiểu đoàn tác chiến đặc biệt Trung đoàn 126 sở hữu tàu ngầm cỡ nhỏ, chủ yếu tiến hành tác chiến đổ bộ và huấn luyện tiêu diệt, tấn công tàu địch, có thể thực hiện đột kích dưới nước cấp tiểu đội, trung đội. Trong khi đó, trường của công binh đột kích Việt Nam chủ yếu đào tạo người nhái thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát, thâm nhập địch hậu.
Tuy nhiên, theo tài liệu công khai, “Bộ tư lệnh đột kích Việt Nam” và Bộ tư lệnh công binh là hai bộ tư lệnh binh chủng độc lập. Vì vậy, có thể dự đoán, các binh chủng này đều lập riêng trường tác chiến người nhái.
Quân đội Việt Nam cũng tập kết đại đội chống trinh sát người nhái 11A, 11B ở các khu vực như cang Đa Năng, thành phố Hồ Chí Minh, những đơn vị này đều tương đương với lực lượng đột kích “báo biển” của Hải quân Mỹ về trang bị, chiến thuật và tổ chức.
Ngoài ra, thông tin từ báo chí Việt Nam cho biết, trung đoàn đột kích 126 có 2 đơn vị tinh nhuệ nhất, trong đó một đơn vị là lực lượng tác chiến đặc biệt hải quân. Theo đó phân tích, phân đội khác của trung đoàn đột kích 126 có thể chủ yếu phụ trách nhiệm vụ mặt đất.
Đặc công Việt Nam luyện tập
Ngoài lực lượng người nhái ưu tú của đơn vị đột kích 126, theo tài liệu công khai, các đơn vị đột kích khác của quân đội Việt Nam, tiểu đoàn đột kích của các vùng 3, 4, 5, 7, 9 ven bờ, của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cộng với đại đội công binh của các lữ đoàn đánh bộ thuộc Hải quân Việt Nam đều có thể lập ra các phân đội người nhái đặc biệt, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mặt đất và dưới nước.
Binh sĩ tác chiến đặc biệt phải được thử thách tuyển dụng khắt khe. Được biết, trong vài nghìn người chỉ có 10 người được chọn, bình quân mỗi năm chọn được 20-30 người cho trung đoàn 126. Họ được cho là nhân tài đặc biệt của Quân đội Việt Nam, có khả năng tác chiến bơi xa và lặn sâu, trang bị dụng cụ đặc biệt tiên tiến.
Tháng 5 năm 2014, hải quân Trung Quốc và Nga tập khoa mục phòng thủ bãi thả neo trong đêm trong cuộc diễn tập “Liên hợp trên biển 2014″
Báo Mỹ cho rằng, trong thời gian các năm 2004-2005, Việt Nam đã nhập khẩu ít nhất 55 hệ thống nhìn đêm cho lực lượng người nhái.
Là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam, lực lượng đột kích lấy người nhái làm chính được huấn luyện rất nghiêm khắc.
Bài báo dẫn lời Thượng úy Nguyễn Hải Triều đã phục vụ 18 năm cho đơn vị này từng nói, khoa mục huấn luyện được bắt đầu từ lặn sâu để lấy đồ vật. Đây là huấn luyện gian nan nhất, mỗi binh sĩ mang theo 200 kg, sau đó tăng thêm 500 kg, lặn sâu 20-50 m.
Trong điều kiện dưới nước hoàn toàn tối tăm, binh sĩ lặn sâu được hướng dẫn bởi dụng cụ đặc biệt. Do sóng triều mạnh ở nước sâu, đây là một nhiệm vụ rất dễ làm con người kiệt sức.
Đặc công Việt Nam luyện tập
Các binh sĩ còn phải huấn luyện khả năng nằm trong nước không hề nhúc nhích, sẵn sàng phục kích các mục tiêu đặc biệt. Kỷ lục hiện nay là liên tục mai phục 24 giờ đồng hồ ở trong nước sâu.
