Báo Trung Quốc ‘bắt mạch’ 6 dấu hiệu chiến tranh
Những xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xung quanh vấn đề biển Đông đang ngày càng leo thang.
Mới đây tạp chí Liêu vọng của Trung Quốc đã đăng tải bài viết về những dấu hiệu chiến tranh mà các nhà lãnh đạo nước này cần lưu ý để đưa ra quyết sách phù hợp. Nội dung bài viết như sau.
Phán đoán, nắm bắt thời cơ
Khi quan sát và phân tích các dấu hiệu xảy ra chiến tranh cần hết sức chú ý, đồng thời tầng lớp lãnh đạo đưa ra quyết sách phải hết sức thận trọng khi phán đoán chiều hướng của mâu thuẫn và đưa ra quyết sách ứng chiến.
Bất kỳ cuộc chiến tranh nào đều có một quá trình từ khi nung nấu đến khi xảy ra. Xét về ý nghĩa này, chiến tranh không thể nổ ra một cách bất ngờ, càng không thể tự nhiên mà có, ngược lại, thông thường nó đều có dấu hiệu, đầu mối có thể quan sát. Đôi lúc, dấu hiệu này thậm chí không cần dựa vào các công cụ bí mật hoặc vũ khí tiên tiến như điệp viên, vệ tinh, giải mã. Đơn giản đến mức chỉ cần dùng mắt thật là quan sát thấy, chỉ dựa vào thường thức là có thể phán đoán.
Như trước thời điểm nổ ra chiến tranh Yom Kippur (chiến tranh Trung Đông lần thứ 4), lực lượng quân đội tiên phong của Israel đã quan sát thấy sự triển khai của quân đội Ai Cập và Syria, từ đó xác định chiến tranh sắp nổ ra, lữ đoàn trưởng quân đội Israel. Thượng tá Avid còn dự đoán được chuẩn xác rằng muộn nhất là đến ngày 6-10, chiến tranh sẽ nổ ra.
Dựa vào sự quan sát và phán đoán này, quốc gia còn có thể nắm bắt thời cơ cuối cùng để thay đổi quyết tâm, đồng thời thông qua các biện pháp như điều chỉnh lực lượng quân sự để đối phó với tình huống khẩn cấp. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Ba Lan đã từng vì có được lời dự báo sớm hơn 1 tuần mà điều động lực lượng quân đội chủ lực đóng ở phía Đông sang phía Tây. Liên Xô còn dự đoán được sớm trước gần 2 tháng để bố trí lực lượng trên quy mô lớn sang khu vực phía Tây.
Do hình thái chiến tranh luôn ở trong trạng thái diễn biến, phát triển không ngừng, và cho đến nay vẫn chưa kết thúc, đồng thời từ trước đến nay, mỗi cuộc chiến tranh có một đặc điểm riêng, dấu hiệu chiến tranh của mỗi thời kỳ cũng không giống nhau. Xét về tổng thể, chiến tranh hiện đại đang trải qua một quá trình thay đổi từ ít yếu tố đến nhiều yếu tố, từ tín hiệu rõ ràng đến tín hiệu mơ hồ, từ thời điểm dự báo khá sớm đến thời điểm dự báo khó xác định.
6 dấu hiệu quan trọng
Dựa vào thời gian và cường độ, dấu hiệu chiến tranh hiện đại thường bao gồm 6 nội dung sau.
Video đang HOT
Hòa giải về ngoại giao thất bại
Chủ yếu là các hoạt động điều tra ngoại giao, điều đình, hòa giải, đàm phán… được triển khai tập trung xung quanh mâu thuẫn trước đó chính thức bị coi là thất bại, các nước, tổ chức, khu vực hoặc tổ chức quốc tế từ bỏ nỗ lực tiếp theo, tranh chấp không thể hòa giải được nữa, thậm chí chỉ còn lại biện pháp giải quyết bằng thủ đoạn quân sự. Đi liền với đó còn bao gồm các dấu hiệu nhỏ hơn như cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa đại sứ quán tại nước đối phương, cắt đứt liên lạc giao thông, rút kiều dân nước mình về nước…
Như ngày 2-8-1990, sau khi Iraq xâm lược Kuwait, chính phủ Mỹ đã triển khai hàng loạt hoạt động điều đình ngoại giao, nhưng đều không đạt được mục đích để Iraq rút quân. Tiếp theo, ngày 10-1-1991, Mỹ và các nước phương Tây đã hoàn thành việc đưa người dân rời Baghdad, đại sứ quán và người dân của các quốc gia khác cũng bắt đầu dồn dập rời Baghdad. Sau khi các biện pháp trên hoàn thành không lâu, chiến tranh đã nổ ra như những gì người ta dự đoán.
