Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp – Bài cuối: Gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá

Theo dõi VGT trên

Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt và là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra.

Bảo tồn động vật hoang dã, một nguồn tài nguyên quý giá, cũng là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp - Bài cuối: Gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá - Hình 1

Sau 4 năm hoạt động, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đã tổ chức cứu hộ thành công và đưa được 40 con gấu trở về với môi trường bán hoang dã, tất cả các cá thể này đều là loài gấu ngựa. Ảnh tư liệu: Đức Phương/TTXVN

Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường):

Hiện nay tình hình buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn diễn ra khá phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng như những cam kết quốc tế của Việt Nam, thưa bà?

Việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã là một trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là suy giảm các loài động vật hoang dã trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bất cứ một loài nào đều là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái và sự biến mất một loài cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trong tự nhiên.

Việt Nam đã thực hiện rất nhiều cam kết liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã như Công ước đa dạng sinh học hay là Công ước buôn bán quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước Ramsar để bảo vệ các loài, các khu vực đất ngập nước quan trọng có tầm quan trọng đối với các loài chim nước; nhiều thỏa thuận hợp tác đa phương và song phương liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. Khi chúng ta đã tham gia các cam kết như vậy thì chúng ta phải thực hiện các cam kết đó.

Trên thực tế, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam tạo ra một hình ảnh không tốt đối với những cam kết của chúng ta. Hiện nay, thế giới vẫn có những đ.ánh giá Việt Nam là điểm tiêu thụ động vật hoang dã, thậm chí là điểm trung chuyển động vật hoang dã.

Thưa bà, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như thế nào để bảo tồn các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp?

Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nội dung bảo vệ, bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài hoang dã nguy cấp là một trong những nội dung trọng tâm. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu là cần phải bảo tồn hiệu quả các loại hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Chiến lược cũng đặt ra những chỉ số rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu là 10 loài đang bị đe dọa; không có thêm các loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng…

Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu để thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp như: Điều tra, đ.ánh giá và liên tục cập nhật và công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn. Ví dụ như việc thiết lập, tăng cường thiết lập hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, những mạng lưới trung tâm cứu hộ, các loài động vật hoang dã, thực hiện các giải pháp để giảm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã (kiểm soát việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, nhân nuôi, tái thả các loài động vật hoang dã vào tự nhiên).

Nhằm tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã nói chung và chim di cư nói riêng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phổ biến và triển khai Chỉ thị số 04 CT-Ttg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bà có thể cho biết cụ thể nội dung chỉ thị này như thế nào?

Video đang HOT

Đây là lần đầu tiên chúng ta có chỉ thị riêng của Thủ tướng Chính phủ để bảo vệ một nhóm loài, cụ thể là các loài chim hoang dã di cư. Chỉ thị ra đời trong bối cảnh việc khai thác và buôn bán, tiêu thụ các loài chim di cư diễn ra tràn lan hiện nay. Việt Nam là thành viên của các đường bay chim di cư nên phải có trách nhiệm để bảo vệ các loài loài chim hoang dã. Chỉ thị được ban hành đã chỉ đạo một cách toàn diện để huy động toàn bộ lực lượng, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ các loài chim hoang dã di cư như: bảo vệ sinh cảnh, chống xâm hại các sinh cảnh; bảo vệ những điểm dừng chân của khu vực di cư các loài chim nguy cấp, bảo vệ các tuyến đường bay; các hoạt động liên quan đến kiểm soát, ngăn chặn việc khai thác, đ.ánh bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim, xóa bỏ những tụ điểm buôn bán trái phép đối với các loài chim hoang dã…

Thời gian tới, Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học tiếp tục có những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học?

