Bảo trì công trình chi phí trên 500 triệu đồng phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số /2021/TT-BXD hướng đẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Ảnh minh họa: Lê Phú/Báo Tin tức
Thông tư này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường xuyên và vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Theo đó, chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán bao gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm; sửa chữa công trình; tư vấn phục vụ bảo trì, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhân với chi xây dựng phí và chi phí thiết bị.
Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí sửa chữa bao gồm: chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình, sửa chữa phần thiết bị và một số chi phí khác có liên quan…
Video đang HOT
Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán được xác định theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ xây dựng.
Nếu sửa chữa có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán căn cứ theo khối lượng và đơn giá; tổng hợp dự toán chi phí.
Thông tư cũng nêu rõ, chi phí quản lý bảo trì thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được xác định cụ thể. Nếu chi phí dưới 500 triệu đồng, xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm…
Một trong những nội dung được chú ý tại Thông tư này là việc sửa chữa công trình có chi phí mức trên 500 triệu đồng thì phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình và xác định bằng 3,5% tổng chi phí thực hiện công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình…
Ngừng tất cả các công trình xây dựng ở khu vực nguy cơ rất cao về COVID-19
Bộ Xây dựng hướng dẫn đối với khu vực có mức nguy cơ rất cao, phải tạm dừng thi công tất cả các công trình xây dựng, trừ các công trình sử dụng cho mục đích phòng, chống dịch.
Công trình phục vụ cho phòng chống dịch được ưu tiên hoạt động trong "vùng đỏ" - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bộ Xây dựng vừa có văn bản về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng ở những địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp.
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cân nhắc, xem xét một số nội dung:
Cơ quan chuyên môn về xây dựng phổ biến "Hướng dẫn đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" để các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn triển khai, áp dụng.
Cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với các địa phương đang giãn cách theo chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng thì dựa trên thực tế mà cho phép các công trình thi công dựa trên các tiêu chí. Cụ thể là: công trình xây dựng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh;
Công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quyết định của cấp có thẩm quyền; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng; công trình phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công xây dựng;
Các công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật ở ngoài đô thị, cách xa điểm dân cư tập trung;
Công trình xây dựng sắp hoàn thành khi đưa vào khai thác sử dụng có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội (khối lượng xây dựng đã thực hiện đạt trên 80%); công trình đang thi công xây dựng bắt buộc phải tiếp tục triển khai để đảm bảo kỹ thuật công trình, an toàn tính mạng cộng đồng hoặc ảnh hưởng, gây mất an toàn cho công trình liền kề;
Công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; công trình sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong phạm vi mặt bằng của doanh nghiệp;
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng trong khu dân cư có hàng rào che chắn xung quanh khu vực xây dựng và có khoảng cách đến nhà, công trình lân cận, trục đường giao thông chính tối thiểu từ 30m trở lên. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ, số lượng lao động có mặt tại công trình xây dựng không quá 10 người.
Riêng đối với khu vực có mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ), phải tạm dừng thi công xây dựng tất cả các công trình xây dựng, trừ các công trình xây dựng sử dụng cho mục đích phòng, chống dịch.
Siết chặt điều kiện kinh doanh bất động sản Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) đang hoàn thiện, Bộ Xây dựng đề xuất quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS, cũng như điều kiện của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh BĐS quy mô nhỏ, không thường xuyên. Theo...