Báo Triều Tiên cảnh báo về viện trợ kinh tế của nước ngoài
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng bài bình luận khuyến khích tự lực về kinh tế đồng thời cho rằng phụ thuộc vào hỗ trợ từ bên ngoài để đối phó với tình hình lương thực trong nước giống như việc nhận “kẹo độc”.
Một cậu bé Triều Tiên tại cảnh đống ngô nơi chịu ảnh hưởng vì bão và lũ lụt tại tỉnh Nam Hwanghae năm 2011. Ảnh: Reuters
Bài bình luận được Rodong Sinmun đăng hôm 22/2, chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng lương thực ở Triều Tiên “dường như đã xấu đi”.
Trong khi đó, Rodong Sinmun cảnh báo không nên nhận viện trợ kinh tế từ “những kẻ đế quốc sử dụng viện trợ như một cái bẫy để cướp bóc và chinh phục” các nước nhận viện trợ đồng thời “can thiệp vào chính trị nội bộ của họ”.
“Thật sai lầm khi cố gắng thúc đẩy nền kinh tế bằng cách chấp nhận và ăn loại kẹo độc này”, bài đăng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Triều Tiên đã phải chịu tình trạng thiếu lương thực trong những năm gần đây bắt nguồn từ lũ lụt, bão, các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này cũng như việc cắt giảm mạnh hoạt động thương mại với Trung Quốc do đóng cửa biên giới và phong tỏa vì dịch COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se cho biết Bình Nhưỡng từng đề nghị Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thuộc Liên hợp quốc hỗ trợ tuy nhiên không có tiến triển do khác biệt liên quan đến vấn đề giám sát. WFP chưa phản hồi về thông tin này.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng nhận định Triều Tiên đã thừa nhận tình hình lương thực ngày càng xấu đi ở nước này khi thực hiện cuộc họp “khẩn cấp” của Đảng Lao động cầm quyền về nông nghiệp trong tháng 2. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết rất hiếm khi Bình Nhưỡng triệu tập một cuộc họp đặc biệt như vậy.
Quốc gia NATO bác bỏ khả năng gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine
Thủ tướng Giorgia Meloni tuyên bố Italy sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, bác bỏ thông tin trước đó cho rằng Rome đang chuẩn bị gửi một số chiến đấu cơ cũ để hỗ trợ lực lượng Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự cuộc họp báo chung ngày 21/2. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), bà Meloni đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc trao đổi với Tồng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev hôm 21/2.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên tờ La Repubblica, cho rằng Italy sẵn sàng gửi 5 máy bay chiến đấu tấn công mặt đất AMX cũ cho Ukraine, bà Meloni khẳng định: "Hiện tại, việc cung cấp chiến đấu cơ cho Kiev chưa được đưa ra trên bàn thảo luận. Quyết định này phải được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các đối tác quốc tế".
Thay vào đó, bà Meloni cho biết Italy đang thảo luận về gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine - bao gồm một số hệ thống phòng không, chẳng hạn bệ phóng tên lửa đất đối không SAMP/T, có khả năng được cung cấp với sự phối hợp của Pháp.
Trong khi Thủ tướng Meloni đã tiết lộ một số thông tin về lô vũ khí sắp viện trợ cho Ukraine, cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Antonio Tajani cho biết Italy sẽ gửi hệ thống phòng không mới đến nước này "trong vòng vài tuần". Chính phủ Italy cũng đã thông qua sắc lệnh tiếp tục hỗ trợ quân sự cho đến năm 2023, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí vô thời hạn cho Ukraine.
Mặc dù Kiev đã nhiều lần kêu gọi phương Tây gửi máy bay chiến đấu đến nước này, nhưng đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào chấp thuận. Một số thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chẳng hạn Ba Lan và Slovakia, đã đề xuất gửi những chiếc MiG-29 cũ thời Liên Xô trong kho vũ khí của họ đến Ukraine, nhưng vẫn chưa có nước nào tiến hành chuyển giao. Ba Lan kêu gọi Mỹ nên là quốc gia dẫn đầu "liên minh rộng lớn hơn" gồm các quốc gia cung cấp chiến đấu cơ cho Kiev.
Mặc dù Ba Lan là một trong những quốc gia có tiếng nói nhất trong việc yêu cầu đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu cho nước láng giềng, nhưng Tổng thống Andrzej Duda gần đây nhận thấy rằng Warsaw sở hữu chưa tới 50 chiếc máy bay chiến đấu trong kho. Điều này có nghĩa rằng nếu gửi chiến đấu cơ cho Kiev, Warsaw sẽ không còn chiếc nào dự phòng.
Về phần mình, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Meloni, ông Zelensky thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo nước ngoài "có quyền có lập trường của riêng mình", đề cập đến việc Italy từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Hai nhà lãnh đạo cũng đã ký kết tuyên bố chung tái khẳng định "sự ủng hộ dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế", trong khi Rome cam kết sẽ thúc đẩy "hỗ trợ chính trị và vật chất mạnh mẽ, hiệu quả cho Ukraine" trong số các đồng minh NATO và châu Âu.
Vào đầu tháng 2, ông Viktor Bondarev, cựu Tư lệnh Không quân Nga và Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng và an ninh, nói rằng các hệ thống phòng không của Nga có thể phá hủy tất cả máy bay chiến đấu của phương Tây chỉ trong 2 - 3 tháng nếu chúng được chuyển giao cho Ukraine.
"Hệ thống phòng không của chúng tôi hoạt động rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ quét sạch tất cả nguồn cung của Ukraine trong vòng 2 - 3 tháng. Họ cần phải học cách vận hành chúng nhưng việc này sẽ mất khoảng 6 - 12 tháng", ông Bondarev trả lời câu hỏi liệu phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine có thể ảnh hưởng ra sao đến tình hình xung đột.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Kiev chỉ khiến xung đột kéo dài, gây thêm nỗi thống khổ cho người dân, cũng như tạo ra nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.
Lý do Triều Tiên từ chối viện trợ lương thực Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết, dựa vào viện trợ bên ngoài để đối phó với thiếu hụt lương thực giống như nhận "kẹo độc". Hãng Reuters đưa tin, những năm gần đây, Triều Tiên chịu cảnh thiếu hụt lương thực do thiên tai, các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa...