Bảo tồn tôn tạo di tích: Mập mờ khái niệm
Luật Di sản văn hóa (2001) đã quy định nguyên tắc bảo tồn là phải giữ nguyên trạng, chỉ những trường hợp xuống cấp nghiêm trọng, bị phá hủy mới thay thế sửa chữa trên cơ sở giữ lại yếu tố gốc. Thế nhưng, cho đến giờ, những cuộc tranh cãi nguyên trạng hay nguyên gốc vẫn cứ kéo dài… Chỉ có di tích là thiệt đủ mọi đường.
Đoạn tường thành cổ Sơn Tây bị xây mới
Lúng túng trong tu bổ
Cách đây gần 3 năm, Di tích quốc gia thành nhà Mạc, nơi chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh, không hiểu tu sửa thế nào, ngày cắt băng khánh thành, được cận cảnh di sản, dư luận rất bất bình, khi di sản mấy trăm năm sao cứ hao hao giống cái… lò gạch. Hai cổng thành cùng nhiều đoạn tường rêu phong cổ kính bỗng được làm mới, biến dạng. Toàn bộ cổng thành xưa bị “tống giam” vào bên trong những cọc inox và xích sắt. Thay vì tìm cách bảo vệ, Dự án tu bổ hóa ra là phá bỏ cái cũ, làm cái mới. Sự thật là, trong lịch sử, thành nhà Mạc đã qua nhiều lần được tu sửa. Nhưng cái mà người dân Tuyên Quang và những người yêu di sản cần chính là những dấu tích thời gian mà tòa thành mang trên mình chứ không phải là dáng vẻ không thể xác định rõ ràng (phục dựng theo những tài liệu ghi chép). Theo thuật ngữ trong bảo tồn di tích, phục hồi nguyên trạng và phục hồi đúng kiến trúc là khác nhau. Thông thường, qua mỗi lần trùng tu, không thể phục hồi di tích theo nguyên bản ban đầu. Đành rằng tòa thành đang xuống cấp nghiêm trọng và có thể đổ sụp bất cứ lúc nào, nhưng biến nó thành một công trình kiến trúc mới tinh thì không thể chấp nhận được.
Nạn nhân của nhập nhèm khái niệm nguyên trạng hay nguyên gốc tiếp theo là thành cổ Sơn Tây. Khi đó, có người đã đau đớn mà rằng: “Thành cổ Sơn Tây lại thất thủ!”. Năm 1995 “cuộc tấn công” đã nhằm vào cổng phía Bắc thành. Toàn bộ cây cổ thụ có tuổi đời cả trăm năm, bao phủ cổng thành bị chặt bỏ. Mười năm sau, các nhà tu bổ lại quyết định diệt trừ hết hệ thống “cây dại” (thật ra là cây cổ thụ) trên hai cổng thành cổ còn lại, đưa cổng thành rêu phong, cổ kính in dấu thời gian gần 200 năm trở về thời tinh tươm. Với sự nỗ lực của báo giới và những người tâm huyết với di sản, hai chiếc cổng thành được giữ lại nhưng một vài đoạn tường thành đã bị đào lên xây mới. Lúc bấy giờ, một tòa thành đá ong mới 100% cao 5,2m trải dài tít tắp đúng như nguyên gốc (theo tài liệu) xuất hiện “uy nghi, lẫm liệt”. Nhân trường hợp của Thành cổ Sơn Tây, bắt đầu dấy lên những tranh cãi về việc tôn tạo trùng tu trên nguyên tắc tôn trọng hiện trạng di tích, hay là phục dựng.
