Báo TQ dự đoán những cuộc chiến TQ sẽ lao vào
Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không bao gồm các khu vực tranh chấp ở Hoa Đông làm căng thẳng khu vực leo thang và khiến nhiều người nghĩ đến chiến tranh.
Ảnh: Reuters
Vùng xác định phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đưa ra gồm không phận bên trên phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng với điều này, nhất là Nhật và đồng minh Mỹ.
Ngoài các tuyên bố chính thức từ Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, hôm qua, hai máy bay quân sự Mỹ đã bay quanh khu vực đảo tranh chấp trong sự thách thức trực tiếp cái gọi là ADIZ.
“Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động ở Senkaku”, người phát ngôn Mỹ Steve Warren nói (ông sử dụng tên gọi của Nhật với quần đảo tranh chấp). Mỹ đã điều máy bay mà không cần tuân thủ quy định phải khai báo nhận diện của Trung Quốc. “Chúng tôi tiếp tục làm theo các thủ tục thông thường của mình, mà không cần phải nộp kế hoạch bay, liên lạc radio hay đăng ký tần số”, Warren nhấn mạnh.
Động thái thành lập ADIZ đã đổ thêm dầu vào chảo lửa căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng. Mới đây, một trang báo ủng hộ chính phủ của Trung Quốc có tên Weweipo đã đưa ra bài mô tả về “các cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn phải đối đầu trong 50 năm tới”. Bài báo về cơ bản dự đoán hầu hết các tranh chấp biên giới hiện tại của Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn tới chiến tranh gồm:
- Biển Đông (2025-2030): Theo bài báo mô tả, sau “sự trở lại” của Đài Loan, “các nước Đông Nam Á sẽ run rẩy”. Nó sẽ tạo đà phía sau cho các cuộc đàm phán “chiếm lại” các đảo ở Biển Đông mà các nước Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền.
- Nam Tây Tạng (2035-2040): Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài dọc theo khu vực tây nam của Trung Quốc, nhưng dãy Himalaya mà Trung Quốc vẫn gọi là “Nam Tây Tạng” vẫn là điểm nóng tranh chấp chính giữa hai người khổng lồ. Bài báo đề xuất “chiến lược tốt nhất cho Trung Quốc là kích động sự tan rã Ấn Độ, biến nước này thành nhiều quốc gia nhỏ để “Ấn Độ không đủ lực đối phó”.
Video đang HOT
- Hoa Đông (2040-2045): Đây không còn là điều bất ngờ. Tờ báo khẳng định rằng, nhóm đảo tranh chấp Hoa Đông thuộc về Trung Quốc, rằng xung đột khó xảy ra cho tới năm 2040. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng, cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật, có khả năng cả Mỹ, có thể xảy ra sớm hơn.
- “ Ngoại Mông” (2045-2050): Bài báo thừa nhận, mặc dù ở thời điểm hiện tại có không ít người Trung Quốc ủng hộ thống nhất Ngoại Mông nhưng cho đây là ý tưởng chưa thực tế. (Ngoại Mông từng là một tỉnh của nhà Thanh. Lãnh thổ của tỉnh này gần tương ứng với nước Mông Cổ hiện nay). “Nếu Ngoại Mông có thể trở về Trung Quốc một cách hòa bình, thì đó là kết quả tốt nhất, nhưng nếu Trung Quốc gặp sự can thiệp hay cản trở của nước ngoài, thì cần phải chuẩn bị hành động quân sự”, bài báo lập luận.
- “Thu hồi vùng lãnh thổ bị Nga chiếm” (2055-2060): Bài báo công nhận về quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nga hiện tại, nhưng nhấn mạnh rằng “Trung Quốc không bao giờ quên đất đai mất vào tay Nga trong các thế kỷ trước. Khi cơ hội đến, Trung Quốc phải giành lại”.
Theo VNN
Báo TQ thừa cơ nói xấu vụ chính phủ Mỹ đóng cửa
Tân Hoa Xã cảnh báo nguy cơ vỡ nợ như sợi chỉ mành của Washington nếu những bất đồng với Đảng Cộng hòa không được giải quyết nhanh chóng
"Thừa nước đục thả câu"
BBC dẫn ngày 3/10 bản tin của Tân Hoa Xã nhận định rằn g vụ đóng cửa đã phơi bày "mặt xấu xa của chính trị độc tôn tại Washington".