Nâng cao cấp độ cảnh giới quân sự
Chủ yếu là nâng cao cấp độ cảnh giới quân sự khác thường, mệnh lệnh toàn bộ hoặc một phần lực lượng bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trong tình huống này, binh lính và sĩ quan trong các lượng lượng quân đội có liên quan dừng mọi hoạt động nghỉ phép và thông báo cho các quân nhân đang nghỉ phép ở ngoài lập tức trở lại doanh trại, đồng thời gấp rút bổ sung vật tư phục vụ cho chiến tranh, sẵn sàng tiếp nhận mệnh lệnh xuất quân.
Như ngày 8-8-2008, Nga và Gzuria xảy ra chiến tranh (chiến tranh Nam Ossetia), trước đó, ngày 16-7, quân đội Nga bắt đầu tỏ ra cảnh giác trước cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Gruzia đồng thời quyết định quân đoàn 58 sau khi kết thúc cuộc tập trận “Caucasus -2008″ sẽ tiếp tục ở lại tập trận khu vực, từ đó có thể thực hiện các khâu bọc lót, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị tác chiến và bắt đầu thực hiện hành động vượt biên giới sau khi nhận mệnh lệnh lúc 2h 20, ngay cả quân đội Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng “hành động thực tế của Nga nhanh hơn rất nhiều so với sự dự đoán của chúng tôi”.
Tổng động viên chiến tranh
Chủ yếu là triệu tập lực lượng quân nhân dự bị nhập ngũ và nhanh chóng đưa vào quân ngũ, đồng thời đưa toàn bộ hoặc một phần lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội trong nước vào thể chế quản lý và vận hành trong chiến tranh. Trong đó bao gồm các dấu hiệu nhỏ như ra lệnh quân nhân dự bị có mặt ở địa điểm nào đó trong thời gian ngắn, quản chế theo thời gian xảy ra chiến tranh trên toàn quốc hoặc khu vực, tuyên bố huy động những vật tư đặc biệt mang tính bắt buộc, mệnh lệnh cho các công xưởng có liên quan bước vào giai đoạn sản xuất trong chiến tranh, hạn chế sự tự do đưa tin của báo chí…
Như trước khi xảy ra chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 (Chiến tranh Sáu ngày), quân đội Israel đã công bố lệnh động viên nhập ngũ trên quy mô nhỏ trước gần 1 tháng. Mấy ngày sau lại ra lệnh động viên trên quy mô lớn, chỉ sau mấy ngày là lệnh tổng động viên toàn diện. Sau đó chưa đầy 2 tuần, chiến tranh bắt đầu nổ ra.
Triển khai lực lượng vũ trang
Chủ yếu là tập kết trên quy mô lớn ở tiền tuyến, vận chuyển, bố trí lực lượng nhiệm vụ và trang bị tương ứng, dựa vào nhiệm vụ và phương hướng để triển khai. Sự triển khai này phụ thuộc vào quy mô chiến tranh, có thể là cả ba quân triển khai toàn diện, cũng có thể là từng lực lượng triển khai, đôi lúc còn có thể là một số binh khí và vũ khí buộc phải triển khai trước, mục đích là đảm bảo cho lực lượng quân sự thực hiện được nhiện vụ tác chiến theo yêu cầu.
Như trước khi xảy ra chiến tranh Yom Kippur, quân đội Ai Cập đã triển khai 5 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn cơ khí hóa, 2 sư đoàn tăng thiết giáp và một số lữ đoàn độc lập ở bờ Tây kênh đào Suez, quân đội Syria lại triển khai 3 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn tăng thiết giáp và một số lữ đoàn độc lập ở phía Tây cao nguyên Golan. Trước chiến tranh vùng Vịnh, quân đội các nước đã tập kết 7 mẫu hạm, 2.778 máy bay và 680.000 binh lực ở khu vực vùng Vịnh. Trước khi nổ ra chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Afghanistan, các hành động của máy bay oanh tạc B-52 (Mỹ) như liên tiếp cất cánh hạ cánh, chuyển địa điểm, vận chuyển 500.000 thùng nhiên liệu hàng không cho các căn cứ quân sự…, đều đồng nghĩa với việc chiến tranh đã bước vào giai đoạn đếm ngược thời gian.
Ra thông điệp cuối cùng
Chủ yếu là do nguyên thủ quốc gia hoặc đầu não chính phủ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo in.., hoặc gửi công hàm ngoại giao, phát thông điệp cho quốc gia hoặc tập đoàn đối phương, yêu cầu đối phương chấp nhận điều kiện hoặc thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn nhất định, nếu không sẽ áp dụng lệnh trừng phạt về quân sự đối với họ.
