Báo TQ đánh giá cao tàu ngầm Kilo Việt Nam
Trong một bài viết về tàu ngầm các nước trong khu vực, Thời báo Hoàn Cầu đã đánh giá cao về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam.
Tờ báo này viết, cuối năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm kiểu 636M lớp Kilo, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào cuối năm 2013.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang chạy thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa
Tàu ngầm Kilo 636M có lượng giãn nước khoảng 3.100 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.
Vì tính năng chống ồn ưu việt của những tàu ngầm này mà khối quân sự NATO ca ngợi nó như “hố đên đại dương”.
Chuyên gia Trung Quốc bình luận, khả năng của 6 tàu ngầm này là không thể bỏ qua, Việt Nam sau khi nhận được tất cả những chiếc tàu ngầm với sự giúp đỡ của Nga, Ấn Độ sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể trên biển.
Cũng theo Hoàn Cầu, tàu ngầm Kilo dành cho Việt Nam được trang bị những hệ thống vũ khí hiện đại gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm có thể phóng các loại ngư lôi, thủy lôi và tên lửa hành trình 3M-54E Klub-S rất thích hợp cho việc thực hiện nhiệm vụ chống hạm nổi, chống ngầm trên Biển Đông.
Trong đó, đạn tên lửa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E Klub-S có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Nạp đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S lên tàu ngầm.
Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg.
Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.
Video đang HOT
Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.
Còn theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam hoàn toàn có thể phóng siêu ngư lôi VA-111 nhưng việc chúng ta có mua nó hay không đó lại là vấn đề khác.
Ngoài ra, hệ thống phóng ngư lôi của tàu Kilo có thể sử dụng để bắn loại ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval. Ngư lôi được bắn ra từ máy phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm với tốc độ 93km/h. Sau đó động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đẩy tốc độ của ngư lôi lên quá 370km/h.
Tầm bắn với biến thể đầu tiên chỉ khoảng 7km, các biến thể nâng cấp về sau có tầm bắn từ 11-15km. Do thiết kế ứng dụng công nghệ tạo ra siêu khoang nên ngư lôi có độ sâu hoạt động chỉ khoảng 100m đổ lại.
VA-111 lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn.
Theo VTC
Trung Quốc nghĩ gì về tiềm lực quân sự Nhật Bản?
Lo ngại sức mạnh quân sự của Nhật Bản, Trung Quốc đã nhanh chóng đưa vào hoạt động lực lượng tuần duyên mới hùng hậu gồm 11 đội tàu và trên 1.600 quân. Vậy Tokyo mạnh đến cỡ nào trong con mắt của Bắc Kinh?
Đẩy mạnh xây dựng các hạm đội hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản hiện nay.
Tờ Đại công báo của Hồng Kông cho biết mới đây một cơ quan nghiên cứu Trung Quốc đã công bố "Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự năm 2012 của Mỹ, Nhật Bản".
Theo đó, báo cáo nhận định mục đích chủ yếu của Nhật Bản khi đẩy mạnh xây dựng Lực lượng Phòng vệ mới là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên đảo Tây Nam (Ryukyu Arc) vốn còn tương đối mỏng, yếu và ở xa lãnh thổ; chuẩn bị sẵn sàng cho "ba nước cờ" chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) và đảm bảo quân đội Mỹ có thể cấp tốc tham gia và chi viện trong trường hợp xảy ra xung đột.
Xây dựng hải quân và không quân mạnh
Báo cáo cho rằng từ nay tới trước năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ có những điều chỉnh căn bản như: tăng số đội tàu ngầm từ 4 lên thành 6 đội, tăng số lượng tàu ngầm từ 6 lên 22 chiếc, phát triển các thế hệ tàu khu trục và tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng phát hiện xung đột, cũng như tác chiến khi xảy ra xung đột.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản sẽ được điều chỉnh theo hướng hình thành 4 hạm đội và 24 đội phòng vệ; lập 2 đội bay, xây dựng 1 hệ thống chống tên lửa đạn đạo Patriot-3 và bố trí 6 hệ thống chống tên lửa đạn đạo trên khắp cả nước.
Trước đó, trong năm 2012, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã mua 1 hệ thống tên lửa dẫn đường tầm ngắn, 2 hệ thống tên lửa đạn đạo mặt đất và trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung cho một trung đội.