Trong mùa đông giá lạnh nhiệt độ xuống tới 8-10 độ C, các người nhái vẫn tiến hành huấn luyện bơi bình thường. Sau khi xuống nước, da cơ thể người nhái thường biến thành màu xanh lam hoặc màu trắng, các phần da thịt cũng mất cân đối.
Binh sĩ tác chiến đặc biệt mỗi năm có 3 lần được điều đến vùng biển phía đông của Việt Nam để tiến hành huấn luyện dã chiến 30-50 ngày.
Binh sĩ Trung Quốc cảnh giới ở sàn đỗ máy bay trực thăng trên tàu chiến trong cuộc diễn tập “Liên hợp trên biển 2014″ Trung-Nga tháng 5 năm 2014
Hiện nay, kỷ lục bơi liên tục trên biển là 48 giờ liên tục. Mục tiêu huấn luyện dã chiến là để các binh sĩ nắm được kỹ năng chiến đấu dưới nước tốt và phá chướng ngại vật dưới nước trước khi thực hiện các hành động đổ bộ. Thách thức lớn nhất của họ là các dòng nước chảy xiết và xoáy cùng sự tấn công của cá mập.
Thần kinh tiền đình của chiến sĩ người nhái rất mạnh, có thể giúp họ giữ cảm giác thăng bằng và cảm giác đúng phương hướng khi vận động xoay tròn ở độ khó cao.
Trong huấn luyện mô phỏng, hai chân của binh sĩ cột vào tàu xoay tròn, thân thể treo ngược không ngừng xoay tròn, có lúc dài tới vài tiếng.
Thượng úy Nguyễn Hải Triều cho biết, trong nước biển sâu 40-50 m, nếu không thể thục luyện sử dụng dụng cụ giảm sức ép nước sâu khác nhau một cách thích hợp thì có thể bị trúng độc. Khi sử dụng các dụng cụ mang theo ở dưới nước âm u, nếu để nước vào thì phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Thượng úy Triều còn cho biết, họ có thể lặn tới nơi cách tàu chiến 3-4 m, làm nổ thủy lôi, từ đó phá hoại vỏ tàu chiến.
Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành số hiệu 571 Type 054a của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, do Việt Nam chụp được.
Vào mùa hè, thao trường của lực lượng tác chiến đặc biệt chuyển đến đất liền. Cách làm thông thường là “vùi” binh sĩ vào trong cát dưới cái nắng gay gắt, huấn luyện khả năng ngụy trang va ý chí kiên cường. Nghe nói, dưới nhiệt độ 35 độ C, nhiệt độ trong cát có thể lên tới 37-45 độ C.
Loại khả năng ngụy trang này có thể dùng để tấn công đô thị hoặc phòng thủ các địa điểm kiên cố. Binh sĩ đột kích là lực lượng tiền trạm bao vây mục tiêu, mỗi binh sĩ vùi mình vào trong hầm để đợi phát động tấn công.
Thể chế tương tự quân đội Mỹ, kinh nghiệm đến từ chiến tranh Việt Nam
Trung đoàn đột kích 126 là lữ đoàn đánh bộ đầu tiên sau khi Việt Nam xây dựng lực lượng hải quân đánh bộ. Cùng với việc xây dựng, phát triển quân đội, họ đã tách ra khỏi hệ thống quản lý của hải quân, giống như các lực lượng đột kích khác, do “Bộ tư lệnh đột kích Việt Nam” quản lý, trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Loại thể chế này tương tự như Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ.
Có thể cho rằng, đây là kết quả nhấn mạnh đến sử dụng lực lượng đột kích tiến hành tác chiến phi đối xứng trong tình hình Việt Nam phát hiện các bước phát triển lực lượng quân sự thông thường trên biển, trên không của bản thân có khoảng cách tương đối lớn so với đối thủ.
Trên thực tế, tái sử dụng lực lượng đột kích công binh như một lực lượng đặc biệt là kinh nghiệm có được của Quân đội Việt Nam sau khi trải qua chiến tranh Việt Nam.
Tác chiến công binh từng được gọi là chiến thuật “nở hoa trong lòng địch”, là chỉ phân đội công binh thâm nhập đô thị bị địch chiếm hoặc sở chỉ huy địch để tấn công ra ngoài, đồng thời lực lượng thông thường từ ngoài tấn công vào bên trong.
Các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ từng tổng kết ưu thế của lực lượng công binh Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam: một là tổ chức nhóm linh hoạt, gồm từ cá nhân đến nhóm nhỏ 3 người, đơn vị quy mô cấp đại đội trở lên, tính linh hoạt này làm cho họ có thể tiến hành tấn công bất cứ mục tiêu nào của kẻ thù.
Hai là khả năng ẩn nấp đón địch của lực lượng công binh, làm cho khả năng trinh sát của họ rất mạnh.
Ba là huấn luyện trình độ cao giúp cho họ có trình độ chiến thuật cao siêu, những nhiệm vụ của lực lượng này làm cho đa số quân Mỹ và Việt Nam cộng hòa cảm thấy không thể tưởng tượng được.
Khả năng linh hoạt trong chỉ huy của họ cũng rất mạnh, chiến sĩ có kỹ năng tự chủ hành động, bị trói buộc chỉ huy khá ít, có thể độc lập tác chiến trong tình hình không có chi viện, cũng có thể giữ bí mật.
Nhìn vào kinh nghiệm tác chiến và con đường xây dựng của Quân đội Việt Nam, tăng cường xây dựng lực lượng người nhái vẫn là một trong những trọng điểm chính ứng phó với xung đột trên biển của Việt Nam.
Hải cảnh 2506 được cho là tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc cùng giàn khoan 981 xâm lược vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Những bóng hồng khuấy đảo giang hồ Sài thành
Dù là hoa lạc giữa rừng gươm nhưng những mỹ nhân này cũng từng là nguồn cơn khiến giới lưu manh Sài Gòn trước giải phóng bao phen nổi sóng bởi những cuộc tranh đoạt đẫm máu.
Người đẹp làm đổ gục tay giang hồ số 1 Sài Gòn
Từ những năm 70 thế kỷ trước, Trang - với nhan sắc làm đổ gục tay giang hồ số 1 Sài Gòn là Vũ Đình Khánh - tức Sơn Đảo, và đốn gục luôn ông trùm mới phất trong thế giới buôn bán xì-ke là Y cà lết - tức Phạm Bá Y, chắc hẳn là đẹp lắm.
Khi Sơn Đảo và Y cà lết cùng theo đuổi một mục tiêu, một cuộc chạm trán ắt có đã xảy ra vào ngày Tết. Đến nhà Trang trước từ sáng sớm, Y cà lết tíu tít quanh mỹ nhân.
Sơn Đảo đến sau như Thủy Tinh, hết sức cay cú. Y cà lết chìa tay ra cho tình địch. Thay vì bắt tay, Sơn Đảo tát luôn vào mặt Y cà lết kèm theo câu gằn: "Mày là cái thá gì mà đòi bắt tay tao...". Ôm hận quay về, Y lên kế hoach hạ sát Sơn Đảo.
Bàn bạc với em ruột là Phạm Văn Xã tức Xã Xệ, Y cà lết cho người theo dõi Sơn Đảo ngày đêm để tìm cơ hội. Không hề biết mối nguy hiểm chết người đang đeo bám sau lưng, Sơn vẫn lao vào các cuộc ăn chơi.
Các băng nhóm giang hồ hoạt động có tổ chức ở trung tâm thành phố bị triệt xóa
Một tối, Sơn đi cùng Ba Gà, một trùm cờ bạc khu Cầu Sạn trên chiếc Yamaha 125 mới cáu cạnh. Khi bước ra từ vũ trường, Sơn phát hiện 2 bánh xe bị xì. Không hề cảnh giác, Sơn dắt xe băng qua đường tìm chỗ vá vỏ. Sơn không hề kiểm tra để biết rằng, nắp chụp bugi xe cũng bị nhét giấy.