Như năm 2002 – trước khi nổ ra chiến tranh Iraq, đầu tiên, tại hội nghị Liên hợp quốc, chính phủ Mỹ cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quy mô lớn, sau đó Thượng và Hạ viện Mỹ nhất trí trao quyền cho chính phủ dùng vũ lực giải quyết vấn đề. Ngày 18-3-2003, tổng thống Bush đã ra thông điệp cuối cùng với Iraq, yêu cầu ông Saddam Hussein phải rời Iraq trong vòng 48 giờ đồng hồ, nếu không Mỹ sẽ phát động chiến tranh. Sáng sớm ngày 20-3, chiến tranh chính thức nổ ra.
Thực hiện hành động đối địch
Chủ yếu là các hoạt động quân sự của một quốc gia nhằm vào đối thủ như tập trận quân sự, gây nhiễu điện tử mạnh, phong tỏa quân sự trên biển, trên không, nổ súng lẻ tẻ hoặc pháo kích…thậm chí có những hoạt động khiêu khích ở mức độ mạnh…
Như trước khi tham gia vào chiến tranh Lybia, quân đội NATO đã dựa vào nghị quyết thiết lập “vùng cấp bay” ở Lybia mà Hội đồng Liên hợp quốc thông qua, trao quyền cho “các nước có liên quan” có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết bảo vệ người dân Lybia thoát khỏi sự đe dọa của các cuộc tấn công vũ trang. Sau khi nghị quyết này được thông qua mấy giờ đồng hồ, Pháp đã phát động tấn công với chính phủ Lybia. Anh cũng là nước tham gia vào cuộc chiến tranh này, ngay từ thời gian mới xảy ra bạo loạn ở Lybia, quốc gia này cũng đã tích cực đề xướng thiết lập “vùng cấm bay” và can thiệp về mặt quân sự. Xét về mặt này, có thể nói, chương trình nghị sự bỏ phiếu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã biến thành chương trình nghị sự phát động chiến tranh của các nước có liên quan. Ngoài ra, hầu hết trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ phát động mấy chục năm qua, sức ép điện tử, tấn công tâm lý, lính đặc chủng xâm nhập phá hoại… đều là những biện pháp được sử dụng thường xuyên.
Bỏ qua dấu hiệu sẽ gặp bi kịch
Cần phải thấy được rằng, quá trình xảy ra chiến tranh hiện đại vô cùng phức tạp và thay đổi thất thường, không phải cuộc chiến nào trước thời điểm xảy ra chiến tranh đều xuất hiện những dấu hiệu trên, và cũng không phải xuất hiện những dấu hiệu này đồng nghĩa với việc chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.
Như năm 1991, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc quyết định thiết lập “vùng cấp bay” ở Iraq, nhưng quyết định này cũng chỉ gây ra một số xung đột và không trực tiếp gây ra chiến tranh trên quy mô lớn. Trong khi trong cuộc đối đầu giữa Israel và Syria năm 1985-1986, quân đội Israel đã có 5 lần ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ, nhưng cuối cùng chiến tranh vẫn không xảy ra.
Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện hiện một số phán đoán sai lầm. Như trước khi xảy ra chiến tranh Falkland và trước khi Iraq đưa quân vào Kuwait, Anh và Mỹ đều đã thông qua các biện pháp tình báo để phát hiện ra nhiều dấu hiệu. Họ cuối cùng chỉ rút ra được kết luận “dự đoán trước thời điểm cuối năm, Argentina sẽ không áp dụng bất cứ hành động quân sự gì” và “điều này không chứng tỏ dấu hiệu nguy hiểm gì”.
Chiến tranh Falkland là cuộc chiến diễn ra năm 1982 giữa Argentina và Vương quốc Anh nhằm tranh chấp quần đảo Falkland và quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich.
Cũng cần phải chỉ ra rằng, một số dấu hiệu bản thân rất khó quan sát và xác định, nhưng lệnh động viên chiến tranh thông thường đều là bí mật quốc gia, bên ngoài muốn quan sát và phát hiện cần phải có thời gian. Kể cả có đủ nhân lực tình báo và các phương tiện công nghệ cao hỗ trợ, nhưng nếu thiếu sự phân tích một cách có hệ thống trên tầm vĩ mô, hoặc nhà quyết sách nhận định không chính xác vấn đề, người ta vẫn có thể bỏ qua các dấu hiệu chiến tranh và dồn mình vào bi kịch chiến tranh.