"Những động thái trên chủ ý nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng bố trí phòng ngự ở phía Tây Nam nước này", báo cáo của Trung Quốc đánh giá.
Mạng People.com cũng cho rằng động thái tăng sắm binh bị và tái bố trí quân sự của Nhật Bản nhằm 3 mục đích: thứ nhất là tăng cường thu thập tin tức tình báo và khả năng tuần tra, giám sát; thứ hai là tăng cường khả năng tác chiến; và thứ ba là tăng cường khả năng cơ động, linh hoạt.
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách quốc phòng tổng thể và củng cố thực lực quân sự, báo cáo của Trung Quốc cũng cho biết Nhật Bản đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Ngân sách xây dựng đội tàu tăng 130%
Theo báo cáo của Trung Quốc - có dẫn nguồn đăng trên Thời báo Hoàn cầu, ngân sách mua sắm trang thiết bị vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong năm 2012 là 756,5 tỷ yên, chiếm 16% ngân sách quốc phòng. Trong đó ngân sách xây dựng đội tàu là 172,8 tỷ yên, tăng 130% so với năm trước.
Sở dĩ có việc tăng mạnh ngân sách cho hoạt động xây dựng các đội tàu là vì Nhật Bản vừa muốn nâng cao năng lực phòng ngự và phản ứng nhanh ở phía Tây Nam, vừa muốn đẩy mạnh thực hiện "chiến lược 3 giai đoạn trên đảo Điếu Ngư'.
Theo đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư/ Senkaku được phân thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sử dụng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đánh trận mở màn và chiếm giữ thế trận;
- Giai đoạn 2: Điều động Lực lượng Phòng vệ ứng phó với các xung đột vũ trang cường độ thấp và vừa;
- Giai đoạn 3: Đảm bảo quân đội Mỹ có thể tham gia và chi viện trong trường hợp xung đột gia tăng.
Để thực hiện giai đoạn 3, Nhật Bản sẽ lấy liên minh quân sự Nhật - Mỹ làm cơ sở và coi đây là "hắc tinh" để răn đe, uy hiếp Trung Quốc.
Về vấn đề này, mạng People.com cho rằng các động thái quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư nếu xét theo chiều dọc là kết quả của chính sách "phòng vệ Tây Nam", còn xét theo chiều ngang thì có liên quan đến "hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ", đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang xuay trục trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng theo mạng People.com và báo cáo của Trung Quốc, những động thái quân sự mới của Nhật Bản rõ ràng xuất phát từ việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là đối thủ quân sự.
Đối thủ quân sự của Mỹ-Nhật Bản
Báo cáo đề cập việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là mối "uy hiếp" chủ yếu.
Trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu, ông La Viện - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - cho rằng báo cáo đã chỉ rõ xu hướng tăng số lần diễn tập quân sự, danh sách các nước tham gia, loại vũ khí được sử dụng cũng như mức độ tham gia của phía Mỹ.
Theo ông La Viện, việc tăng tần suất, quy mô và cường độ của các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Nhật trong bối cảnh cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện rất căng thẳng chỉ càng làm tình hình khu vực thêm sôi sục và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
"Mỹ và Nhật Bản cần duy trì vị trí lãnh đạo thế giới. Việc lo ngại Trung Quốc sẽ chỉ thách thức vị trí này của Mỹ và Nhật Bản", Tướng La Viện nói thêm.
Từ góc độ muốn làm giảm vai trò và sức mạnh của Nhật Bản, ông La Viện cho rằng Mỹ nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, thay vì tìm cách củng cố liên minh quân sự với Nhật Bản và các đồng minh khác trong khu vực để đối phó với việc Trung Quôc tăng cường sức mạnh quân sự.
Ngược lại, Trung Quốc cũng cầu bày tỏ tin tưởng Mỹ trên nhiều phương diện và cùng nhau tìm kiếm lợi ích chung trong hợp tác để tìm được "ước số chung lớn nhất".
Theo Dantri
Mỹ có thể dùng máy bay không người lái do thám Trung Quốc Tờ Washington Post của Mỹ gần đây đưa tin rằng Trung Quốc có thể trở thành khu vực hoạt động tiếp theo cho các máy bay không người lái của Mỹ. Một máy bay không người lái Reaper của Mỹ. Thông tin trên được tiết lộ trong một bài báo viết về các máy bay không người lái tiến hành các sứ mệnh...