Báo Triều Tiên kêu gọi quân đội đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế
Ngày 14/5, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã kêu gọi quân đội nước này đi tiên phong trong các dự án xây dựng lớn và phát triển kinh tế, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của quân đội và gọi quân đội là “trụ cột” đất nước và là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 22/12/2019. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, bài viết có đoạn: “ Quân đội nhân dân của chúng ta nên trở thành người cầm cờ, đi tiên phong… giương cao khẩu hiệu đi đầu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân đội phải luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thành và là trụ cột của đất nước và người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Chính quyền Triều Tiên đã kêu gọi người dân cả nước nỗ lực vượt qua nhiều thách thức mà nước này phải đối mặt và tự chủ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh Bình Nhưỡng đối mặt với các lệnh trừng phạt khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bị đình trệ.
Đồn đoán về Kim Jong-un làm lộ điểm yếu tình báo Hàn Quốc
Đồn đoán về sức khỏe Kim Jong-un cho thấy Hàn Quốc không có mạng lưới tình báo tại Triều Tiên để xác nhận thực hư thông tin quan trọng.
Đồn đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dấy lên từ khi ông vắng mặt trong dịp kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4, dẫn tới những lo ngại về tương lai của đất nước được ví như "gót chân Achilles" trong nền chính trị ở khu vực Đông Á.
Video đang HOT
Tình trạng sức khỏe Kim Jong-un rất quan trọng với các nước láng giềng và Mỹ, vì nó sẽ quyết định sự ổn định của chính quyền Triều Tiên, cũng như cách nước này sử dụng năng lực hạt nhân. Tuy nhiên, truyền thông và cả giới tình báo các nước vẫn chưa trả lời được câu hỏi cơ bản nhất: Những đồn đoán đó có đúng hay không?
Kim Jong-un (áo trắng) thị sát căn cứ Sunchon hôm 12/4. Ảnh: KCNA.
Đây là vấn đề các nước láng giềng của Triều Tiên phải đối mặt suốt hàng chục năm qua. Thu thập dữ liệu tình báo ở quốc gia tách biệt và bí mật hàng đầu thế giới là điều cực kỳ khó khăn. "Không gì được bảo mật chặt chẽ hơn thông tin sức khỏe Kim Jong-un. Nhiều khả năng nó chỉ được thông báo cho một phần nhỏ giới lãnh đạo, trong đó có Kim Yo-jong, em gái ông ấy", ký giả Kim Tong-hyung của AP nhận xét.
Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn giấu tên nói rằng lãnh đạo Triều Tiên đã trải qua ca phẫu thuật tim hôm 12/4 tại khu nghỉ mát Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng, trong khi hãng tin CNN dẫn lời một quan chức Mỹ nói rằng Washington đang xác minh tin Kim Jong-un "trong tình trạng nghiêm trọng sau một ca phẫu thuật".
Giới chức Hàn Quốc nhiều lần nhấn mạnh họ không phát hiện động thái bất thường nào ở Triều Tiên và phản bác những thông tin cho rằng Kim Jong-un bị bệnh. Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông nắm được tình trạng của lãnh đạo Triều Tiên nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.
Nhiều tranh cãi đã nổ ra tại Hàn Quốc xoay quanh năng lực tình báo và khả năng nắm bắt thông tin ở Triều Tiên của nước này.
Phe ủng hộ chính phủ Hàn Quốc đề cao các cuộc trao đổi liên Triều và chỉ trích chính sách bảo thủ suốt nhiều năm qua, trong đó hạn chế tiếp xúc ngoại giao và kinh doanh để đối phó tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Họ cho rằng chính sách cứng rắn với Bình Nhưỡng khiến Seoul không thể tiếp cận những nguồn tin có giá trị.
Phe bảo thủ lại chỉ trích chính phủ đã cắt giảm hoạt động tình báo trong lúc theo đuổi chính sách làm ấm quan hệ liên Triều, gây tổn hại những mạng lưới gián điệp rất khó xây dựng.
