Báo TQ khuyên Mỹ nên chấp nhận đề nghị đối thoại của…
Bắc Kinh muốn Washington xem xét nghiêm túc đề nghị đàm phán hòa bình gần đây của Bình Nhưỡng nhằm tạo điều kiện chấm dứt căng thẳng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Một bài xã luận đăng trên Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc mới đây đã nhấn mạnh như vậy. Theo Tân Hoa xã, Washington nên tận dụng “sự sẵn sàng bất thường” của Bình Nhưỡng để tổ chức các cuộc đàm phán Mỹ – Triều – Hàn.
Giới phân tích từng nhận định, năm 2014, Triều Tiên đã có động thái đẩy mạnh việc tiếp cận cả Nga và Nhật Bản, có thể xuất phát từ việc bị đồng minh ruột Trung Quốc “lạnh nhạt”.
Năm nay, theo Tân Hoa xã, Triều Tiên sẽ mở rộng “cuộc tấn công quyến rũ” của họ trong đó, mục tiêu có thể bao gồm Mỹ lẫn Hàn Quốc. Dấu hiệu đầu tiên cho việc này chính là việc Bình Nhưỡng gần đây đang tích cực tìm cách nối lại đối thoại với Washington và Seoul.
Ông Chung-in Moon, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc) bình luận, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh đến nhiệm vụ cải thiện quan hệ liên Triều trong bài phát biểu đầu năm mới (2015) được cho là “sự thay đổi đáng kể”. Ông Kim còn đề cập đến việc “xích lại càng gần càng tốt” với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu năm mới đã tỏ ý sẵn sàng nối lại đối thoại với Mỹ, Hàn.
Video đang HOT
Gần đây nhất, Bình Nhưỡng đưa ra điều kiện sẽ tạm ngừng các vụ thử hạt tên lửa, hạt nhân của mình nếu Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự chung – vấn đề vốn luôn khiến Bình Nhưỡng quan ngại và cho rằng, đây là sự chuẩn bị cho một âm mưu xâm lược Triều Tiên.
Trong khi Hàn Quốc phản ứng tích cực và cũng kêu gọi Triều Tiên chấp nhận nối lại đối thoại mà không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào, chính quyền Mỹ lại tỏ ra thờ ơ, thậm chí, có thái độ thiếu tích cực. Theo Tân Hoa xã, đề nghị ngừng thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên nếu Mỹ, Hàn ngừng tập trận quân sự chung đã bị Washington diễn giải là “một mối đe dọa”.
Chính quyền Obama của Mỹ cũng như chính quyền tiềm nhiệm Bush đều bỏ qua thiện chí của Bình Nhưỡng, thậm chí cả trong các cuộc đối thoại.
Thậm chí, gần đây, Washington còn làm leo thang căng thẳng với Bình Nhưỡng khi áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung với Triều Tiên sau khi cáo buộc nước này đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào hãng phim Sony Pictures.
Trung Quốc đã rất thất vọng trước thái độ thù địch cố chấp của Mỹ đối với Triều Tiên: “Phản ứng của Mỹ đối với Triều Tiên là tiêu cực và đáng thất vọng” – theo Tân Hoa xã. Hãng thông tấn Trung Quốc nhấn mạnh, Mỹ có ảnh hưởng lớn tới các cuộc đàm phán liên Triều và cần phải sử dụng sức mạnh đó một cách khôn ngoan để mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh mong muốn Mỹ sẽ chấp nhận đề nghị của Triều Tiên.
“Trung Quốc kiên quyết theo đuổi cam kết việc phi hạt nhân hóa để bảo vệ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi ủng hộ và mong muốn các bên liên quan đạt được mục tiêu nói trên thông qua các cuộc đối thoại và tham vấn. Chúng tôi phản đối mọi động thái làm leo thang căng thẳng”, Tân Hoa xã dẫn lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo mới đây.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cũng đăng bài bình luận nhận định, Mỹ quyết định từ chối đề nghị đối thoại của Triều Tiên là “hành động vô cùng đáng tiếc và phản tác dụng”.
“Mỹ nên xem xét lại quyết định của mình, thay vì quay lưng lại, hãy hoan nghênh thái độ hòa hoãn của Triều Tiên. Sự mất lòng tin sâu sắc giữa Triều Tiên và Mỹ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên”, theo Thời báo Hoàn cầu.
