Bảo tồn văn hóa truyền thống trong những phiên chợ vùng cao
Bên cạnh những phiên chợ vùng cao đã có từ thời xa xưa, những phiên chợ vừa mới mở cũng vẫn là điểm đến hấp dẫn với du khách muốn khám phá bản sắc văn hóa, những phong tục truyền thống của đồng bào vù
Món phở làm từ bánh phở do người dân bản địa chế biến làm thủ công thu hút nhiều du khách thưởng thức tại chợ đêm Sang Thàng. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Những phiên chợ vùng cao luôn là một trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách. Những phiên chợ vùng cao luôn để lại những ấn tượng khó quên cho những ai một lần có dịp ghé thăm.
Bên cạnh những phiên chợ vùng cao đã có từ thời xa xưa, những phiên chợ vừa mới mở cũng vẫn là điểm đến hấp dẫn với du khách muốn khám phá bản sắc văn hóa, những phong tục truyền thống của đồng bào vùng cao.
Chợ đêm Sang Thàng – nét đẹp văn hóa vùng cao
Vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng hay còn được người dân ở đây gọi là chợ Tam Đường Đất thuộc xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu lại nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Từ sáng sớm bà con các dân tộc Lự, Giáy, Mông, Giao, Thái… ở quanh vùng tụ về chợ để mua bán, trao đổi. Trong những bộ quần áo đẹp nhất, người dân mang đến chợ sản vật, hàng nông sản hay những vật dụng sinh hoạt truyền thống.
Trên cơ sở chợ phiên vùng cao San Thàng, tối 14/12, chợ đêm San Thàng với gần 100 gian hàng ẩm thực và nông sản, sản phẩm lưu niệm đã khai trương, thu hút hàng nghìn người dân trên địa bàn và vùng lân cận tham dự.
Du khách được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc do các đội văn nghệ của các bản, tổ dân phố trên địa bàn thành phố biểu diễn; tham gia đốt lửa trại, múa xòe, nhảy sạp…
Chợ đêm Sang Thàng gồm 3 khu chính Khu bán hàng ẩm thực, khu bán hàng giải khát, khu bán hàng lưu niệm và được duy trì tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần.
Đến với chợ đêm Sang Thàng, du khách sẽ có những trải nghiệm khám phá thú vị, thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc như thắng cố, đồ nướng, thịt lợn hun khói, phở chua, bánh bỏng và nhiều mặt hàng nông sản bản địa. Khu bán hàng lưu niệm giới thiệu nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc như khăn, áo, váy thổ cẩm và vòng tay, lắc tay bằng bạc…
Ông Bùi Hữu Cam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu cho biết việc tổ chức và đưa vào hoạt động chợ đêm Sang Thành là một hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố và các xã lân cận; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống, món ăn ẩm thực của địa phương đến với du khách trong, ngoài tỉnh.
Đây cũng là hoạt động nhằm phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, phục vụ du khách đến thăm quan, tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa các dân tộc, trao đổi mua bán hàng hóa.
Chợ đêm Sang Thàng thu hút đông đảo người dân cùng du khách thập phương tới chơi cũng như đi mua sắm. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Chợ bản Sin Suối Hồ, mới mẻ mà vẫn giữ nét nguyên sơ
Chợ vùng cao bản Sin Suối Hồ, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện biên giới Phong Thổ, nằm cách thành phố Lai Châu chừng 30km được hình thành từ khi bản Sin Suối Hồ là bản du lịch năm 2014.
Theo những người cao niên trong bản Sin Suối Hồ, trước đây trên địa bàn xã Sin Suối Hồ không có chợ. Muốn đi chợ phiên, bà con phải ngược về chợ trung tâm xã Mường So (huyện Phong Thổ) hoặc chợ San Thàng (thành phố Lai Châu) cách khoảng 20-30km.
Khi bản Sin Suối Hồ được công nhận là bản du lịch cộng đồng, người dân trong bản đã tự họp với nhau, bàn bạc việc xây dựng chợ với mục tiêu chợ vừa là nơi trao đổi, mua bán, sinh hoạt của bà con sở tại và vừa để thu hút thêm khách du lịch đến địa phương.
Video đang HOT
Để làm điều này, Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh đã tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất của gia đình để san gạt, quy hoạch thành chợ. Các hộ được huy động để trồng cây xanh, kê đá, đóng cọc dựng các gian hàng trong chợ.
Trưởng bản Vàng A Chỉnh cho biết: “Vì chợ là nơi sinh hoạt chung nên bà con ai cũng vui vẻ thực hiện. Vậy là chợ dần hình thành từ năm 2014 và phát triển đến bây giờ, lượng khách du lịch đến với bản cũng nhiều hơn.”
