Báo TQ lo ngại khi Nhật Bản trang bị tiêm kích F-35 cho tàu sân bay
Bắc Kinh coi việc Mỹ quyết định bán 105 tiêm kích F-35 cho Nhật Bản là động thái cực kỳ nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đe dọa an ninh đối với các quốc gia láng giềng như Nga, Trung Quốc.
Nhật Bản đã bắt đầu hoán cải tàu khu trục đa năng Izumo thành tàu sân bay hạng nhẹ.
Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đăng bài xã luận, bày tỏ sự quan ngại với các động thái tăng cường năng lực quân sự của Nhật Bản.
Hoàn Cầu cho rằng, việc Nhật Bản mua một lượng lớn tiêm kích tàng hình F-35 thoạt đầu có vẻ hợp lý vì Tokyo cần nâng cấp các tiêm kích F-2 và F-15 để đối phó với các đối thủ tiềm tàng trong khu vực như Nga và Trung Quốc.
Nhưng Hoàn Cầu bày tỏ quan ngại khi mục đích thực sự của bản hợp đồng trên là nhằm bổ sung các tiêm kích F-35B trang bị cho hai tàu sân bay mà Nhật bản đang hoán cải.
Nhật Bản hiện đang hoàn cải tàu khu trục đa năng Izumo để biến con tàu này trở thành một tàu sân bay hạng nhẹ. Đây là dấu mốc đáng kể, đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản sở hữu tàu sân bay kể từ Thế chiến 2.
Video đang HOT
Ngoài Izumo, Nhật bản cũng sẽ hoán cải tàu Kaga, biến con tàu này thành tàu sân bay. Hai tàu sân bay Nhật có thể mang theo tối đa 20 tiêm kích F-35B.
Hoàn Cầu nhận định, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nhật Bản đang hướng tới chiến lược phát triển tàu sân bay. Trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ đóng một tàu sân bay thực sự với lượng giãn nước lên tới 50.000 tấn.
Nếu Nhật Bản mua các tiêm kích F-35C, điều này sẽ đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược phát triển tàu sân bay của Nhật.
Hoàn Cầu coi bước tiến quân sự của Nhật Bản là mối đe dọa lớn với các nước láng giềng như Nga và Trung Quốc. Đây có thể là dấu hiệu Nhật Bản chuyển từ giai đoạn hòa bình sang giai đoạn hiếu chiến hơn như thời Thế chiến 2.
Trong khi đó, chính phủ Nhật bản từng nhiều lần khẳng định sẽ chỉ sử dụng hai tàu sân bay Izumo và Kaga cho mục đích phòng thủ.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng hợp tác với Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, làm suy yếu đáng kể năng lực tấn công tầm xa và đe dọa an ninh Trung Quốc.
Người Nhật biết họ chỉ có thể phát triển năng lực quân sự nếu được Mỹ cho phép. Nhưng họ đang tìm cách để thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa này, Hoàn Cầu phân tích.
Nếu như Nhật Bản tiếp tục cải thiện sức mạnh quân sự còn Mỹ làm ngơ, các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Nga sẽ cảm thấy lo ngại nhất, Hoàn Cầu kết luận.
Nhật Bản trang bị ngay tiêm kích F-35B trên tàu sân bay, "dằn mặt" Trung Quốc
Mỹ ngày 9.7 phê chuẩn thỏa thuận bán 105 tiêm kích tàng hình F-35 cho Nhật Bản, bao gồm 42 chiếc F-35B để Nhật Bản trang bị ngay trên tàu sân bay.
Tàu khu trục đa năng JS Izumo của Nhật đang được hoán cải thành tàu sân bay hạng nhẹ tại nhà máy đóng tàu ở Yokohama.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đã đồng ý bán cho Tokyo 105 tiêm kích tàng hình F-35, bao gồm 63 chiếc F-35A, 42 chiếc F-35B và 110 động cơ F135. Lô hàng cũng bao gồm các thiết bị phụ trợ, pháo sáng và chi phí huấn luyện phi công.
Ước tính tổng giá trị lô hàng lên tới 23 tỉ USD. Thỏa thuận được xác nhận đưa Nhật Bản là quốc gia sở hữu nhiều tiêm kích tàng hình F-35 nhất ngoài Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong thỏa thuận là Mỹ đồng ý bán cho Nhật Bản các tiêm kích hạm F-35B. Những chiếc máy bay này sẽ được trang bị cho tàu sân bay lớp Izumo của Nhật. Nhật Bản chưa chính thức thông báo các tiêm kích F-35B sẽ được giao cho hải quân hay không quân.
Trả lời trên trang USNI, quan chức Mỹ xác nhận đã "bật đèn xanh" để tiêm kích F-35B hoạt động trên các tàu lớp Izumo. Một khi Mỹ bàn giao các tiêm kích hạm F-35B đầu tiên, Nhật Bản có thể trang bị ngay trên các tàu này mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng trên tàu sân bay.
Các bức ảnh chụp tai nhà máy đóng tàu ở Yokohama tuần trước cho thấy Nhật Bản đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hoán cải tàu khu trục đa năng JS Izumo. Phần boong tàu được gia cố để đáp ứng yêu cầu cất và hạ cánh của tiêm kích F-35B, đài chỉ huy được thay thế, pháo đánh chặn tầm gần phalanx tạm thời được dỡ bỏ. Chi phí hoán cải ước ước tính vào khoảng 28 triệu USD.
Sau JS Izumo, Nhật Bản sẽ tiếp tục hoán cải tàu JS Kaga. Đây sẽ là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản sở hữu tàu sân bay kể từ sau Thế chiến 2.
Hai tàu sân bay hạng nhẹ Izumo và Kaga của Nhật có lượng giãn nước 24.000 tấn, mỗi chiếc có thể mang theo tối đa 12 tiêm kích hạm F-35B, 8 trực thăng V-22 Osprey. Tàu cũng mang theo 400 lính thủy đánh bộ và 50 xe tải 3,5 tấn (hoặc phương tiện chiến đấu tương đương).
Một cựu quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển Nhật là nguyên nhân Tokyo cần sớm sở hữu hạm đội tàu sân bay.
Nhật Bản từng nhiều lần khẳng định mục đích hoán cải tàu sân bay là để phòng thủ, bảo vệ lợi ích ở quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Ngoài ra, sở hữu tàu sân bay giúp Nhật Bản mở rộng năng lực chiến đấu, hỗ trợ Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.
Tàu Nhật Bản tham gia tập trận cùng tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông Hai tàu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) hôm 7/7 tham gia tập trận cùng tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu khu trục USS Mustin tại Biển Đông. Hôm 8/7, trên Twitter, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết hai tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki của nước này đã tham gia tập...