Báo TQ nói gì về “thất bại” của người dân Hong Kong?
Bài báo được đăng tải rộng rãi ở Trung Quốc phản ánh cách nhìn của họ về vấn đề Hong Kong hiện nay.
Ngày 6/10, các tờ báo ở Trung Quốc đồng loạt đăng tải một bài viết được cho là của một nghị sĩ Hong Kong giấu tên nhằm “giải thích” về thất bại của cuộc biểu tình đòi dân chủ hiện nay do sinh viên Hong Kong phát động.
Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong lúc cao điểm với hàng vạn người tham gia
Bài báo này đã được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội và trang thông tin Trung Quốc, nhằm giúp người dân nước này “hiểu rõ hơn” về cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay và nguyên nhân vì sao phong trào này không thể thành công.
Chúng tôi xin trích bài báo đã được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo và trang mạng Trung Quốc:
Để hiểu được vì sao Hong Kong đang đi xuống, chúng ta phải nắm được nó phất lên như thế nào: Từ lâu thành phố này đã đóng vai trò là điểm trung chuyển thương mại và liên lạc giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây. Thế nhưng kể từ khi được trao trả về cho Trung Quốc, vị thế này của Hong Kong bắt đầu phai nhạt.
Video đang HOT
Nhiều người dân Hong Kong đổ lỗi điều này cho sự bất tài của chính quyền, tuy nhiên cách giải thích này không có cơ sở. Lý do thật sự là mối quan hệ trực tiếp giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây cũng như Đài Loan đã được tăng cường, khiến vai trò trung gian của Hong Kong ngày càng mờ nhạt.
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong
Vấn đề thực sự của Hong Kong là phần lớn người dân không ý thức được sự thay đổi này, bởi thế họ chưa sẵn sàng về mặt tư tưởng cho tái cấu trúc nền kinh tế. Thái độ của nhiều người dân Hong Kong với sự thay đổi thời cuộc đó có thể được mô tả bằng từ “coi thường”.
Trong hai năm qua, tin tức về những xung đột giữa người dân Hong Kong và du khách đại lục đã liên tục xuất hiện trên báo. Có người dân Hong Kong đã gọi người Trung Quốc đại lục là “ăn tàn phá hoại”, thậm chí một hướng dẫn viên du lịch Hong Kong còn lớn tiếng nhục mạ du khách Trung Quốc.
Điều này vô cùng khác thường, bởi trong những năm gần đây, Hong Kong giàu lên trông thấy nhờ du lịch, thế nhưng họ lại để người dân có những cách hành xử như vậy đối với du khách?
Đó chỉ là một ví dụ cho thấy người dân Hong Kong không hiểu được mảnh đất mà mình sinh sống đang thay đổi như thế nào. Nhìn bề ngoài, người Hong Kong có vẻ như những đại diện nổi trội của chủ nghĩa tư bản thị trường hào nhoáng. Nhưng từ cốt cách bên trọng, họ vẫn chỉ là những nông dân có tầm nhìn không vượt quá lũy tre làng.
Một sinh viên giơ biểu ngữ “Hong Kong dành cho người Hong Kong”
Ngoài miệng, họ luôn nói về thương mại quốc tế, nhưng họ không hiểu được rằng sự trỗi dậy của Hong Kong phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Bởi vậy mà người dân Hong Kong nhìn nhận sự phát triển của thành phố với cái đầu đầy u mê, và trong tương lai, họ sẽ trở nên lụi tàn bởi chính sự u mê này.
Tất nhiên, nhiều người Hong Kong không chịu thừa nhận điều này. Họ thích đổ lỗi cho chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong vì sự trì trệ hiện nay, rằng mọi thứ bây giờ tồi tệ hơn rất nhiều so với thời Hong Kong còn là thuộc địa của Anh.
Theo Khampha
Hồng Kông: Người biểu tình giảm mạnh, công chức trở lại làm việc
Sáng nay 6.10, các đường phố Hồng Kông đã vắng hẳn người biểu tình đòi dân chủ. Ở các điểm biểu tình, thay vì hàng chục nghìn người xuống đường như các đêm trước, chỉ còn vài trăm người vẫn còn cắm trại trên đường phố. Tuy nhiên sinh viên đe dọa sẽ tiếp tục xuống đường nếu đối thoại không hiệu quả.
Dân công sở cũng đã trở lại làm việc ở các trụ sở chính quyền. Đêm qua, những người biểu tình ở trung tâm đã dỡ các rào cản, dọn đường quang quẻ để các viên chức có lối đi làm. Người biểu tình còn lại ngủ qua đêm một cách yên ổn trên những tấm thảm rải rác trên con đường cao tốc 8 làn chạy qua khu tài chính của Hồng Kông.
Tờ Bưu điện hoa Nam buổi sáng cho biết: Tại điểm biểu tình quận Admiralty ở khu trung tâm, sáng đầu tuần chỉ còn khoảng 100 người vẫn căng khẩu hiệu phản đối. Bên ngoài văn phòng Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh còn khoảng 10 người. Ở quận Mong Kok nơi những ngày cuối tuần qua đã xảy ra ẩu đả với những người muốn biểu tình chấm dứt, cũng chỉ còn khoảng 200 người biểu tình đòi dân chủ vẫn ở lại.
Ông Lương Chấn Anh trước đó đã ra tối hậu thư để người biểu tình phải rút trước sáng 6.10, tạo điều kiện cho các cơ quan công quyền hoạt động trở lại, nếu không cảnh sát sẽ làm mọi việc cần thiết để khôi phục trật tự. Hạn chót của tối hậu thư đã trôi qua mà không có sự cố gì lớn.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, người biểu tình đòi dân chủ không rút lui một cách dễ dàng như chính quyền mong muốn.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông đã ra thông cáo báo chí cho biết, họ đã gặp 3 đại diện của chính quyền để chuẩn bị cho đàm phán sắp tới với phó trưởng đặc khu Carrie Lam. Hai bên không đạt được thỏa thuận, nhưng đồng ý sẽ tiếp tục đối thoại trên tinh thần trực tiếp và tôn trọng lẫn nhau. Sinh viên đặt ra 3 điều kiện để đàm phán: Đối thoại phải tiếp tục, lãnh đạo sinh viên phải được đối xử bình đẳng, phải có thay đổi chính trị thực sự sau đàm phán.
Phát biểu với đám đông tại các cuộc biểu tình, tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Alex Chow đã kêu gọi người biểu tình "tiếp dầu" và thúc giục phong trào cần tiếp tục. Liên đoàn sinh viên cũng yêu cầu chính phủ cần nghiêm khắc trừng trị những kẻ gây bạo lực với người biểu tình, kiềm chế việc "dọn dẹp" các điểm biểu tình bằng vũ lực. Nếu không, họ cảnh báo, giới sinh viên sẽ tiếp tục phản đối cho tới khi đạt được đối thoại có hiệu quả.
Theo LDO
Nga: Sự kiện ở Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc Người đứng đầu ngành an ninh Hong Kong (Trung Quốc) Lai Tung-kwok ngày 4/10 cho biết lực lượng an ninh đã bắt giữ 19 người trong các cuộc ẩu đả xảy ra giữa những người biểu tình ủng hộ và phản đối phong trào "Chiếm Trung tâm. Cảnh sát ngăn dòng người biểu tình tập trung tại quận Kowloon, Hong Kong ngày 3/10....