Về cơ bản, hiện chúng ta đã tạo lập được một hành lang pháp lý tương đối toàn diện để bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã. Mặc dù vậy, một số điểm vẫn còn tồn tại chưa sát với thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa bảo tồn và sử dụng động vật hoang dã. Cần phải có chính sách rõ ràng hơn trong việc xác định các đối tượng, các loài được ưu tiên bảo vệ. Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn chưa thể hiện rõ nét loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nào là được phép, là nhân nuôi để phát triển về mục đích thương mại. Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Tài nguyên Môi trường để xây dựng các văn bản quy định về quản lý đa dạng sinh học nói chung cũng như bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng. Chúng tôi cũng đang rà soát lại các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất sẽ sửa đổi về tiêu chí xác định cũng như chế độ bảo vệ, quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài ra, công tác cứu hộ động vật hoang dã còn nhiều bất cập, khả năng cứu hộ còn hạn chế; đặc biệt là thiếu hành lang pháp lý cũng như hướng dẫn kỹ thuật, thiếu nguồn lực để bảo vệ động vật hoang dã. Để thực hiện các nhiệm vụ này, Cục cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để có đ.ánh giá đầy đủ, tổng thể về tình trạng cứu hộ cũng như là các hoạt động của các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất, kiến nghị để tạo hành lang pháp lý giúp cho việc thực hiện các hoạt động cứu hộ động vật nói chung và động vật hoang dã nói riêng. Cục cũng đang triển khai xây dựng một đề án để tăng cường năng lực các cơ sở bảo tồn, trong đó có các cơ sở cứu hộ các loài hoang dã.

Chúng tôi cũng đang phối hợp với các tổ chức bảo tồn để xác định một số loài có khả năng nhân nuôi và tái thả vào tự nhiên; tích cực truyền thông nâng cao nhận thức đối với các bên liên quan; tập huấn cho cán bộ của các sở tài nguyên môi trường, các ban quản lý khu bảo tồn, các cơ quan thực thi pháp luật về chính sách cũng như quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật trong cứu hộ, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy rằng bảo vệ động vật hoang dã không chỉ cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan như: Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đoàn thể, khu vực tư nhân, cộng đồng. Tất cả mọi người chúng ta chỉ sống trong hành tinh Trái đất và tất cả đều phải có trách nhiệm đối với việc xây dựng một môi trường trong lành, bền vững và có trách nhiệm đối với việc bảo vệ mọi sự sống trên Trái đất. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân phải thay đổi hành vi ứng xử của mình đối với thiên nhiên cũng như đối với đa dạng sinh học và môi trường.

Trân trọng cảm ơn bà!

Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp - Bài 1: Ngăn chặn các hành vi tổn hại đến động vật hoang dã

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều loài động vật hoang dã đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp. Hơn lúc nào hết, thiên nhiên đang kêu cứu.

Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp - Bài 1: Ngăn chặn các hành vi tổn hại đến động vật hoang dã - Hình 1
Hươu chuột tại một cánh rừng ở Việt Nam, ngày 21/6/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Việc tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, nhiều loài động vật hoang dã đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp với nhiều mục đích khác nhau như là làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh hay là chế tác đồ trang sức. Hơn lúc nào hết, thiên nhiên đang kêu cứu và cần có sự chung tay, nỗ lực vào cuộc của cả cộng đồng. Phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết "Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp" để thông tin rõ hơn vấn đề này.

Bài 1: Ngăn chặn các hành vi tổn hại đến động vật hoang dã

Những năm gần đây, các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ nhằm triệt phá các đường dây vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương và ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến cân bằng sinh thái, sức khỏe của con người và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã chưa giảm

Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, nhưng các vụ việc buôn bán trái phép động vật hoang dã ở nước ta vẫn liên tục diễn ra và chưa có dấu hiệu giảm.

Mới đây, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng đang dùng kích điện và dao g.iết c.on hổ nặng khoảng 220 kg để nấu cao tại nhà riêng của Lường Văn Anh tại bản Yên Cang 2, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên. Đây là động vật thuộc danh mục bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm.

