Bảo tồn hệ sinh thái Tràm Chim để hút khách du lịch
Vườn Quốc gia Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ động thực vật nằm trong sách Đỏ, đặc biệt là Sếu đầu đỏ vô cùng quý hiếm.
Ngày 03.10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021-2030.
Vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: Du lịch Đồng Tháp
Trong phương án này, doanh thu từ một số hoạt động sẽ dùng để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, có diện tích gần 7500ha, là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa dạng, mang đầy đủ những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.
Vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: TC
Vườn Quốc gia là nơi phát triển của thảm thực vật phong phú, đa dạng với hơn 130 loài khác nhau nổi bật là sen, sung, lúa ma, cỏ ống,…Đây cũng là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, đặc biệt trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo tồn như: te vàng, bồ nông, gà đãy, java và Sếu đầu đỏ – một tài sản thiên nhiên vô giá của vườn Quốc gia.
Video đang HOT
Sếu đầu đỏ đi di trú đến Tràm Chim Ảnh: Báo Đồng Tháp
Nhờ việc chú trọng việc khai thác bền vững lợi thế thiên nhiên ban tặng, cùng với công tác bảo tồn được ban quản lý vườn Quốc gia đặc biệt quan tâm, nên lượng du khách ghé thăm ngày càng tăng, trở thành điểm du lịch tiêu biểu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2022.
Đến với Tràm Chim, bạn sẽ đươc ngồi xuồng lướt trên dòng kênh xanh mát, len lỏi qua đồng sen, đồng lúa thơm, đồng cỏ năng rập rờn hay đi dưới những tán tràm xanh ngát. Và thêm nữa là ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn kiếm mồi, xôn xao gọi đàn,… tất cả tạo nên một cảnh tượng hoang sơ, thanh bình.
Trải nghiệm bắt cá trên cánh đồng năng ở vườn Quốc gia Tràm Chim Ảnh: Hồng Lan
Vào mỗi thời điểm, Tràm Chim lại mang một nét đẹp riêng. Thời điểm đẹp nhất để đến đây là vào mùa nước nổi, từ tháng 9 đến tháng 12. Lúc này, các loài chim sinh sôi, tụ họp về đây; bốn bề là nước, cây cối xanh tốt và hoa sen đua nở ngát hương.
Đến vào mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 6, sẽ là dịp để du khách ngắm những đàn sếu đầu đỏ quý hiếm hoặc chiêm ngưỡng sắc vàng rực rỡ mùa hoa hoàng đầu ấn từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm sau.
Du khách tham quan và chụp ảnh với sắc vàng của hoa hoàng đầu ấn. Ảnh: LT
Sau khi Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim được phê duyệt, chắc hẳn vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ là một điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước để khám phá và trải nghiệm những nét đặc trưng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim
Ngày 3-10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021 - 2030, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của phương án về kinh tế đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng/năm từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng... để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim.
Về môi trường, phương án góp phần bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim...
Đảm bảo nơi cư trú, phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: dulich.dongthap.gov.vn
Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.
Về xã hội, phương án còn đặt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động có kỹ năng hướng dẫn du lịch, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại địa phương. Tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thông qua việc cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái sẽ tạo ra việc làm, thu hút một số hộ dân vùng đệm có xe điện và các phương tiện, dịch vụ thân thiện với môi trường vào tham gia các hoạt động của du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Ảnh: Quỷ Cốc Tử
Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, hạn chế tình trạng xâm nhập vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã.
Phương án xác định giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo các phân khu
Khu A1: Là nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước.Khu A2: Là nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác.Khu A3, C: Là nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái.Khu A4, A5: Là nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước.
Khai thác hiệu quả và bảo tồn bán đảo Sơn Trà Bán đảo Sơn Trà được xem là 'lá phổi xanh' của TP Đà Nẵng với hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng. Du khách đến với bán đảo Sơn Trà ngày càng nhiều, nhưng cũng từ đó đặt ra bài toán phát triển bền vững khu vực này. Cắm chốt, bố trí nhân viên ngăn chặn hành động gây hại đối...