Cũng như phần lớn các phiên chợ vùng cao, chợ Sin Suối Hồ được họp phiên vào thứ 7 hằng tuần. Sản phẩm được bày bán trong chợ chủ yếu là các nông sản do bà con tự sản xuất hoặc thu hái trong rừng; những trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Ngoài ra, trong chợ còn bày bán đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt thường ngày để phục vụ nhu cầu của người dân.
Chợ phiên hiện cũng là một điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ. Đặc biệt, những gian hàng váy áo của đồng bào Mông luôn cuốn hút du khách.
Ngoài những sản vật địa phương, đến chợ phiên Sin Suối Hồ ta dễ dàng bắt gặp những thiếu nữ xúng xính váy Mông; những đứa trẻ địu em trên lưng và chia nhau từng chiếc kẹo…
Những hình ảnh đậm đà bản sắc văn hóa vùng cao trên đã tạo nên nét riêng của phiên chợ vùng cao Tây Bắc./.
Theo vietnamplus.vn
Khám phá những khu chợ đặc biệt nhất thế giới
Trước sự phát triển như vũ bão của các trung tâm thương mại thì những khu chợ truyền thống càng trở nên thu hút vì nét độc đáo riêng của chúng.
Không đơn giản chỉ là nơi cung cấp hàng hóa, thực phẩm... những khu chợ là nơi thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa bản địa. Chợ cá Tsukiji, chợ Maekong hay chợ Pike Place... là những khu chợ nổi tiếng, hút khách du lịch nhất thế giới.
Maeklong là một chợ địa phương thuộc tỉnh Samut Songkhram (Thái Lan), nằm gần ga tàu Maekong, quận Mueng. Ngôi chợ này còn được biết đến với tên gọi là Siang Tai (có nghĩa là cuộc sống mạo hiểm)
Người dân khu vực họp chợ ngay sát đường ray tàu. Họ dùng ô hoặc bạt để bảo vệ hàng hóa khỏi ánh nắng mặt trời. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng bao gồm hải sản, trái cây, rau, thịt khô và đồ gia dụng giá rẻ. Chợ mở cửa từ 6h-18h hàng ngày
Khi bắt đầu nghe thấy tiếng còi tàu hỏa, những chủ sạp sẽ nhanh chóng dọn dẹp những mặt hàng bày trên đường ray để dành đường cho tàu chạy. Sau khi tàu đi qua, người ta lại tiếp tục buôn bán. Mỗi ngày, các tiểu thương chợ Maekong sẽ phải thực hiện thao tác này 8 lần tương ứng với 8 chuyến tàu đi qua
Tọa lạc ở Deira, Gold Souk là một khu vực ở thành phố Dubai nằm tiếp giáp với vịnh Ba Tư. Khu chợ này tấp nập suốt ngày đêm với hơn 300 nhà bán lẻ, đa số là các đại lý trang sức. Đặc biệt khu chợ này còn có sức chứa lên tới 10 tấn vàng tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Gold Souk là một trung tâm dành cho những người thích chơi vàng. Để mua được những món đồ trang sức ưng ý hay có để đạt được một vụ giao dịch tốt nhất, mọi người cần phải có khả năng thương lượng sành sỏi. Thông thường, du khách sẽ mua được sản phẩm với giá "hời" nếu trả bằng tiền mặt
Bên cạnh mặt hàng chính là vàng, tại đây cũng có kim cương, bạch kim và bạc. Chính phủ Dubai áp đặt kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa để đảm bảo rằng những giao dịch luôn được diễn ra suôn sẻ
Nổi tiếng với lối đi "mê cung", khu chợ trời này chuyên bán các món đồ lưu niệm từ thời Liên Xô cũ đến các sản phẩm dệt lụa vùng Uzbek, mũ lông, khăn choàng, và đặc biệt là búp bê Matryoshka đặc trưng của xứ bạch dương
Được thành lập vào năm 1935, chợ Tsukiji ở Tokyo là một trong những chợ cá lớn nhất thế giới. Hằng ngày, vào lúc 3h sáng, tại chợ Tsukiji sẽ diễn ra buổi đấu giá cá ngừ nổi tiếng. Chỉ có 120 khách du lịch may mắn mỗi ngày được chiêm ngưỡng buổi đấu giá này
Không chỉ bán hải sản, chợ Tsukiji còn bán cả trái cây và rau quả với lượng tiêu tụ gần 2000 tấn các loại mỗi ngày. Tại đây còn có những cửa hàng sushi và quán ăn, giúp thực khách có những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời ngay tại chợ