Video đang HOT
Thành nhà Mạc mới bị “tống giam” vào bên trong những cọc inox
Đừng “làm tiền” trên mình di sản
Phục dựng hay tôn trọng di tích cổ, có lẽ phải dựa trên thực trạng của di tích. Như GS.TSKH Hoàng Đạo Kính cũng từng chia các di tích hiện tồn tại ở nước ta thành 2 nhóm, đó là “di tích chết” và “di tích sống”. Có ý kiến cho rằng đối với “di tích chết”, là những di tích chỉ còn là chứng tích lịch sử, phế tích cần phải bảo tồn giữ nguyên trạng, hạn chế tối đa việc xây dựng thêm công trình phụ trợ, bởi cái chúng ta cần lưu giữ chính là những dấu ấn lịch sử qua bao năm tháng mà di tích đó là chứng nhân. Không thể đem một tòa thành hơn 400 năm tuổi “biến” thành một cái “lò gạch” như vụ tu sửa thành nhà Mạc tại Tuyên Quang. Hay vụ phá sập đình Ngu Nhuế đem chuyển sang vị trí mới hiện vẫn chưa được giải quyết. Phát biểu tại cuộc tọa đàm về hoạt động tôn tạo, xây mới trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích do Viện Bảo tồn di tích tổ chức vừa qua, GS.TSKH Hoàng Đạo Kính nhấn mạnh, chúng ta cần có một cuộc đại rà soát tất cả các di tích để phân cấp ứng xử cho đúng với những di tích đặc biệt quan trọng. Quả đúng là như vậy, không thể để một di tích nghìn năm tuổi 4 năm kêu cứu mà không được hỗ trợ dù chỉ là một lời tư vấn.
Đúng là hiện nay, có những kẻ đang “làm tiền” bằng việc trùng tu, tôn tạo “quá tay” di tích như lời PGS.TS Trương Quốc Bình đã thẳng thắn nêu ra tại cuộc hội thảo. Ông cho rằng chính những kẻ muốn “làm tiền” bằng di sản của ông cha đang là tác nhân hủy hoại di tích bằng sự mập mờ giữa việc tôn tạo nguyên trạng di tích thành phục dựng nguyên gốc di tích. Thay vì hiểu rằng phục dựng là dựng lại những di tích đã biến mất thì một số người sẵn sàng xóa sổ một di tích để có thể phục dựng lại mà điển hình chính là vụ tôn tạo, phục dựng lại thành Sơn Tây. Có lẽ chúng ta cần phải có những quy định rạch ròi hơn trong công tác trùng tu tôn tạo, để không còn những chuyện dở khóc dở cười trong trùng tu di tích như ở nước ta hiện nay.
Theo ANTD
Sự phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông
Hôm qua 27-11, ngày thảo luận thứ 2 của Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đã diễn ra vô cùng sôi nổi với điểm nóng vẫn xoay quanh vấn đề trên Biển Đông.
Đông đảo học giả trong nước và quốc tế dự hội thảo Việt Nam học lần thứ 4
Hầu hết các ý kiến đều tập trung vào việc đưa ra những chứng cứ, lập luận chứng tỏ sự vô lý trong các luận điểm của Trung Quốc khi đề ra đường lưỡi bò. TS. Nguyễn Minh Mẫn - Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đưa ra lập luận, Trung Quốc muốn gia tăng quyền kiểm soát của mình trên biển Đông nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung năng lượng - điểm chính trong chiến lược "An ninh năng lượng" của Trung Quốc. Các học giả khẳng định, những chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra để độc chiếm Biển Đông đều rất mơ hồ.
Khẳng định thêm ý kiến này, GS. Sử học Đỗ Bang (Đại học Huế) cho biết, theo nghiên cứu của ông, từ thời Tự Đức tới thời Pháp thuộc, các tài liệu đều xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Ông và các cộng sự chưa tìm thấy một trang sử, một bản đồ chính thống nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh. Trước 1974 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa), tất cả tài liệu lịch sử đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Luận điểm này cũng được các nhà khoa học nước ngoài tán đồng, GS.TSKH Erik Franckx - Trưởng khoa Luật Quốc tế, ĐH Brussels, Bỉ cho biết, trong nhiều thập kỷ, các quốc gia không biết sự tồn tại của đường 9 đoạn. Lần đầu tiên Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc là vào năm 2009. Tất cả những tranh chấp trên biển Đông thời gian qua đều xuất phát từ khu vực đường 9 đoạn này. GS. Erik Franckx cũng cho rằng, một đường biên giới phải được sự đồng thuận của ít nhất 2 bên chứ không thể do 1 bên đơn phương đưa ra. Để khẳng định cho luận điểm này, các nhà khoa học đã nêu lại Định ước Berlin năm 1885. Trong đó có 1 điểm rất quan trọng, đó là: Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó. Như vậy, những lý lẽ của Việt Nam có tính logic và đầy đủ căn cứ hơn nhiều những luận điểm mơ hồ phi lý của Trung Quốc.
