Bảo tồn rùa biển, góp phần giữ mầm sống cho Cù Lao Chàm
Hành trình chuyển vị gần 2.000 trứng rùa từ Côn Đảo về ấp nở tại Cù Lao Chàm được xem là việc làm đầy trách nhiệm và nhân văn.
10 năm Cù Lao Chàm, Hội An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi đây đã có bước chuyển mình đáng kể với sự bảo tồn nguyên vẹn và phục hồi các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Hành trình chuyển vị gần 2.000 trứng rùa từ Côn Đảo về ấp nở tại Cù Lao Chàm được xem là việc làm đầy trách nhiệm và nhân văn của những người làm công tác bảo tồn tại đây.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Cù Lao Chàm từng được biết đến là ngôi nhà lý tưởng để rùa biển sinh sống. Nhưng 10 năm trở lại đây, rùa biển không vào bờ đẻ trứng và sinh sống trên đảo như trước nữa. Tập quán sắn bắt của cư dân Cù Lao Chàm khiến loài động vật này suy kiệt. Môi trường sống của các loài sinh vật biển quý hiếm, trong đó có rùa biển còn bị tác động xấu bởi hoạt động du lịch.
Ông Nguyễn Văn Bảy, cư dân sinh sống ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm, thành phố Hội An cho biết, khu vực bãi biển từng nơi rùa biển đẻ trứng được dành để làm các khu nghỉ dưỡng; bầu không khí ồn ào cũng là điều tối kỵ làm cho rùa không dám vào bờ đẻ trứng.
“Trước khi Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm ra đời, ngư dân ở đây khi đánh lưới bắt được rùa thì họ xẻ thịt ăn hoặc bán. Sau khi có Ban Quản lý Bảo tồn biển, người dân khi bắt được rùa biển thì hiến tặng hoặc gọi báo cho Ban Quản lý tiếp nhận con rùa này”, ông Bảy cho biết.
Video đang HOT
Rùa con nở chật kín hang.
Năm 2015, sau khi có quyết định thành lập Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, các cán bộ ở đây xúc tiến xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học “Bảo tồn và phục hồi quần thể rùa biển tại Cù Lao Chàm”. Trong đó, tập trung thực hiện lần lượt theo 2 phương thức là bảo tồn chuyển vị (tức là vận chuyển trứng rùa từ nơi khác về ấp nở tại Cù Lao Chàm) và bảo tồn nguyên vị ( tạo sinh cảnh, không gian thuận lợi để rùa biển lên bãi đẻ trứng ngay ở khu vực bãi biển Cù Lao Chàm).
Tháng 8 năm 2017, Ban Quản lý Khu sinh quyển và Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm tiến hành vận chuyển đợt đầu tiên với số lượng 450 trứng đã được ấp tại Côn Đảo khoảng 40 ngày đưa về Cù Lao Chàm. Mặc dù cự ly vận chuyển xa, hơn 1000 cây số nhưng nhờ được chăm sóc kỹ nên tỷ lệ trứng ấp nở đạt trên 95%. Kể từ đó, mỗi năm Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đều lên kế hoạch vận chuyển trứng rùa từ các nơi về Cù Lao Chàm.
Năm 2017, Ban Quản lý vận chuyển 1.000 trứng, 2 năm kế tiếp, mỗi năm vận chuyển 500 trứng. Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến nay đã qua 6 đợt vận chuyển với gần 2.000 trứng, tỷ lệ ấp nở đạt trên 90%: “20-30 năm về trước, Cù Lao Chàm là nơi có rất nhiều rùa biển sinh sống trên các bãi biển. Do nhận thức chưa đầy đủ nên thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đến công tác này nên rùa biển biến mất ở khu vực Cù Lao Chàm. Năm 2015, chúng tôi làm các đợt tham vấn người dân thì mới phát hiện ra thông tin về rùa biển ở đây. Hỏi ra thì người dân rất mong muốn cần thực hiện bảo tồn rùa biển để đưa rùa biển về lại với Cù Lao Chàm”.
Thành công lớn nhất của việc bảo tồn và phục hồi quần thể rùa biển Cù Lao Chàm là đã góp phần nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp, du khách về ý thức bảo tồn hệ sinh thái Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương ưu tiên giữ nguyên trạng khu vực Bãi Bấc (dài khoảng 500 đến 600 mét) để bảo tồn rùa biển. Các hoạt động kinh doanh buôn bán và giao thông khu vực này cũng sẽ được tính toán, bố trí ở một nơi khác; Kể cả hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản gần đó, chính quyền cũng từng bước chuyển đổi sinh kế cho người dân.
Hiện chưa có thống kê tỷ lệ sống của rùa con khi thả về biển. Bởi quy luật sinh tồn đối với các loài sinh vật biển rất khắc nghiệt. Các cơ quan chuyên môn đang tính đến việc gắn chip để theo dõi quá trình sinh tồn của rùa, từ đó có kế hoạch bảo tồn sau này với hy vọng phục hồi các giá trị tài nguyên Cù Lao Chàm./.