Với lịch sử hơn 250 năm thành lập, chợ Borough được xem là khu chợ độc đáo và lâu đời nhất Vương quốc Anh. Vào thế kỉ XX, chợ Borough đã chuyển mình từ một nơi cung cấp thực phẩm thành một địa điểm du lịch nổi tiếng
Tại đây, bạn có thể tìm thấy những loại nông sản địa phương tươi ngon nhất. Những mặt hàng đặc sản tại chợ như phomai, hải sản hay các loại bánh
Chợ Pike Place có chiều dài lịch sử hơn 100 năm, được mệnh danh là linh hồn của thành phố Seatle và là chợ nông thủy sản lớn nhất bang Washington, Mỹ
Pike Place đóng vai trò quan trọng khi là nơi giao thương mua bán giữa người dân và các nhà sản xuất thực phẩm của địa phương. Nơi đây nổi tiếng với các loại hải sản được đánh bắt tươi sống như cá hồi, cua, hàu... và hải sản hun khói đặc trưng
Trên những chuyến tàu điện ngầm đông đúc tại Nhật, đồ đạc bị bỏ quên là chuyện hết sức bình thường. Thay vì bị lấy cắp hoặc bỏ đi, những món đồ thất lạc lâu được nhà ga cất giữ chờ người tới lấy. Đồ vật nào lâu ngày không có người tới nhận sẽ được chuyển đến một khu chợ chuyên đồ cũ mang tên Testsudo Wasuremono Ichi
Theo Soranews, khu chợ được mở cửa với phương châm bán hàng nhân văn: "Món đồ bỏ đi của người này sẽ là vật quý giá với người khác". Hầu hết đồ đạc được bày bán trong chợ đều có xuất xứ rõ ràng, là hàng chất lượng tốt. Nhiều người dân địa phương và khách du lịch dừng chân tại khu chợ tham quan và chọn được nhiều món đồ ưng ý với giá rẻ
Chợ nổi Khlong Lat Mayom tọa lạc ở ngoại ô thủ đô Bangkok của Thái Lan. Nơi đây luôn đông đúc, tấp nập và sôi động với tiếng rao của những người bán hàng và tiếng cười nói vui vẻ của du khách
Mọi hoạt động đều diễn ra ngay trên những con thuyền gỗ chất đầy hàng hóa. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên mặt nước êm ả. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng, phong phú, từ đồ trang trí, lưu niệm tới những đặc sản ẩm thực nổi tiếng
Chợ Chatuchak ở Bangkok là chợ lớn nhất Thái Lan. Du khách sẽ bị choáng ngợp trước khu chợ rộng hơn 10 ngàn hecta với gần 9000 cửa hàng bày bán hầu như tất cả các mặt hàng khác nhau và thường mở cửa vào thứ 7, chủ nhật, với lượng khách hàng đổ về có thể lên đến 200.000 người
Nếu muốn khám phá khu chợ này, du khách phải chuẩn bị cho mình một tinh thần "thép" cực mạnh để không phải ngất ngây trước thế giới mua sắm cực hấp dẫn với giá cả phải chăng. Bạn có thể xem hàng, mặc cả tùy thích bởi những người bán hàng ở đây vô cùng thân thiện và cởi mở
Artbox là khu chợ được thiết kế lại từ những thùng container cũ nhưng lại mang đầy tính chất nghệ thuật. Đây được coi là một trong những khu chợ độc đáo nhất Thái Lan
Với những tín đồ mua sắm và ăn uống thì Artbox sẽ là một "thiên đường" để đem về cho mình nhiều món hàng cực kỳ sáng tạo mà có thể sẽ không tìm thấy ở nơi nào khác. Mọi ngóc ngách tại Artbox đều là những điểm "check-in" làm say đắm khách du lịch
Crawford là một trong những khu chợ nổi tiếng nhất miền Nam Mumbai, Ấn Độ và được đặt theo tên thị trưởng thành phố - Arthur Crawford. Chợ có thiết kế ấn tượng, đặc biệt là những bức phù điêu tinh xảo ở phía gần cửa vào
Toàn bộ tòa nhà là sự pha trộn của phong cách kiến trúc Norman và Flemish với diện tích 22.471 m2, chủ yếu xây dựng bằng đá Kurla màu thô và đá đỏ từ Bassein. Tại đây bày bán vô số mặt hàng phong phú từ thực phẩm, đồ gia dụng, quà lưu niệm đến thú cưng để du khách có thể tha hồ khám phá
Theo anninhthudo.vn
Nét đặc trưng văn hóa tại chợ phiên Mường Quạ Nhộn nhịp, náo nức, tấp nập kẻ bán người mua và rực rỡ sắc màu trang phục của các sơn nữ vùng cao... là những điều mà du khách dễ dàng cảm nhận khi tham gia chợ phiên Mường Quạ, huyện Con Cuông vào những ngày cuối năm. Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở Huyện Con Cuông (tỉnh...