Một số chuyên gia cho rằng Hàn Quốc, cũng như các nước Đông Á và Mỹ, cần chuẩn bị cho kịch bản bất ổn tại Triều Tiên nếu Kim Jong-un không nắm quyền lực vì vấn đề sức khỏe. Họ cảnh báo Hàn Quốc và Trung Quốc có thể đối mặt với dòng người tị nạn, hoặc tướng lĩnh Triều Tiên theo đường lối cứng rắn sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để đối phó láng giềng.
"Lên kế hoạch ứng phó những kịch bản này là điều rất quan trọng vì không ai biết chắc điều gì sẽ xảy đến. Kim Jong-un có thể đang rất khỏe mạnh và sẽ sớm xuất hiện trên truyền thông, nhưng thân hình và cân nặng của ông ấy có thể gây ra nhiều nguy cơ khi già đi", Nam Sung-wook, cựu giám đốc một viện nghiên cứu có liên kết chặt chẽ với cơ quan tình báo Hàn Quốc, nêu quan điểm.
Thông tin từ chính phủ Hàn Quốc và truyền thông Triều Tiên cho thấy Kim Jong-un có thể đã gặp vấn đề sức khỏe nhưng không nguy hiểm. Du Hyeong-cha, cựu thư ký tình báo của cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, nhận định Hàn Quốc không thể đưa ra tuyên bố chắc chắn để bác bỏ đồn đoán bởi tình báo nước này không có nền móng vững chắc tại Triều Tiên.
"Sau hàng chục năm hoạt động, tình báo Hàn Quốc vẫn chưa thể xây dựng mạng lưới đáng tin cậy để thu thập tin tức của Triều Tiên. Rõ ràng chính phủ đang nắm một số nguồn tin ở đó, nhưng không đủ để đưa ra thông báo chính xác về nơi ở và tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un", Du nói thêm.
Thực hư sức khỏe của Kim Jong-un rất quan trọng, việc ông mất năng lực lãnh đạo có thể mở rộng quyền lực cho các quan chức theo đường lối cứng rắn xuất hiện từ sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai hồi tháng 2/2019.
Ảnh vệ tinh chụp đoàn tàu có thể của Kim Jong-un tại Wonsan, Triều Tiên, hôm 23/4. Ảnh: 38 North.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) nói rằng họ không thể xác nhận liệu Kim Jong-un đã trải qua phẫu thuật hay chưa. Nếu Kim Jong-un xuất hiện khỏe mạnh trong tương lai gần, ông sẽ vào danh sách những quan chức Triều Tiên từng bị truyền thông nước ngoài đưa tin sai.
"Kim Nhật Thành bị bắn chết" là một trong những dòng tít nổi tiếng nhất lịch sử báo chí Hàn Quốc, xuất hiện trên tờ Chosun Ilbo vào năm 1986. Quân đội Hàn Quốc khi đó cũng ủng hộ thông tin, cho biết Triều Tiên đã phát thông tin trên loa phóng thanh ở biên giới. Tuy nhiên, lãnh đạo Kim Nhật Thành xuất hiện chỉ sau đó vài giờ khi đón phái đoàn Mông Cổ tại sân bay Bình Nhưỡng.
"Bất kỳ ai nói rằng họ nắm chắc điều gì đó đều chỉ đang viết tiểu thuyết", Cheon Seong-whun, cựu quan chức Nhà Xanh giai đoạn 2014-2017, cho biết.
Vũ Anh
Colombia chính thức trở thành thành viên thứ 37 của OECD Tối ngày 28/4, Bộ Ngoại giao Colombia ra thông cáo khẳng định quốc gia Nam Mỹ này đã chính thức trở thành nước thành viên thứ 37 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Thủ đô Bogota, Colombia. (Ảnh: THX/TTXVN) Tối 28/4, Bộ Ngoại giao Colombia ra thông cáo khẳng định quốc gia Nam Mỹ này đã chính thức...