Y cà lết bám theo trên chiếc Honda 67 xoáy cẩu xập tăng ga vút lên. Xã Xệ nhảy xuống đường hoàng rút khẩu Colt 45 ra nhắm vào ngực Sơn bóp cò! Trúng đạn nhưng Sơn vẫn phóng tới phía Xã Xệ. Viên thứ 2 găm vào cổ gây đứt động mạch cảnh. Sơn quỵ xuống. Ba Gà gọi taxi chở Sơn đến Bệnh viện Quân y dù và Sơn chết lúc 2h sáng.
Y cà lết và Xã Xệ trốn luôn lên Đà Lạt, tránh khỏi sự lùng sục của cánh du đãng khoác áo lính dù vốn xem Sơn Đảo như đại ca. Cho đến tận ngày giải phóng, phe Sơn Đảo vẫn không thể trả được mối thù.
Phạm Bá Y và Xã Xệ ngựa quen đường cũ, bèn vác súng đi ăn cướp. Mọi chuyện êm xuôi cho đến khi vợ Xã Xệ mang chiếc máy ảnh có một không hai hiệu Leika đi bán với giá 3.000 USD. Công an tóm gọn cả 2 anh em và cả Y lẫn Xã đều đền tội nơi pháp trường.
Góc khuất giang hồ Sài thành: Cuộc chiến cam go
Người đàn bà làm cả 2 tay giang hồ dữ dằn nhất Sài thành mất mạng
Người đàn bà thứ hai làm cả 2 tay giang hồ dữ dằn nhất Sài Gòn (trước 1975) mất mạng trong cùng một ngày là Lệ Thanh. Là gái snack bar, Lệ Thanh vốn tham lam vô độ như cái thế giới mà cô sống khi đó.
Khi quân dù được phân công luân phiên về đóng ở vườn Tao Đàn và dinh Độc Lập để chống đảo chánh, băng sĩ quan lực lượng dù bắt đầu bung ra hoạt động tại Sài Gòn. Đứng đầu là trung úy Hợi, kế tới là Kha, thiếu úy Thanh, Hồ Tường, Ngọc Tường...
Mục tiêu béo bở nhất Sài Gòn chính là khu vực Tự do (Đồng Khởi bây giờ) với hàng loạt snackbar, vũ trường, restaurant... gần như chỉ dành riêng cho quân Mỹ và quân các nước Đồng minh.
Trang - mỹ nhân làm đổ gục tay giang hồ số 1 Sài thành.
Ngặt một nỗi, khu vực này nằm trong tay của lực lượng người nhái thuộc hải quân. Nhờ là cận vệ cho Nguyễn Cao Kỳ, Châu Nhị được xem là thủ lãnh của nhóm người nhái gồm: Trọng Tấn, Tầm, Tòng bác sĩ, Vincent... Cuộc đàm phán nhanh chóng kết thúc với việc phân chia quyền lợi vui vẻ cả hai bên.
Tuy nhiên Lệ Thanh, vốn xuất thân ngay vùng tranh chấp mờ mắt vì quyền lợi đã thỏ thẻ với Hợi "điên" (kẻ đang sống già nhân ngãi-non vợ chồng với thị): "Băng người nhái đang ngán cánh lính dù của anh, tội gì phải chia chác...
Trải đệm (từ lóng, có nghĩa là thanh toán, xử lý) toàn bộ người nhái, thâu tóm luôn cho rồi!". Hợi nghe lời nhân tình bèn tổ chức một cuộc gặp với Châu Nhị. Trước giờ hẹn, Hợi, Kha, Thanh... ập vào, xả sạch đạn của 3 khẩu súng CAR 15 lên người Châu Nhị.
Sau khi hạ thủ, Hợi chạy ra cửa tẩu thoát. Không hổ danh lực lượng tinh nhuệ binh chủng người nhái, Trọng Tấn chụp súng ruleau bên cạnh nã luôn 4 phát vào gáy Hợi "điên", vì biết chắc Hợi luôn mặc áo giáp chống đạn. Chỉ trong một ngày, hai cọp dữ mất mạng vì lời nói của một mụ đàn bà!