Theo vov.vn
Một ngày thương nhớ với cù lao
Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, của đời người, bay giờ cuộc sống trên đảo đã có nhiều đổi thay đến ngỡ ngàng. Cù Lao Chàm bây giờ đã trở thành thiên đường du lịch của Miền Trung.
Cầu tầu đảo Cù Lao Chàm, nơi vận chuyển hàng hóa và nhu yếu phẩm ra đảo
Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rời bến cảng Cửa Đại (Hội An), nếu đi cano cao tốc thì chỉ mất vài chục phút là đến được với thiên đường du lịch ở miền Trung này. Nếu đi tàu chợ sẽ mất hơn 1 tiếng rưỡi để đến vùng đảo này. Nói là tàu chợ nhưng thật ra đó là những tàu đánh cá của ngư dân đã được sửa sang lại để phục vụ du lịch cũng như vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Một góc chợ bán hải sản trên đảo
Cầu tàu khá rộng để có thể đón nhiều chuyến tàu cặp bến cùng lúc. Những nụ cười và không biết bao nhiêu lời hỏi thăm với những người khách đến từ đất liền từ cư dân trên đảo. Cuộc sống của cư dân nơi đây cũng không khác gì trong đất liền, cũng có những nhà hang rộng rãi, những quán cà phê nhạc xập xình, chợ búa bán đủ loại nhưng nhiều nhất vẫn là các loài hải sản như bào ngư, tôm cá, mực một nắng và ốc vú nàng là hai thứ đặc sản của đảo không nơi nào sánh được. Ngoại trừ những thứ hải sản, các loại mặt hàng khác có giá cao hơn so với đất liền bởi khoảng cách biển trời nhưng không đến nỗi quá đắt đỏ.
Hiện tại dân số trên hòn đảo này khoảng hơn 3.000 người, lượng khách du lịch đến đây mỗi ngày cũng ước chừng cả ngàn người. Trong khi đó 98% tập trung ở bãi làng, nơi có cầu cảng, số còn lại sống rải rác trên các bãi khác phục vụ du lịch.
Những ngôi nhà mới khang trang dựng ngay trên đất đảo
Một người đàn ông hồ hởi khoe về hòn đảo được gọi là thiên đường du lịch này. Ông cho biết, nghề chính trên đảo chỉ là đi biển và làm du lịch. Với người dân Cù Lao Chàm này, thì làm du lịch là nghề thuộc hàng "cung đình" so với nghề đi biển, nhưng cũng chỉ mới ngót nghét chục năm trở lại đây thôi, còn trước đó, từ người già đến trẻ con đều lấy mũi tàu làm hướng mưu sinh.
Cuộc sống của cư dân trên đảo Cù Lao Chàm bây giờ đã đổi khác rất nhiều sau khi làn sóng du lịch biển đảo đổ về đây khoảng 10 năm trởi lại. Nhưng ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát, điện lưới quốc gia đã về từ lâu, truyền hình cáp được khá nhiều hộ dân sử dụng. Trên đảo có trường học để trẻ em trên đảo đến lớp và rất nhiều khối cơ sở vật chất được xây dựng phục vụ đời sống người dân cũng như phát triển du lịch.
Mực một nắng, đặc sản hiếm có của Cù Lao Chàm
Trên đảo còn có một chiếc giếng cổ của người Chăm được xây dựng cách đây gần chục thế kỷ, nước vẫn trong và mát ngọt như thuở nào mặc cho dấu vết của thời gian đã làm rêu phong bờ giếng. Cùng với đó, tiếng chuông vang lên đều đều từ ngôi chùa Hải Tạng cổ cách đó không xa kích thích nhiều người tìm đến.
Trên những con đường đã được bê tông hóa, đồn biên phòng Cù Lao Chàm nằm thấp tháng trong bóng rừng cây. Mặc dù cũng là lính đảo, nhưng cuộc sống của các chiến sỹ biên phòng nơi đây không đến nỗi quá gian khổ so với Trường Sa hay những đảo xa khác. Nhưng không vì thế mà các anh lơ là nhiệm vụ dù chỉ một giờ một phút.
Đêm cù lao yên bình, chỉ có những tiếng sóng vỗ dạt dào vào các ghềnh đá, như tiếng ru của biển tự ngàn xưa. Các đảo thu mình lại trong giấc ngủ sau một ngày chào đón khách. Xa xa, ánh sáng của những chiếc thuyền câu mực ban đêm lóng lánh như những đàn đom đóm lập lòe giữa đêm biển đen đặc.
thoidai.com.vn
Sức sống mới trên xã đảo Cù Lao Chàm Năm 2009, Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Kể từ đó đến nay, diện mạo xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm đã được thay da đổi thịt từng ngày. Một tin vui, Tân Hiệp hiện tại là địa phương cấp xã có thu nhập bình quân đầu người cao...