Báo TQ: Hậu quả lạnh gáy nào sẽ xảy ra nếu quan chức Mỹ tiếp tục tới thăm Đài Loan?
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời một số nhà phân tích nhận định, ngoài việc giành giật lợi ích tài chính từ Đài Loan, Mỹ không có gì đảm bảo về vấn đề an ninh vì Washington chỉ coi Đài Loan là một “quân cờ nhỏ” để đối đầu với Trung Quốc đại lục.
Bộ trưởng Y tế Mỹ, Alex Azar (trái) có chuyến thăm tới Đài Loan hồi tháng 8. Ảnh: Reuters
Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10/9 đưa tin, một số phương tiện truyền thông Đài Loan ủng hộ chủ nghĩa ly khai một lần nữa thổi phồng chuyến thăm (có thể xảy ra) của một quan chức cấp cao Mỹ tới Đài Loan. Đây được xem là hành động khiêu khích nguy hiểm, làm tổn hại thêm quan hệ giữa Trung Quốc đại lục – đảo Đài Loan và ổn định của khu vực.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan (DPP) đang tích cực xúc tiến cho chuyến thăm của Bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Wilbur Ross và có thể mời cả Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach tới đảo Đài Loan.
Dù thông tin chi tiết về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach chưa được xác nhận, Sở kinh tế Đài Loan vẫn tuyên bố Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định khung Thương mại và Đầu tư (TIFA) sẽ không được thảo luận trong chuyến thăm của ông Krach (nếu xảy ra).
Video đang HOT
Wang Mei-hua, người đứng đầu cơ quan quản lý kinh tế của Đài Loan, hôm 10/9 cho biết, chủ đề cuộc gặp, thời gian chính xác và thậm chí là khả năng tổ chức đối thoại trực tuyến vẫn chưa rõ ràng. Cơ quan “đối ngoại” của Đài Loan cũng đưa ra câu trả lời tương tự khi được hỏi về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Nếu chuyến thăm của ông Krach tới Đài Loan là thật, ông sẽ trở thành quan chức Mỹ quan trọng nhất đến thăm hòn đảo này. Gần nhất, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đã tới thăm Đài Loan ít ngày trước khi hòn đảo này gỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt lợn có chứa chất ractopamine (chất tạo nạc) từ Mỹ.
Wang Jianmin, một chuyên gia về các vấn đề Đài Loan tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, hôm 10/9 chia sẻ trên Hoàn cầu rằng, chuyến thăm có thể của quan chức cấp cao Mỹ là một nỗ lực “ly khai kinh tế” của Đài Loan và dần dần tách hòn đảo này khỏi Trung Quốc đại lục, dưới sự can thiệp của Mỹ.
Một số nhà phân tích nhận định, ngoài việc giành giật lợi ích tài chính từ Đài Loan, Mỹ sẽ không đảm bảo gì về vấn đề an ninh cho hòn đảo này vì Washington chỉ coi Đài Loan như một “quân cờ nhỏ” để đối phó với Trung Quốc đại lục. Một khi tình thế xoay chuyển, Đài Loan sẽ tự chuốc lấy thất bại thảm hại.
Chuyên gia Wang còn nói, nếu Đài Loan tiếp tục khiêu khích, Trung Quốc đại lục sẽ không bao giờ loại trừ khả năng chấm dứt Thỏa thuận về khung hợp tác kinh tế xuyên eo biển (ECFA).
Đối với những người Mỹ dám khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, một số nhà quan sát cảnh báo, các công ty liên kết với những người này có thể sẽ phải chấm dứt kinh doanh với Trung Quốc đại lục và đối mặt với các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh.
Theo Hoàn cầu, Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề chủ quyền. Trước các hành động khiêu khích liên tục, Bắc Kinh cảnh báo sẽ gây áp lực hơn nữa với Washington và đảo Đài Loan, theo ông Wang.
Bắc Kinh điều trinh sát hạm áp sát đảo Đài Loan
Một tàu trinh sát của quân đội Trung Quốc đã hoạt động ngoài khơi phía đông Đài Loan trong hai ngày lực lượng phòng vệ hòn đảo thử tên lửa.
Nguồn tin thuộc lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết một trinh sát hạm của quân đội Trung Quốc (PLA) hoạt động ở phía đông hòn đảo, cách huyện Hoa Liên khoảng 40 hải lý về phía đông vào 16h ngày 10/9. Trinh sát hạm di chuyển chậm về hướng nam và tới vị trí cách huyện Hoa Liên khoảng 90 hải lý vào sáng 11/9.
Trinh sát hạm của PLA hoạt động gần Đài Loan khi Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn của hòn đảo thử một số tên lửa chưa rõ loại ngày 9-10/9. Không quân PLA trong hai ngày này điều nhiều tiêm kích và vận tải cơ tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan, theo cơ quan phòng vệ của hòn đảo.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin điều động máy bay và trinh sát hạm hoạt động gần đảo Đài Loan. Trung Quốc từng nhiều lần thông báo triển khai các chuyến bay áp sát đảo Đài Loan nhằm bảo vệ chủ quyền.
Trinh sát hạm Bắc Cực Tinh của quân đội Trung Quốc. Ảnh: mod.gov.cn.
Trước đó, lực lượng phòng vệ trên biển của Đài Loan phát hiện ba tàu đổ bộ tấn công của Mỹ hoạt động cách quần đảo Lan Tự khoảng 51 hải lý về hướng đông. Phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan Sử Thuận Văn cho biết lực lượng phòng vệ của hòn đảo đang giám sát chặt chẽ tình hình xung quanh để "đảm bảo an ninh".
Giới chuyên gia quân sự cho rằng Đài Loan có thể thử tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình vượt âm tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa những ngày qua. Viện Trung Sơn từ chối bình luận hoặc cung cấp thêm chi tiết về các vụ thử vũ khí.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và sẵn sàng dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Không quân Trung Quốc hồi tháng 6 nhiều lần điều tiêm kích, oanh tạc cơ và vận tải cơ áp sát Đài Loan sau khi hòn đảo thử tên lửa được cho là mẫu Thiên Cung 3 với tầm bắn 200 km. Thiên cung 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa dẫn đường.
Vị trí hoạt động của trinh sát hạm Trung Quốc sáng 11/9 (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
Người Việt đâm chết đồng hương ở Đài Loan lĩnh án chung thân Một lao động nhập cư người Việt ở Đài Loan bị kết án chung thân vì đâm chết hai đồng hương tại ký túc xá trong lúc mâu thuẫn. Theo cáo trạng của tòa án thành phố Đài Nam, đảo Đài Loan hôm 8/9, sự việc bắt nguồn từ tranh cãi giữa hai lao động nhập cư họ Bùi và họ Hoàng hôm...