Trong cuộc hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, giải quyết được những tranh chấp này không dễ. Đa số các tham luận đưa ra tại hội thảo đều thống nhất rằng, sẽ rất khó thực hiện khi Trung Quốc thể hiện thái độ không muốn làm theo luật pháp quốc tế, hay nói cách khác, không muốn "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Về vấn đề này, Tiến sĩ Lokshin Grigory, Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Viện Hàn lâm Liên bang Nga cho rằng vũ lực chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là chìa khóa để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. GS.TSKH Vladimir Kolotov - Viện Hồ Chí Minh ĐHTHQG St.Petersburg lại nhấn mạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để tránh chính sách tằm thực của Trung Quốc đang từ từ xâm lấn dần, trước khi mọi sự đã rồi.
Hội thảo sẽ đi đến những kết luận vào buổi sáng trước khi diễn ra phiên bế mạc vào trưa nay 28-11.
Hành vi bất chấp luật pháp quốc tế
Tôi cho rằng, việc in hình "lưỡi bò" vào hộ chiếu của công dân là âm mưu thâm độc, mang tính khiêu khích của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Qua việc này, tôi nhìn thấy hình ảnh một người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn, bất chấp luật pháp quốc tế.
Việt Nam cần phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp ứng xử nhất quán đối với các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng loại hộ chiếu phi pháp này. Chúng ta cần từ chối cho nhập cảnh những người mang hộ chiếu có in hình "lưỡi bò". Khi cấp thị thực cho người Trung Quốc, các cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nên ghi rõ là Việt Nam không thừa nhận "đường lưỡi bò" trên hộ chiếu, và dứt khoát không dán thị thực vào những cuốn hộ chiếu có hình "lưỡi bò".
Ông Nguyễn Bảo Khánh (Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Phải vạch rõ ý đồ xấu xa
Có thể thấy, việc Trung Quốc in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu là hành vi hết sức xảo quyệt, bộc lộ ý đồ xâm phạm quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam và của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Nếu các nước không tinh tường, lực lượng kiểm soát biên giới - cửa khẩu không phát hiện ra hình "đường lưỡi bò", đóng dấu vào hộ chiếu mới này, thì đương nhiên rơi vào bẫy toan tính của phía Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ có điều kiện rêu rao Việt Nam và những nước đã đóng dấu vào hộ chiếu có hình "đường lưỡi bò", là đã thừa nhận "bản đồ chín đoạn" - sự phi lý mà Trung Quốc tự công bố từ năm 2009.
Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước và người dân phải đấu tranh kiên quyết, bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam, cũng như vạch rõ ý đồ xấu xa của phía Trung Quốc, qua việc phát hành hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò".
Ông Hoàng Khắc Quý (Nguyên phóng viên Ban Tin thế giới, Thông tấn xã Việt Nam)
Cần có động thái kiên quyết hơn
Trước thông tin về việc Trung Quốc cấp hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò" cho công dân của họ, thành viên Hội Cựu chiến binh chúng tôi đã trao đổi và có chung tâm trạng hết sức phẫn nộ, bức xúc.
Tôi rất đồng tình với thái độ dứt khoát của Nhà nước ta, thể hiện qua việc Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trong hộ chiếu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước ta có động thái kiên quyết hơn để yêu cầu Trung Quốc bỏ hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò"; đồng thời cần thể hiện quan điểm, lập trường của Nhà nước ta trên các diễn đàn quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong nước, quốc tế về chủ quyền biển, đảo, về Hoàng Sa - Trường Sa.
Ông Trần Mạnh Hùng (Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Theo ANTD
Lò gạch nhả khói bủa vây làng xóm giữa Thủ đô Đã có 3 người bỏ mạng vì ngộ độc khí lò gạch; gia cầm, gia súc, cây cối, hoa màu... cũng chết la liệt. Những làn khói độc hại từ hàng trăm lò gạch ở xã Bắc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn đang bủa vây hàng nghìn người dân. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định (115/2001/QĐ-TTg) đóng cửa tất cả...