Bão ‘trái vụ’ sẽ tăng cấp, tiến gần các tỉnh Tây Nam Bộ
Theo dự báo, bão số 1 (tên quốc tế Pabuk) di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Đến sáng 3-1, vị trí tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 200km, cách Côn Đảo 270km.
Ngày 2-1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 10 giờ cùng ngày vị trí tâm bão số 1 cách đất liền các tỉnh Nam Bộ khoảng 450km về phía Đông Nam, cách Côn Đảo khoảng 360km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Hình ảnh mây vệ tinh cho thấy cơn bão dự kiến sẽ tăng cấp.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 10 giờ ngày 3-1, vị trí tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 200km về phía Nam, cách Côn Đảo khoảng 270km về phía Tây Nam.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 4-1, vị trí tâm bão cách mũi Cà Mau khoảng 320km về phía Tây, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 230km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của bão, từ hôm nay đến hết ngày 3-1 ở vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Côn Đảo) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Để ứng phó với bão, sáng 2-1, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức họp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết hiện nay có 5 tỉnh cấm tàu thuyền ra khơi là Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang.
Đến sáng 2-1, lực lượng chức năng đã hướng dẫn, kiểm đếm cho 76.054 phương tiện/405.607 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Bên cạnh đó, theo báo cáo trực tiếp của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu cứu nạn Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện có 2 tàu chưa liên lạc được và 2 tàu bị chìm.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho rằng phải xác định đây là cơn bão nguy hiểm, “trái vụ” nên nguy cơ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, các đơn vị cần phối hợp thông báo cho các tàu thuyền tránh vùng biển nguy hiểm. Đồng thời, Bộ GTVT cần rà soát hoạt động vận tải biển vãng lai (không biết luồng lạch, địa hình) để tránh nguy hiểm…
VIẾT LONG
Theo PL
Bác tin ngoại thành Hà Nội ngập lụt do thủy điện Hoà Bình xả lũ
Trước nghi vấn cho rằng việc thủ đô Hà Nội ngập lụt là do xả lũ hồ thuỷ điện Hoà Bình, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng thông tin này không chính xác, gây hoang mang dự luận.
Ông Hoài nhấn mạnh, thông tin Hà Nội, Hoà Bình nước lên cao gây ngập lụt do xả lũ hồ Hòa Bình là không chính xác.
Thông tin Hà Nội, Hoà Bình nước lên cao gây ngập lụt do xả lũ hồ Hòa Bình là không chính xác gây hoang mang dư luận. Ảnh: Thành An
"Nước lên không phải do xả lũ hồ Hòa Bình, hiện nay hồ Hòa Bình đóng toàn bộ các cửa xả, đây là tình huống do mưa ở rừng ngang và từ trên núi đổ về. Đây là tình huống đặc biệt nhưng không phải tình huống bất thường, bởi năm ngoái đã xảy ra, năm nay lại tiếp tục xảy ra" - ông Hoài khẳng định.
Phân tích nguyên nhân nước lũ dâng cao tràn qua đê tả Bùi ở Chương Mỹ, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, về nguyên nhân gây ngập, trước hết là do mưa to với cường độ lớn, lũ tập trung nhanh. Do vậy, mưa lũ lên cao và uy hiếp các đê cấp 4. Tuy là đê cấp 4 nhưng phạm vi ảnh hưởng rất lớn.
2.700 ngôi nhà ở Hà Nội chìm trong biển nước. Ảnh: Thành An
"Vấn đề thứ hai là có ý kiến cho rằng, khả năng thoát nước của các sông chính kém. Sông Bùi đổ ra sông Tích, sông Tích dẫn ra sông Đáy. Do vậy, khả năng thoát nước sông Bùi phụ thuộc vào khả năng thoát nước của sông Đáy.
Tuy nhiên, sông Đáy là đổ ra sông Hồng qua sông Đào, sông Đáy còn đổ ra sông Hoàng Long (Ninh Bình). Có thể đợt lũ hôm qua do lũ ở ven đường Hồ Chí Minh đổ xuống, đổ ra các sông qua Ninh Bình và đổ ra sông Đáy. Chúng tôi cho rằng, một phần lũ ở sông Hoàng Long dâng cao nên cửa thoát của sông Đáy bị hạn chế" - Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết thêm.
Bên cạnh đó, có một vấn đề nữa là trong quá trình phát triển, nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng đã lấn ra hành lang thoát nước của các sông, làm giảm khả năng thoát lũ. Việc này không chỉ xảy ra ở sông Bùi mà ở nhiều sông khác trên cả nước.
Để khắc phục tình trạng ngập lụt tại các điểm trũng ở Hà Nội, Thứ trướng Hoàng Văn Thắng cho hay, thành phố cần tiếp tục củng cố lại hệ thống hạ tầng thoát lũ. Thành phố cũng phải nhận dạng lại những nơi trũng thấp, những nơi đê thấp để củng cố lại.
Đặc biệt là phải kiểm tra lại hướng thoát lũ, những chỗ gây cản trở dòng chảy, và phải lồng ghép phòng chống thiên tai vào hoạt động quản lý đất, xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Làm đường phải tính tới thoát nước, xây khu đô thị cũng phải tính tới thoát nước.
Theo Danviet
Bão số 1 vừa hình thành, cách Nam Bộ 500 km Chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 1 năm 2019 với tên quốc tế là Pabuk. 16h cùng ngày, tâm bão cách đất liền các tỉnh Nam Bộ 500 km và cách Côn Đảo 430 km. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết chiều 1/1, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển tây...