Báo Triều Tiên kêu gọi đoàn kết sau vụ phế truất chú ông Kim Jong-un
Hôm 10/12, một ngày sau tuyên bố chính thức phế truất người được coi là “nhân vật số 2″ của Triều Tiên, Jang Song-Thaek, chú của lãnh đạo Kim Jong-un, truyền thông Triều Tiên đồng loạt kêu gọi dân chúng đoàn kết.
Hình ảnh ông Jang Song-thaek bị 2 binh sĩ giải đi.
Hôm qua, Bình Nhưỡng chính thức khẳng định việc nhân vật đầy thế lực Jang Song-Thael bị hạ bệ, sau một thời gian có rất nhiều đồn đại về việc này. Truyền hình chính thức của Triều Tiên đã phát hình ảnh cựu lãnh đạo Jang Song-Thaek bị bắt giữ.
Theo các nhà phân tích, vụ phế truất đột ngột này có thể gây ra tình trạng bất ổn định tại Triều Tiên. Có thể nói đây là biến động quan trọng nhất trong thượng tầng lãnh đạo Triều Tiên được công bố ra ngoài, kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào tháng 12/2011.
Nhật báo Rodong Sinmun, cũng như mọi tờ báo khác, in trên trang nhất bài xã luận kêu gọi đoàn kết và cảnh báo Triều Tiên “không bao giờ tha thứ cho tội phản bội”. Tờ báo mượn lời của người dân Triều Tiên để lên án các hành động “xấu xa” của ông Jang Song-Thaek. Một công nhân của một nhà máy điện ở Bình Nhưỡng nói: “Những kẻ phản bội tìm cách hủy hoại sự thống nhất của đất nước chúng ta phải bị trời tru đất diệt. Tôi muốn ném Jang và các đồng lõa của hắn vào trong nước sôi”. Một công nhân khác thì dùng lời lẽ như “đồ rác rưởi” hay “tồi tệ hơn cả loài vật” để chỉ ông Jang Song-Thaek.
Tờ Chosun Sinbo, một tờ báo thân Bình Nhưỡng có trụ sở tại Nhật Bản, khẳng định dân Triều Tiên “ủng hộ hoàn toàn quyết định của Đảng”. Để minh chứng cho điều này, tờ báo mô tả “có một hơi thở phào nhẽ nhõm ở tất cả mọi công nhân thuộc các doanh nghiệp Nhà nước làm việc…, nơi mà các hoạt động bị cản trở bởi những kẻ vừa bị loại bỏ”.
Về phần Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-Hye cáo buộc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dùng bạo lực tàn khốc nhất để củng cố quyền lực. Theo văn phòng Tổng thống, trong một cuộc họp chính phủ, nguyên thủ Hàn Quốc Park Geun-Hye tuyên bố “Triều Tiên giờ đây đang dấn sâu vào một sự cai trị dựa trên việc gieo rắc nỗi hoảng sợ, bằng hàng loạt vụ thanh trừng, nhằm củng cố quyền lực của người đứng đầu Kim Jong-un”.
Video đang HOT
Theo Dantri
Vì đâu Kim Jong-un đưa việc bắt chú lên truyền hình?
Ông Kim Jong-un đã bắt chú mình ngay giữa cuộc họp Bộ Chính trị Triều Tiên và còn cho phát những hình ảnh này trên truyền hình nhà nước. Vì đâu vị lãnh đạo trẻ tuổi này hành động như vậy?
Người đàn ông quyền lực bị phế truất
Đài Truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên ngày 9/12 đã công khai đoạn băng ghi lại hình ảnh cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị cảnh vệ bắt ngay trong phiên họp Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên mở rộng sáng 8/12.
Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đã cáo buộc những tội danh sau cho người đàn ông quyền lực nhất nhì trong chính trường quốc gia này như sau:
"Jang va môt sô thuôc câp cua ông ta đa pham cac tôi hinh sư vươt xa sư tương tương cua moi ngươi va nhưng hanh đông cua ho gây tôn thât năng nê cho đang va cach mang. Vi thê, trong cuôc hop, Bô Chinh tri quyêt đinh tươc moi chưc vu cua Jang va khai trư ông ta khoi Đang Lao đông. Đông chi Kim Jong-un tham dư va chi đao cuôc hop cua Bô Chinh tri", KCNA cho biêt.
"Không thể xem Jang Song-thaek là một con người với các hành vi của mình nữa", KCNA cho biết thêm
Hình ảnh ông Jang bị áp giải ra khỏi phiên họp Bộ Chính trị phát trên KCTV (Ảnh Yonhap)
"Nhóm Jang Song-thaek... liên kết với nhau chống đảng, phản cách mạng, có hành vi phe phái gặm nhấm sự thống nhất và đoàn kết", KCNA dẫn thông tin từ tờ Rodong Sinmun cho biết.