Mỹ nhân một thời làm điên đảo giới "giang hồ khoác áo lính" của miền Nam
Cũng thời kỳ đó, tại Sài Gòn rộ lên những băng nhóm nữ quái hoạt động dữ dội không thua gì cánh đàn ông. Đứng đầu là băng Lamour với thủ lĩnh là Nguyệt Lamour. Những mỹ nhân xinh đẹp dưới trướng có thể nhắc đến Nga Sou.
Vốn là một cô gái dân chơi theo cách yêu cuồng sống vội của phong trào hippy, Nga nhanh chóng hòa vào thế giới thượng lưu và chơi khá thân với Cao Văn Dũng, con trai đại tướng Cao Văn Viên. Là công tử thuộc dạng nhất nhì miền Nam, các thể loại giang hồ làm sao dám động đến Nga, cục cưng của Dũng.
Nga đẹp và sống xả láng nên nổi danh trong giới quý tộc Sài Gòn. Với phong cách bạt mạng ấy, cộng thêm nhan sắc rực rỡ của các thành viên, chỉ trong một thời gian ngắn, băng Lamour nổi như cồn. Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng mặc cho lệnh giới nghiêm và các cuộc thanh toán như phim găng tơ Mỹ đã làm các băng cạnh tranh phải rụt rè khi nghĩ đến chuyện va chạm với băng Lamour.
Thế nhưng ngoài Nga Sou và chục cô có nhan sắc khác, những mỹ nhân ma chê quỷ hờn cũng nhào vào tìm nơi giải trí và tá túc. Nổi bật trong băng Lamour theo kiểu có nhan sắc của một gã đàn ông xấu trai có thể kể đến Sương Lamour.
Theo đóm ăn tàn một thời gian và được quý tử Dũng bảo kê khỏi bị pháp luật sờ gáy, Sương trở về với bảng thành tích dày cộp những vụ đâm chém. Lấy chồng để an phận nữ nhi thường tình? Không! Sương lấy một gã giang hồ khác cũng thuộc diện số má là Đức năm nghệ và từng một thời tung hoành cùng với Minh Samasa ở Vũng tàu.
Trở lại chuyện Nga Sou, mỹ nhân số một của băng Lamour, sau khi kết hợp được với 2 mỹ nhân "mặt gạch" khác là Tâm và Sương (một người khác) đã thống trị toàn bộ giang hồ nữ quái. Do có nhan sắc và cũng sẵn sàng nói chuyện với những kẻ không ưa bằng dao lê, Sương khét tiếng thời bấy giờ mà ngay cả những nam tử Hán cũng e ngại khi phải đối đầu!
Đến tận ngày cuối cùng của chế độ cũ, Nga Sou và 2 bóng hồng sát thủ vẫn tiếp tục tổ chức những vụ cướp tiền vàng của hàng loạt người di tản để thỏa mãn cơn nghiện ma túy trót dính vào từ thời còn xuân sắc.
Sau ngày giải phóng, băng Lamour tất nhiên tan rã, kẻ vào tù người đi kinh tế mới. Bây giờ, để gặp lại Nga Sou chỉ cần đến gần góc đường Trần Quang Khải - Hai Bà Trưng, quận 1, sẽ nhìn thấy một phụ nữ gầy gò lui cui sắp xếp từng bao thuốc lá vào tủ cho con gái ngồi bán. Chẳng ai ngờ đó lại là một mỹ nhân một thời làm điên đảo giới giang hồ khoác áo lính của miền Nam...
Theo Cảnh sát Toàn cầu
Thúy Diễm tựa đầu vào vai Thái Chí Hùng đầy tình cảm Cả hai gương mặt quen thuộc của màn ảnh Việt đã có những pha diễn tình tứ cho buổi tập của vở kịch "Một xác hai mạng". Từng xuất hiện trong nhiều vai chính của các bộ phim truyền hình nhưng đây là lần đầu tiên Thái Chí Hùng thử sức với lĩnh vực kịch nói. Dù là lần đầu tiên "bén duyên"...