Tại Lai Châu, vào đầu tháng 5/2022, hai con gấu con đã được công an tỉnh Lai Châu giải cứu thành công khỏi một vụ buôn bán động vật hoang dã. Đây là loại gấu ngựa thuộc động vật quý hiếm chỉ sinh sống tại một số tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên, giá bán lên tới 130 triệu đồng/con nên những con gấu con vẫn bị săn lùng, buôn bán.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt giữ và xử lý 14 vụ vi phạm về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt động vật hoang dã trái pháp luật, tịch thu 163 con thông thường và 10 con quý, hiếm, hàng chục ký thịt rừng cấp đông. Trong đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ra quyết định xử lý một trường hợp mua, nuôi nhốt một con kỳ đà vân quý hiếm, với số t.iền 270 triệu đồng.

Ông Đặng Văn Kiệm, Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Chi cục đã tổ chức đường dây nóng để xử lý phản ánh tin báo về động vật hoang dã, tổ chức tuần tra ở rừng, cơ sở gây nuôi, tổ chức thực thi pháp luật để xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng tăng cường tuyên truyền đến người dân và các tổ chức không kinh doanh thịt, động vật rừng để nâng cao ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Những tháng gần đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức 25 đợt ra quân xử lý tình trạng bẫy bắt chim trời. Kết quả tịch thu tiêu hủy hàng nghìn bẫy que dính, cò mồi xốp và cứu hộ thả 160 con cò sống về tự nhiên.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xử lý tình trạng này, lực lượng kiểm lâm đã thực hiện nhiều biện pháp như: Tăng cường tuyên truyền đến người dân, chủ nhà hàng, phối hợp với địa phương tháo gỡ bẫy, kiểm tra các nhà hàng kinh doanh để ngăn việc buôn bán thú rừng.

Tại tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng (xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh) và người dân địa phương tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã trong rừng. Nhờ đó, nhiều loài động vật, nhất là những loại chim, cò phát triển, góp phần quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái.

Gáo Giồng có tổng diện tích rừng hơn 1.600 ha, trong đó có khoảng 1.200 ha rừng tràm. Hiện nay, rừng tràm Gáo Giồng có trên 100 loài chim, cò. Trong đó, một số loài quý hiếm như nhan điển, cò quắm, cò ốc... Năm 2017, cò ốc về Rừng tràm Gáo Giồng khoảng vài nghìn con và đến nay, tăng lên khoảng vài chục nghìn con. Đây là một trong những loại chim nước đang được ưu tiên bảo tồn, lưu giữ. Rừng tràm Gáo Giồng còn là nơi mà nhiều loài chim di cư tìm đến, điển hình là đàn chim én với khoảng vài trăm nghìn con, chúng ở đây từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm.

Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, Rừng tràm Gáo Giồng có những giải pháp để thu hút chim về gồm: vận động quần chúng nhân dân ở vành đai rừng để bảo vệ động vật hoang dã, tài nguyên rừng và các loài chim, thủy sản; đồng thời Ban Quản lý rừng tràm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương để tuần tra bảo vệ an toàn cho các loài chim về sinh sản.

Nhờ tích cực tuyên truyền vận động từ Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng, ý thức bảo vệ động vật hoang dã của người dân địa phương có bước nâng lên. Nhiều người không còn săn bắt trái phép chim, cò để ăn hoặc bán; áp dụng có hiệu quả một số biện pháp xua đuổi chim, cò phá hoại lúa mà không làm hại đến chúng; tham gia ngăn chặn những đối tượng xâm nhập rừng trái phép.

Do rừng tràm Gáo Giồng có môi trường tốt, mực nước các khu vực trong rừng được đảm bảo trữ nước quanh năm nên nhiều loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh. Cùng với đó, thảm thực vật phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây kiếm ăn.

