Báo TQ “tố” Philippines gây áp lực từ Vịnh Subic
Tờ China Daily cáo buộc, kế hoạch chuyển lực lượng Không quân và các căn cứ hải quân tới vịnh Subic của Philippines là nhằm gây áp lực với TQ và mời nước ngoài vào khu vực.
Tàu chiến Mỹ USS Essex neo đậu ở Vịnh Subic.
Cụ thể, trong một bài bình luận mới đây, tờ China Daily dẫn lời Phó Giám đốc Trung tâm Lịch sử và Địa lý biên giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Li Guoqiang, cáo buộc việc P hilippines tập trung lực lượng quân sự gần Biển Đông là nhắm vào Trung Quốc.
“Nếu tất cả các bên liên quan triển khai các lực lượng và tiềm lực quân sự như Manila, khu vực chắc chắn sẽ biến thành một thùng thuốc nổ”, ông Li nhấn mạnh.
Trong bài bình luận, ông Li cáo buộc động thái chuyển quân tới vịnh Subic của Philippines là vi phạm tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực.
Trong khi đó, tại Hội nghị Bộ trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á lần thứ 46 tại Brunei, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các hành động gây hấn, khiêu khích gây bất ổn ở Biển Đông của Trung Quốc tiếp tục đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với toàn bộ khu vực và vi phạm DOC.
Tại đây, Ngoại trưởng Del Rosario cũng bác bỏ các cáo buộc chống lại Philippines về vấn đề biển đảo của người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại diễn đàn an ninh khu vực.
Ông Su Hao, Giáo sư chuyên nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo, các lực lượng bên ngoài có chung mục tiêu kìm chế Trung Quốc và Philippines đang làm phức tạp vấn đề Biển Đông.
“Những gì Manila làm là để đáp ứng yêu cầu của Washington và các đồng minh của Mỹ nhằm tìm kiếm sự hẫu thuận mạnh hơn từ phía các nước này”, ông Su cáo buộc.
Bài bình luận của China Daily cũng dẫn nhận xét từ trang Military Times có trụ sở ở Mỹ rằng, đối với chiến lược chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương của Lầu Năm góc, các căn cứ Philippines là một điểm dừng lý tưởng, cách căn cứ Guam 1.600 km về phía tây, nơi 4 tàu Mỹ đang hoạt động.
Video đang HOT
Tờ báo cũng dẫn lời Carl Baker, chuyên gia quốc phòng Mỹ ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Với sự nhận thức về mối đe dọa hiện hữu từ Trung Quốc, tôi cho rằng, sự hiện diện của Mỹ trong khu vực sẽ được chào đón và quan tâm hơn”.
Tuy nhiên, ông Su cũng thận trọng bình luận, vai trò của Mỹ đối với khu vực trong tương lai vẫn còn chưa rõ ràng.
“Mỹ sẽ muốn thấy Manila có khả năng đặt ra các mối đe dọa đối với Trung Quốc hoặc có thể kéo Manila về sau hậu trường. Nhưng trên thực tế, có sự miễn cưỡng ở Mỹ để theo đuổi các xung đột mở với Trung Quốc”, ông Su bình luận.
Báo China Daily còn trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, ngay sau khi có nguồn hỗ trợ kinh phí trong tay, chính phủ Philippines sẽ chuyển Không quân và Hải quân – bao gồm chiến đấu cơ và tàu chiến – tới vịnh Subic để có khả năng tiếp cận nhanh hơn, sâu hơn vào các vùng biển thuộc Biển Đông.
Theo các nguồn tin, việc chuyển quân tới vịnh Subic sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cần thiết để triển khai chiến đấu cơ vào Biển Đông tới hơn 3 phút so với việc triển khai từ căn cứ không quân Clark, phía bắc Manila, căn cứ số 1của không quân Philippines.
Bến cảng sâu tự nhiên của vịnh Subic cũng có khả năng chứa 2 tàu chiến lớn mà Philippines mới tậu của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez đã xác nhận, vịnh Subic có cảng nước sâu có thể tiếp nhận được các tàu khu trục hải quân cỡ lớn.
Các lực lượng Mỹ bao gồm tàu và máy bay cũng sẽ được cấp quyền tiếp cận tạm thời vào căn cứ quân sự Philippines.
Phó Tư lệnh Không quân Philippines, Thiếu tướng Raul Dimatatac cho biết, Manila đã mua 12 chiến đấu cơ để triển khai tới các căn cứ không quân mới được thành lập ở vịnh Subic.
“Sẽ có hai giai đoạn (liên quan đến việc chuyển quân tới vịnh Subic). Việc đầu tiên liên quan đến các nhu cầu tối thiểu của chúng tôi để khi phi đội chiến đấu cơ được triển khai tới đây, chúng tôi có thể vận hành chúng”, Tướng Raul Dimatatac nhấn mạnh.
Giai đoạn thứ 2, theo ông Dimatatac sẽ liên quan đến cuộc chuyển quân thực sự từ căn cứ quân sự Clark tới vịnh Subic. Ông Dimatatac cũng cho biết vịnh Subic đã có một đường băng và một bãi đậu.
Theo Kiến thức
Báo TQ đánh giá cao tàu ngầm Kilo Việt Nam
Trong một bài viết về tàu ngầm các nước trong khu vực, Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá cao về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam.
Tờ báo này viết, cuối năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm kiểu 636M lớp Kilo, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào cuối năm 2013.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang chạy thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa
Tàu ngầm Kilo 636M có lượng giãn nước khoảng 3.100 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.
Vì tính năng chống ồn ưu việt của những tàu ngầm này mà khối quân sự NATO ca ngợi nó như "hố đên đại dương".
Chuyên gia Trung Quốc bình luận, khả năng của 6 tàu ngầm này là không thể bỏ qua, Việt Nam sau khi nhận được tất cả những chiếc tàu ngầm với sự giúp đỡ của Nga, Ấn Độ sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể trên biển.
Cũng theo Hoàn Cầu, tàu ngầm Kilo dành cho Việt Nam được trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng các loại ngư lôi, thủy lôi và tên lửa hành trình 3M-54E Klub-S rất thích hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ chống hạm nổi, chống ngầm trên Biển Đông.
Trong đó, đạn tên lửa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Nạp đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S lên tàu ngầm.
Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg.
Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc - tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.
Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.
Còn theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam hoàn toàn có thể phóng siêu ngư lôi VA-111 nhưng việc chúng ta có mua nó hay không đó lại là vấn đề khác.
Ngoài ra, hệ thống phóng ngư lôi của tàu Kilo có thể sử dụng để bắn loại ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval. Ngư lôi được bắn ra từ máy phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm với tốc độ 93km/h. Sau đó động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đẩy tốc độ của ngư lôi lên quá 370km/h.
Tầm bắn với biến thể đầu tiên chỉ khoảng 7km, các biến thể nâng cấp về sau có tầm bắn từ 11-15km. Do thiết kế ứng dụng công nghệ tạo ra siêu khoang nên ngư lôi có độ sâu hoạt động chỉ khoảng 100m đổ lại.
VA-111 lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn.
Theo VTC
Philippines dồn hải quân, không quân ra Biển Đông Philippines có kế hoạch di chuyển những doanh trại không quân và hải quân lớn đến một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở phía bắc thủ đô Manila nhằm giúp lực lượng lược này có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với vùng lãnh hải đang bị Trung Quốc tranh chấp ở Biển Đông. Thông tin này đã được Bộ trưởng...