Theo NTD
Báo TQ khuyên Mỹ nên chấp nhận đề nghị đối thoại của Triều Tiên
Bắc Kinh muốn Washington xem xét nghiêm túc đề nghị đàm phán hòa bình gần đây của Bình Nhưỡng nhằm tạo điều kiện chấm dứt căng thẳng đã kéo dài nhiều thập kỷ qua trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Một bài xã luận đăng trên Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc mới đây đã nhấn mạnh như vậy. Theo Tân Hoa xã, Washington nên tận dụng "sự sẵn sàng bất thường" của Bình Nhưỡng để tổ chức các cuộc đàm phán Mỹ - Triều - Hàn.
Giới phân tích từng nhận định, năm 2014, Triều Tiên đã có động thái đẩy mạnh việc tiếp cận cả Nga và Nhật Bản, có thể xuất phát từ việc bị đồng minh ruột Trung Quốc "lạnh nhạt".
Năm nay, theo Tân Hoa xã, Triều Tiên sẽ mở rộng "cuộc tấn công quyến rũ" của họ trong đó, mục tiêu có thể bao gồm Mỹ lẫn Hàn Quốc. Dấu hiệu đầu tiên cho việc này chính là việc Bình Nhưỡng gần đây đang tích cực tìm cách nối lại đối thoại với Washington và Seoul.
Ông Chung-in Moon, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc) bình luận, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhấn mạnh đến nhiệm vụ cải thiện quan hệ liên Triều trong bài phát biểu đầu năm mới (2015) được cho là "sự thay đổi đáng kể". Ông Kim còn đề cập đến việc "xích lại càng gần càng tốt" với Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu năm mới đã tỏ ý sẵn sàng nối lại đối thoại với Mỹ, Hàn.
Gần đây nhất, Bình Nhưỡng đưa ra điều kiện sẽ tạm ngừng các vụ thử hạt tên lửa, hạt nhân của mình nếu Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự chung - vấn đề vốn luôn khiến Bình Nhưỡng quan ngại và cho rằng, đây là sự chuẩn bị cho một âm mưu xâm lược Triều Tiên.
Trong khi Hàn Quốc phản ứng tích cực và cũng kêu gọi Triều Tiên chấp nhận nối lại đối thoại mà không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào, chính quyền Mỹ lại tỏ ra thờ ơ, thậm chí, có thái độ thiếu tích cực. Theo Tân Hoa xã, đề nghị ngừng thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên nếu Mỹ, Hàn ngừng tập trận quân sự chung đã bị Washington diễn giải là "một mối đe dọa".
Chính quyền Obama của Mỹ cũng như chính quyền tiềm nhiệm Bush đều bỏ qua thiện chí của Bình Nhưỡng, thậm chí cả trong các cuộc đối thoại.
Thậm chí, gần đây, Washington còn làm leo thang căng thẳng với Bình Nhưỡng khi áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung với Triều Tiên sau khi cáo buộc nước này đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào hãng phim Sony Pictures.
Trung Quốc đã rất thất vọng trước thái độ thù địch cố chấp của Mỹ đối với Triều Tiên: "Phản ứng của Mỹ đối với Triều Tiên là tiêu cực và đáng thất vọng" - theo Tân Hoa xã. Hãng thông tấn Trung Quốc nhấn mạnh, Mỹ có ảnh hưởng lớn tới các cuộc đàm phán liên Triều và cần phải sử dụng sức mạnh đó một cách khôn ngoan để mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh mong muốn Mỹ sẽ chấp nhận đề nghị của Triều Tiên.
"Trung Quốc kiên quyết theo đuổi cam kết việc phi hạt nhân hóa để bảo vệ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi ủng hộ và mong muốn các bên liên quan đạt được mục tiêu nói trên thông qua các cuộc đối thoại và tham vấn. Chúng tôi phản đối mọi động thái làm leo thang căng thẳng", Tân Hoa xã dẫn lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong một cuộc họp báo mới đây.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cũng đăng bài bình luận nhận định, Mỹ quyết định từ chối đề nghị đối thoại của Triều Tiên là "hành động vô cùng đáng tiếc và phản tác dụng".
"Mỹ nên xem xét lại quyết định của mình, thay vì quay lưng lại, hãy hoan nghênh thái độ hòa hoãn của Triều Tiên. Sự mất lòng tin sâu sắc giữa Triều Tiên và Mỹ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên", theo Thời báo Hoàn cầu.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)
Giải mã sự vắng bóng của ông Kim Jong-un trước công chúng - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ít xuất hiện trước công chúng hơn trong năm 2014 do phải nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật mắt cá chân. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn tin tức từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, ông Kim đã xuất hiện 172 lần trong 2014. Con số này giảm 17,7% so với...