Báo TQ: “Thủ tướng Nhật sử dụng logic xã hội đen”
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cáo buộc rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sử dụng logic xã hội đen khi so sánh mối quan hệ Trung – Nhật với mối quan hệ Anh-Đức trước Thế chiến I.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng nội dung của cuộc phỏng vấn đã bị người dịch “thêm thắt”, nhưng truyền thông Trung Quốc vẫn phản ứng rất mạnh mẽ.
Báo Nhân dân Hàng ngày (People’s Daily) viết: “Việc Abe bóp méo hoàn toàn sự thật và bôi nhọ trắng trợn Trung Quốc bằng cách sử dụng logic xã hội đen là bằng chứng cho thấy Nhật Bản chối bỏ lịch sử suy đồi của chủ nghĩa đế quốc xâm lược, sự thống trị thực dân”.
Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Thủ tướng Nhật sử dụng logic xã hội đen.
“Trò tung hứng của các chính trị gia Nhật Bản như trò hề thỉnh thoảng lại xuất hiện trên sân khấu lịch sử”.
Video đang HOT
“Nếu Nhật Bản không bước ra khỏi vòng tròn ma giáo mà họ đã tự vẽ ra và bướng bỉnh định nghĩa công lý quốc tế bằng những ảo tưởng lịch sử, chúng tôi sẽ chăm sóc họ tới cùng”.
“Tuy nhiên, nếu sự việc phải xảy ra theo cách này, kết thúc của nó sẽ là thảm cảnh ghê sợ cho toàn nước Nhật”, People’s Daily viết với giọng đầy thách thức.
“Abe đã sai, nhưng ông ta đang tìm kiếm nền tảng từ lịch sử trước Thế chiến I giống như một con người đói khát không cần kén chọn xem sẽ ăn cái gì”.
Bài bình luận này còn được dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên Tân Hoa Xã.
Hồi tháng trước, theo các phương tiện truyền thông, trả lời câu hỏi của các phóng viên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos về việc có khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc hay không, ông Abe đã so sánh mối quan hệ giữa Nhật Bản – Trung Quốc hiện tại với mối quan hệ giữa Anh – Đức trước Thế chiến I.
Tuy vậy, khi đó ông Abe trả lời bằng tiếng Nhật và chính phủ Nhật đã lên tiếng khẳng định rằng bản dịch đã bị thổi phồng.
Hãng thông tấn AFP dịch chính xác lại câu trả lời của ông Abe như sau: “Năm nay đánh dấu 100 năm kể từ Thế chiến I. Tại thời điểm đó Anh – Đức có mối quan hệ rất tốt về kinh tế, nhưng họ đã đánh nhau. Tôi nhắc tới lịch sử này như là cách để thêm vào bình luận.”
“Nếu điều bạn vừa nói xảy ra, nó không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới cả Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn gây thiệt hại lớn đối với thế giới. Chúng ta phải đảm bảo cho điều này không xảy ra”, ông nói thêm.
Theo Infonet
Mỹ tiết lộ vũ khí giả chất thải chó trong chiến tranh ở VN
Trong suốt thời gian tham chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng loại thiết bị do thám tinh vi giả dạng phân chó hoặc phân khỉ để giám sát bộ đội ta.
Thiết bị mang tên "bộ phát Dog Doo T-1151" cho phép quân đội Mỹ giám sát tuyến đường vận chuyển hàng hóa của bộ đội Việt Nam, đồng thời hỗ trợ phát hiện binh lính Mỹ bị thương. Thiết bị này khá nhỏ và trông giống bãi chất thải của loài chó hoặc khỉ. Tuy nhiên, nó là một trong những phương tiện chiến tranh hiện đại và tối mật của Mỹ.
Thiết bị do thám T-1151 của quân đội Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.
Thiết bị này phát ra tín hiệu cảnh báo khi có chuyển động gần nó. Quân đội Mỹ phát triển T-1151 nhằm phục vụ mục đích tình báo, do thám trong năm 1970 của thế kỷ trước. Sau đó, lính Mỹ dùng nó để giám sát chuyển động trong rừng rậm Việt Nam suốt những năm tham chiến. Vỏ bọc ngoài sức tưởng tượng giúp thiết bị này tồn tại trong một thời gian dài.
Rất nhiều đơn vị khác nhau của quân đội Mỹ theo dõi tín hiệu từ các thiết bị do thám T-1151, trong đó có cả Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Thiết bị này rất dễ ngụy trang do chỉ dài hơn 10 cm và cao 2,5 cm. Nó có khả năng gửi hoặc nhận tín hiệu radio, thông thường là mã Morse. T-1151 hiếm khi bị phát hiện. Điểm yếu duy nhất của nó là dung lượng pin.
Quân đội Mỹ thả rất nhiều thiết bị do thám dọc đường mòn Hồ Chí Minh bằng máy bay. Sau khi T-1151 phát hiện chuyển động, không quân Mỹ sẽ đưa máy bay chiến đấu tới tấn công mục tiêu hoặc đưa trực thăng chuyên dụng tới sơ tán binh sĩ gặp nạn. Cùng với những thiết bị do thám chuyển động khác, quân đội Mỹ gây ra rất nhiều khó khăn cho bộ đội ta trong sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Cựu chiến binh Mỹ, Lầu Năm Góc phải huy động 8,7 triệu quân nhân trên khắp thế giới phục vụ chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1964 - 1975, với 3,4 triệu quân được đưa tới Đông Nam Á. Khoảng 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh tại Việt Nam, chủ yếu trên lãnh thổ ba nước Đông Dương.
Theo Zing new
Nhật lo ngại tác động của chạy đua vũ trang ở châu Á Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo cộng đồng quốc tế về những mối nguy cơ đối với hòa bình và ổn định tại châu Á. Ngày 23/1, phát biểu tại Davos (Thụy Sĩ), nhân dịp tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thủ tướng Abe kêu gọi các nước kiềm chế cuộc chay đua vũ...