Cứu hộ, nhân nuôi và tái thả động vật hoang dã nguy cấp

Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp - Bài 1: Ngăn chặn các hành vi tổn hại đến động vật hoang dã - Hình 2
Cu li sau khi được thả về với tự nhiên rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, hòa nhập tốt với môi trường. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng và phục hồi các loại động vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam, đặc biệt là loài tê tê, những năm qua, tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương triển khai các hoạt động cứu hộ, phục hồi, nhân nuôi sinh sản và tái thả tê tê trở về tự nhiên, nhờ đó, 80% số tê tê bị thương nặng đã được cứu chữa và phục hồi. Trung tâm cũng được thế giới ghi nhận là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và chăm sóc tê tê trong môi trường nuôi nhốt.

Các con tê tê này đều được cứu hộ từ các vụ vận chuyển, săn b.ắn trái phép, tỉ lệ được cứu sống, tái thả về tự nhiên rất thấp. Bởi tê tê thường bị vận chuyển đi khá xa, bị mất nước, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, bị nhồi nhét thức ăn và mang trên mình nhiều vết thương do dính bẫy săn. Vì vậy, đa số các cá thể tê tê tiếp nhận về Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam đều trong tình trạng rất ốm yếu. Sau 30 ngày kiểm dịch, trải qua quá trình chăm sóc sức khoẻ và phục hồi, trung bình khoảng 2 đến 3 tháng, tê tê được tái thả về tự nhiên.

Chị Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng nhóm bác sỹ thú y tại Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình chia sẻ: "Công việc của chúng tôi đều xuất phát từ tình yêu động vật. Thường động vật được cứu hộ về Trung tâm sẽ mắc rất nhiều về vấn đề sức khỏe, do quá trình săn bắt, vận chuyển dài ngày. Chúng tôi tiến hành kiểm tra, chăm sóc và phục hồi cho số động vật này đến khi có sức khỏe tốt hơn".

Được thành lập từ năm 2014, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nhằm cứu hộ, nhân nuôi sinh sản, vận động chính sách, nghiên cứu bảo tồn 2 loại tê tê tại Việt Nam là tê tê vàng và tê tê Java. Bước đầu, Trung tâm đã ghi nhận được nhiều hình ảnh Tê tê, đặc biệt các hình ảnh Tê tê non mới sinh tại các địa điểm tái thả Tê tê Java và 9 con Tê tê vàng đang gây nuôi sinh sản; đây có thể coi là nguồn gen thực sự quý báu cho loài Tê tê ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ nâng cao năng lực cứu hộ tê tê tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Anh Trần Văn Trường, Trưởng nhóm chăm sóc động vật tại Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi có kế hoạch tiếp tục thực hiện cứu hộ, cứu chữa nhằm giữ lại các động vật trong quá trình phục hồi buôn bán còn sót lại. Chúng tôi tham gia hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các đơn vị trung tâm cứu hộ của nhà nước khác, đặc biệt là liên quan đến thú ăn thịt và tê tê nhằm nâng cao năng lực và phát huy tốt những hiệu quả cứu hộ, tập trung vào các chương trình nhân nuôi sinh sản như tê tê, cầy vằn có hiệu quả hơn nữa".

Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ thành công gần 1.600 con tê tê (nhiều nhất thế giới). Trong đó, 60% các cá thể này được tái thả về tự nhiên an toàn, đều được gắn microchip và mã nhận dạng sử dụng thiết bị bay không người lái để theo dõi. Ngoài ra, đối với các cá thể không đủ điều kiện tái thả sẽ được chăm sóc đặc biệt tại trung tâm Giáo dục Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê nhằm chia sẻ về các hoạt động bảo tồn cũng như truyền cảm hứng cho du khách tham gia vào công tác bảo tồn động vật hoang dã.