Đồng thời còn chỉ trích Jang Song-thaek là người đồi trụy, tham nhũng, từng sử dụng ma túy, có "quan hệ không đứng đắn" với phụ nữ, đánh bạc tại sòng bạc ở nước ngoài sau khi "bị ảnh hưởng bởi cách sống tư bản chủ nghĩa".
Điều đặc biệt, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp chủ trì cuộc họp này và việc bắt Jang Song-thaek diễn ra ngay trước mắt người cháu.
Vì đâu Kim Jong-un đưa chú lên truyền hình?
Trước hết, tại quốc gia này, truyền thông vô cùng giới hạn, hầu hết người dân chỉ được tiếp nhận thông tin qua các kênh truyền thông của nhà nước, do đó, việc đưa hình ảnh vụ bắt bớ, phế truất này lên kênh truyền hình quốc gia đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ nhân dân Triều Tiên sẽ biết được Jang Song-thaek là con người thế nào, vì sao bị bắt.
Đó là về mặt dư luận, Kim Jong-un đã công bố với cả nước việc bắt bớ, bãi nhiệm này là vì tương lai đất nước, không phải sự đấu đá quyền lực, dẹp yên những lời đồn thổi.
Còn thực chất vấn đề, Jang Song-thaek chỉ đứng thứ hai trong nhóm Lãnh tụ tối cao ở Triều Tiên. Nhân vật này hiện đang nắm giữ một loạt chức vụ: Ủy viên bộ chính trị, Ủy viên Đoàn chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia (NDC).
Ngoài ra ông còn là giám đốc của Ngân hàng Phát triển Nhà nước, Giám đốc của Tập đoàn Đầu tư quốc tế Taepung và là giám đốc của Tập đoàn Quốc tế Taesong.
Cố lãnh đạo Kim Jong Il (trái) và người em rể Jang Song-thaek (ngoài cùng bên phải).
Có thể nói nếu Kim Jong-un là một ông vua trẻ, thì Jang Song-thaek là nguyên lão đầu triều, là nhiếp chính vương. Với Kim Jong-un, ông chú quyền lực này vừa là công thần, nhưng cũng là mối hại lớn nhất nếu về lâu về dài.
Ngay từ thời còn cố lãnh tụ Kim Jong-il, Jang Song-thaek đã là "ái khanh", thậm chí khi Kim Jong-il đột quỵ, Jang là người thay ông Kim lãnh đạo quốc gia. Trong quá trình tiếp quản quyền lực, để khuất phục những lão tướng và những người con trai bị thất sủng khác, không có Jang Song-thaek, đã không có Kim Jong-un ngày nay.
Tuy nhiên, việc có quá nhiều quyền lực trong tay, khiến người chú khó có thể khuất phục đứa cháu thơ dại. Cùng với sự thân thiết thái quá với Bắc Kinh của nhân vật này, khiến Kim Jong-un khó lòng có thể yên tâm. Và việc tước quyền người chú là điều chắc chắn phải làm, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trong tình thế này, Kim Jong-un đã kiên quyết, nhanh gọn, khôn khéo.
Trước những nguy cơ bất ổn chính trị, vị lãnh đạo trẻ tuổi đã tạm rời xa Bình Nhưỡng, nơi có quân khu thủ đô, để tìm đến một doanh trại sát biên giới Trung Quốc, từ đó điều binh khiển tướng, tiến hạ được Jang Song-thaek, lùi có thể "tị nạn" tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Kim Jong-un đã tiến thành công.
Tước bỏ được quyền lực của người chú đồng nghĩa với việc Kim đã làm chủ Triều Tiên một cách đúng nghĩa, không bị những bóng cây đa cây đề của thời đại trước che chắn. Việc đưa hình ảnh người chú của mình lên truyền hình nhằm khẳng định chiến thắng và quyền lực đã là của Kim Jong-un.
Dường như, vị lãnh đạo này còn muốn nhắn nhủ với những người chưa toàn tâm toàn ý làm việc rằng, đâu mới là lãnh đạo thực sự của Triều Tiên.
Theo Báo Đất Việt
Nhà lãnh đạo Kim thẳng tay sa thải nhân vật quyền lực số 2 CHDCND Triều Tiên hôm nay (9/12) đã chính thức lên tiếng xác nhận thông tin về việc ông Jang Song-thaek - người chú rể quyền lực của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, đã bị tước mọi quyền hành và bị khai trừ khỏi Đảng Lao động Triều Tiên vì "tội chống lại Đảng và cách mạng", hãng thông tấn chính thức...