Mọi cái gọi là dấu hiệu chiến tranh đều chỉ là tương đối và cụ thể, thông thường chúng đều chỉ là điều kiện cần để xảy ra chiến tranh chứ không phải là điều kiện đủ, có thể chỉ gây ra tranh chấp, khủng hoảng hoặc xung đột nhỏ chứ không hẳn là gây ra chiến tranh.
Trên thực tế, trong một số trường hợp đặc biệt, dù chỉ xuất hiện một số dấu hiệu cá biệt, một quốc gia đã có thể có đủ lý do để phát động chiến tranh. Tuy nhiên, trong hầu hết tình huống, cho dù đã thỏa mãn mọi điều kiện khai chiến, nhưng nhân loại cũng có đủ trí tuệ để dập tắt ngọn lửa chiến tranh.
Theo Dantri
Con trai út Gaddafi chết thảm như cha
Con trai út của nhà độc tài quá cố Libya Muammar Gaddafi được cho là bị giết chết hôm 20.10 vừa qua.
Khamis Gaddafi bị giết đúng 1 năm sau khi ông Gaddafi bị phiến quân sát hại.
Khamis Gaddafi, con trai út Gaddafi bị giết trong cuộc xung đột nảy lửa ở thành phố Bani Walid, đúng 1 năm sau khi ông Gaddafi bị phiến quân sát hại.
Một tuyên bố ngắn gọn từ người phát ngôn quốc hội Libya Omar Hamdan cho biết, Khamis Gaddafi 28 tuổi bị chết "trong trận chiến", song không cung cấp thêm chi tiết. Thi thể Khamis được tìm thấy một ngày sau trận giao tranh ác liệt ở Bani Walid, khiến 13 người thuộc quân chính phủ tử nạn và 121 người bị thương.
Tin tức về cái chết của Khamis lập tức được ăn mừng khắp Misrata, thành phố lớn thứ ba của Libya, nơi bị Lữ đoàn 32 của anh ta bao vây trong suốt 6 tháng qua.
Trước đó, Khamis từng vài lần được cho là đã chết. Khamis là một trong những người con trai có đường lối cứng rắn nhất trong số các con của Gaddafi. Sau khi tốt nghiệp học viện quân sự Nga, Khamis thành lập Lữ đoàn 32 và biến nó thành đơn vị đặc biệt phục vụ cho cha. Khamis chưa bao giờ kết hôn. Anh ta từng được coi là cánh tay phải của Gaddafi, đối nghịch với Saif al Islam, một con trai khác của Gaddafi hiện đang trong tù vì các cáo buộc tội phạm chiến tranh.
Nhiều thông tin cho hay thi thể Khamis đang được chuyển tới Misrata, giống như tháng 10 năm ngoái thi thể của Gaddafi cũng được đưa tới đây đặt vài ngày trước khi đem đi chôn ở một địa điểm bí mật.
Trong khi đó đối với nhiều người Misrata, thông tin về cái chết của Khamis khiến họ vô cùng đau khổ. Cựu chiến binh Muhsen al-Gubbi, người từng chiến đấu trong lực lượng của Khamis năm ngoái nói: "Tôi chỉ muốn khóc. Tôi vẫn đợi để chứng kiến tận mắt thi thể Khamis bởi tôi muốn chắc chắn liệu anh ấy đã chết hay chưa".
Sự hiện diện của Khamis và cựu phát ngôn viên của Gaddafi - Moussa Ibrahim, người cũng vừa bị bắt hôm 20.10 - tại Bani Walid khiến giới chức Libya càng tin rằng đây là chỗ trú ẩn thiên đường cho các cựu quan chức dưới thời Gaddafi. "Rất nhiều người ủng hộ Gaddafi hiện đang trốn ở Bani Walid, chúng tôi có một danh sách dài" - phát ngôn viên quân đội Libya Mohammed El Gandus nói.
Những thành viên còn lại trong gia đình Gaddafi hiện ở rải rác nhiều nơi. Bà vợ Safiya đang ở Algeria với con trai cả Muhammad, con trai thứ năm Hannibal và con gái Aisha. Một người con trai khác là Saadi đã tìm cách tị nạn ở Niger, trong khi Saif đang trong nhà giam. Cô con gái nuôi Hana của Gaddafi hiện chưa rõ tung tích.
Theo laodong
Tìm ra thủ phạm tấn công lãnh sự Mỹ ở Libya Thủ lĩnh một nhóm Hồi giáo ở Libya được xác định là thủ phạm gây ra vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, khiến đại sứ Christopher Stevens và 2 người Mỹ khác thiệt mạng. Cơ quan điều tra của Libya đã xác định được tên Ahmed Abu Khattala, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Ansar al-Sharia có thể là kẻ cầm...