Tay bút bình luận của tờ báo Trung Quốc lo ngại rằng Washington có thể bị vỡ nợ nếu Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không thể cùng thống nhất nâng trần nợ công trước ngày 17/10.
Thêm vào đó, trước ngày 17/10, cường quốc số 1 thế giới có thể cạn tiền mặt nếu mức trần nợ công không được điều chỉnh nâng lên.
"Điều đáng lo ngại hơn là cuộc chiến dai dẳng về việc tăng trần nợ công... Bi kịch hồi hè năm 2011 nhiều khả năng sẽ xảy ra lần nữa", Tân Hoa xã phân tích.
Nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau khi phải tạm ngừng hoạt động lần đầu tiên sau 17 năm
Cách đây 2 năm, 2 Đảng của nước Mỹ cũng từng thất bại trong việc đạt được thỏa thuận để kịp nâng trần nợ công của chính phủ Hoa Kỳ. Điều này đã khiến cho cường quốc này bị tụt hạng tín nhiệm về tín dụng và gây xáo trộn thị trường thế giới thời gian đó.
Tân Hoa Xã nhận định cụ thể các chủ nợ của Mỹ, bao gồm Trung Quốc, vốn là nước mua nợ Mỹ nhiều nhất thế giới, đang cực kỳ lo lắng về khủng hoảng ngân sách của Washington.
"Có lẽ điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể hi vọng lúc này là phe Cộng hòa sẽ hả giận trước việc chính phủ bị đóng cửa, đồng thời sự lo sợ dư luận phản ứng sẽ khiến những người có quan điểm ôn hòa thức tỉnh và sẽ đồng ý tăng trần nợ công. Còn không, hậu quả mà Mỹ và thế giới phải gánh chịu sẽ rất tàn khốc", tờ South China Morning Post của Trung Quốc dự đoán.
Đề cập đến tổn thất về du lịch đối với cuộc khủng hoảng lần này của chính phủ Obama, Tân Hoa Xã dẫn lời bà Wang, một du khách Trung Quốc đã đặt vé đi thăm Washington: "Du khách Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc chính phủ Mỹ đóng cửa... Chính phủ Mỹ nên bồi thường cho chúng tôi".
"Cuộc chiến" vì phúc lợi cho người nghèo?
ạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được biết đến với tên gọi Obamacare được đề xuất nhằm tạo điều kiện giúp khoảng 32 trong tổng số 50 triệu người dân Mỹ được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm.
Và để làm được điều này, chính quyền của ông Obama đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên. Theo đạo luật được đề xuất này, tất cả công dân Mỹ buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014.
Tổng thống Barack Obama tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa tuyên bố bình đẳng trong bài phát biểu khi nhậm chức Tổng thống hồi tháng 1
Trong lần "nhượng bộ" hôm 29/9, các hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời, trong đó gia hạn ngân quỹ cho chính phủ hoạt động đến ngày 15/12 tới, nhưng lại đính kèm "điều khoản khó chịu" là hoãn một năm thi hành đối với chương trình Obamacare và hủy bỏ quy định áp thuế (23%) đối với các thiết bị y tế, cho đến ngày 1/1/2015.
Tuy nhiên phe Dân chủ kiên quyết không nhân nhượng và tuyên bố không chấp thuận bất kỳ thay đổi nào trong chương trình Obamacare. Thậm chí thượng nghĩ sĩ Harry Reid của đảng Dân chủ còn lớn tiếng chỉ trích phe Cộng hòa rằng muốn đàm phán "với khẩu súng dí vào đầu chúng tôi.".
Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, ông Obama nói rõ: "Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau.
Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.".
Xuyên suốt chiến dịch tranh cử và mục tiêu hành động của người đàn ông này, Obama luôn cho rằng yếu tố bình đẳng xã hội, chăm lo cho con người là mục tiêu khiến ông phải đấu tranh đến cùng. Cho đến nay, chủ nhân Nhà Trắng vẫn tiếp tục cụ thể hóa bằng các nỗ lực hành động nhằm hiện thực tối đa những gì đã tuyên bố.
Theo Báo Đất Việt
Báo TQ: Tàu ngầm Kilo Việt Nam tốt hơn của Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với các tàu ngầm Kilo Project 636 của Việt Nam, tàu Kilo Trung Quốc thua kém hơn. Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn Tạp chí Khán Hòa, nhà máy đóng tàu Admiraltly Verfi (Nga) đang đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo Project 636MV (biến thể nâng cấp hiện đại hóa từ...