Cần nhiều hơn những giải pháp cấp bách

Để bảo tồn động vật hoang dã, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã. Trong đó yêu cầu dừng nhập khẩu động vật hoang dã và kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật. Gần đây, Chỉ thị số 04/ CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim di cư, đặc biệt là vấn đề bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm cũng là một nội dung ưu tiên trong Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên nhiên (ENV): Hiện nay, các quy định pháp luật liên quan đến luật bảo vệ động vật hoang dã cũng như các chế tài về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cơ bản đã khá toàn diện, mức xử phạm lên tới 400 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính cho các nhân, 15 năm tù giam cho các hành vi vi phạm về hình sự. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là những chế tài, quy định quản lý đó cần được áp dụng đầy đủ, cụ thể trên thực thế. Chỉ khi các đối tượng vi phạm nhìn thấy những tấm gương, những trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về những hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã mới khiến giảm thiểu được tình trạng này.

Ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, những năm gần đây, Nhà nước rất quan tâm đến việc quản lý động, thực vật hoang dã, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như chính sách liên quan đến quản lý động vật hoang dã. Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có đầy đủ pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã. Mặt khác, Việt Nam cũng là thành viên của các công ước quốc tế về đa dạng sinh học, về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã. Việt Nam có đủ các chế tài từ xử lý hình sự, xử lý hành chính, hành vi vi phạm pháp luật về quản lý động, thực vật hoang dã.

Nhằm thúc đẩy phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, bên cạnh việc tăng cường các chế tài xử phạt, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân xóa bỏ lối sống khoe khoang qua việc nuôi, giữ, sử dụng trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã, quý hiếm.

Tháng 6 năm 2022 là Tháng hành động vì môi trường, trong đó bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi mỗi cá nhân cùng thay đổi nhận thức, chung tay ngăn chặn các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép, bảo vệ những nguồn gen quý, hiếm của các sinh vật sống trên đất nước ta.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024
Vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Lái xe ô tô con đã t.ử v.ong
10:28:18 07/07/2024
Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử
22:58:43 06/07/2024
Thủ tướng nói về việc tăng lương từ 1-7
14:00:52 06/07/2024
Bình Dương: Tai nạn lao động khiến 9 người bị thương
20:47:24 06/07/2024
Danh tính 9 công nhân bị thương do tai nạn lao động tại Bình Dương
22:05:41 06/07/2024
Nổ bồn chứa bụi, 9 người bị thương
09:30:44 07/07/2024
Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu
10:31:19 07/07/2024

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024

Tin mới nhất

Cô gái buông hai tay 'diễn xiếc', tạo hình trái tim khi lái xe trên đường phố

12:02:23 08/07/2024
Các đoạn clip ghi lại cảnh cô gái chạy xe máy buông hai tay để diễn xiếc , tạo hình trái tim khi lái xe trên đường phố ở Vĩnh Long.

Xe khách lao xuống mương nước sau va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

11:54:55 08/07/2024
Đang lưu thông trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, xe khách giường nằm xảy ra va chạm với ô tô con chạy cùng chiều, sau đó mất lái đ.âm vào dải phân cách, lao xuống mương thoát nước.

Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

12:50:34 07/07/2024
Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.

Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng

20:38:34 06/07/2024
Bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.

Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, phụ xe t.ử v.ong

10:38:29 06/07/2024
Vụ tai nạn xảy ra vào khuya 5/7, trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Gần 11 tấn cá tầm c.hết trắng bụng nghi do nhiễm độc

06:32:26 06/07/2024
Gần 11 tấn cá tầm của Hợp tác xã cá nước lạnh Hoàng Liên tại bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) do ông Đỗ Chí Đoàn làm chủ, bỗng c.hết trắng bụng.

Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM

21:47:45 05/07/2024
Ngày 5/7, Đội CSGT - Trật tự, Công an quận 4, TPHCM đã mời làm việc và lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông P.T.T. (39 t.uổi, quê Đắk Lắk) về lỗi vi phạm hành chính Điều khiển ô tô lắp thêm đèn phía sau xe .

Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

18:27:39 05/07/2024
Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích

11:15:58 05/07/2024
Lực lượng chức năng ở Quảng Nam đang nỗ lực tìm kiếm người đàn ông ôm con gái 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại và mất tích.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Có thể bạn quan tâm

Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn

Sao việt

11:59:09 08/07/2024
Biểu cảm của người đẹp khi biết không một ai có cảm tình với mình, dù bản thân sở hữu ngoại hình sáng choang là: sốc!

Phạm Khánh Hưng, Quốc Thiên, Đăng Khôi làm mới những bản hit của thế hệ 8x,9x

Nhạc việt

11:56:54 08/07/2024
Trở lại sân khấu âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Thiên, Đăng Khôi và Phạm Khánh Hưng đều chọn thể hiện những bản hit đình đám một thời.

Thời của cyberpunk

Thời trang

11:49:32 08/07/2024
Thời trang cyber đặc biệt đề cao sự kết hợp ngẫu hứng của nhiều phong cách khác nhau cũng như đủ loại màu sắc, họa tiết, phần lớn trang phục có gam màu huỳnh quang (neon) và làm từ nhựa dẻo.

Trải nghiệm du lịch tại Triều Tiên

Du lịch

11:42:13 08/07/2024
Nổi tiếng với chế độ nghiêm ngặt và những quy định khắt khe, Triều Tiên mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm

Netizen

11:39:45 08/07/2024
Nổi tiếng là chiến thần chốt đơn là vậy nhưngHằng Du Mục(tên thật: Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) lại phải trải qua nhiều biến cố hôn nhân với người chồng ngoại quốc là Tôn Bằng (sinh năm 1981).

Cuộc sống tối giản của người phụ nữ U50 trong căn nhà không cần trang trí cầu kì mà vẫn đặc biệt cao cấp

Sáng tạo

11:39:31 08/07/2024
Đặc biệt, trong căn nhà này có rất ít đồ đạc, thậm chí cũng không có mấy chiếc tủ, dù diện tích không gian vô cùng rộng rãi.

Bắt 2 đối tượng chuyên đòi nợ thuê trên đường chạy trốn liên quan vụ c.hết người

Pháp luật

11:36:41 08/07/2024
Trước đó, vào lúc 00h30 cùng ngày, nhận được yêu cầu phối hợp của Công an huyện Đắk Đoa, Công an thị xã Đức Phổ đã phối hợp Trạm CSGT Đức Phổ tiến hành kiểm tra Khách sạn Tứ Phương (phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ).

Vì sao Messi tắm cho Yamal mà không phải ai khác?

Sao thể thao

11:33:33 08/07/2024
Khoảnh khắc kỳ thú của bóng đá, khi Lionel Messi tắm cho Lamine Yamal lúc mới sinh là một câu chuyện đầy ngẫu nhiên và đáng nhớ.

Người đàn ông phát hiện 'vật thể lạ' cư trú khắp cơ thể

Sức khỏe

11:27:41 08/07/2024
Người đàn ông vào viện khám vì thấy đau bụng lan sang thắt lưng kèm tiểu buốt. Kết quả, toàn thân bệnh nhân đều xuất hiện ấu trùng sán.

Loạt túi hiệu nghìn đô của "mối tình đầu quốc dân" Suzy

Phong cách sao

11:21:06 08/07/2024
Sở hữu khối tài sản đáng mơ ước sau nhiều năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí Hàn Quốc, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng Bae Suzy không ngần ngại chi t.iền cho những chiếc túi xách đắt t.iền đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Mỹ nhân Việt tận dụng cơm nguội, bã carot để làm đẹp, kết quả thế nào?

Làm đẹp

11:20:46 08/07/2024
Dù là hoa hậu hay ngọc nữ thì người đẹp Vbiz cũng áp dụng các phương pháp dưỡng da cực đơn giản, đôi khi rất độc-lạ khiến nhiều người cũng phải trầm trồ.