Bão tố hôn nhân của cô gái đẹp bị chồng ‘truyền’ HIV
Nhưng tưởng hạnh phúc đơn sơ sẽ đến với cô thôn nữ Bùi Thị Phương (SN 1980) vừa đẹp người, lại đẹp nết sau cuộc hôn nhân ấm cúng, nhưng…
Bão tố ập đến
Vốn là một cô gái thôn quê, ngoan hiền, giản dị và xinh xắn nên khi vừa mới bước sang tuổi trưởng thành thì cô thôn nữ Bùi Thị Phương đã được nhiều chàng trai để ý tới. Nhiều gia đình trong vùng ao ước có được cô con dâu vừa đẹp người, vừa đẹp nết nên đã thầm “dạm hỏi” qua gia đình cô. Và rồi hạnh phúc giản dị ấy cũng đến với cô thôn nữ Phương. Đó là vào năm cô bước sang tuổi 19, trong một lần cô đi dạy cho một em nhỏ thì cô đã gặp lại Việt.
Việt là một chàng trai có bề ngoài dễ nhìn, hai người đã từng quen nhau trước đây và bản thân Việt cũng đã nhiều lần đến nhà cô chơi. Nhưng vì lúc đó, cô còn đi học và say đắm bên tình yêu đầu đời của mình nên cũng chỉ để mắt qua rồi thôi. Thấy cô vừa ngoan hiền, vừa xinh đẹp nên Việt cũng thầm đem lòng yêu cô và bố mẹ Việt cũng rất vừa lòng nên đã ngấm ngầm hợp tác cho đôi trẻ. Gia đình Phương cũng không hề ngăn cấm vì Việt cũng là người hiền lành, chất phác chăm chỉ lại là người gần nhà. Sau bao nỗ lực của Việt và hai bên gia đình, trái tim cô thôn nữ cũng đã rung động mà đồng ý đón nhận tình cảm.
Chuyện là trước đây, Việt có đi làm ăn xa trên Mai Châu, vốn là một thanh niên khỏe mạnh, cường tráng mà từ khi đi làm rồi trở về quê thì Việt nhiều lần phải nằm “bệt” vì những trận sốt vặt. Ban đầu mọi người tưởng anh bị sốt bình thường, rồi cũng sẽ hết. Thế nhưng những trận sốt này thường xuyên khiến anh phải nằm liệt giường nên mặc dù đang mang bầu 5 tháng nhưng chị vẫn phải là đủ mọi việc để có tiền chi tiêu và chăm sóc chồng.
Ảnh minh họa.
Và rồi cái ngày “oan nghiệt” cũng đến, đó là vào năm 2003, khi chị vừa mới sinh một bé trai bụ bẫm, đáng yêu trong một tháng tuổi thì chồng chị, sau nhiều trận ốm vặt, bỗng dưng ho ra máu. Hoảng hồn, chị vội vã đưa chồng lên bệnh viện để khám và chữa bệnh. Thân là phận nữ lại vừa mới sinh con nên chị lại chạy vạy khắp nơi để có tiền lo thuốc men cho chồng. Nhưng mọi cố gắng, nỗ lực của chị đều đổ xuống sông xuống biển khi bệnh tình của anh ngày càng nặng hơn. Mãi đến sau này, trong một lần giặt quần áo cho chồng thì chị lục được một tờ giấy, bên trên có ghi dòng chữ: “Kết quả xét nghiệm HIV: Dương tính”. Chị đứng chôn chân tại chỗ khi nhìn thấy tờ phiếu xét nghiệm mang tên chồng, chị không tin vào mắt mình nữa.
Sâu thẳm nơi trái tim, chị không tin vào những gì mình được đọc nên chị đã đưa anh lên Hà Nội để xét nghiệm máu lại lần nữa. Và rồi câu trả lời mà chị nhận được là “anh bị nhiễm HIV giai đoạn cuối”. Tai nghe, mắt thấy nhưng một góc nhỏ nơi trái tim chị vẫn không chịu tin đó là sự thật. Chị lại tiếp tục đưa anh đi khám và xét nghiệm máu và lần này thì niềm tin của chị đã hoàn toàn bị ngã gục khi biết rằng: Anh đã bị nhiễm HIV giai đoạn cuối và không thể cứu chữa được nữa.
Video đang HOT
Kể từ đó, chồng chị ngày càng ốm yếu và suy nhược. Chị lại chạy vạy khắp nơi và làm mọi nghề mình có thể để kiếm ra tiền để lo tiền thuốc men cho chồng và chăm con. Và kết quả chị nhận được là “lời” chia ly. Anh đã ra đi mãi mãi sau những tháng ngày chống chọi với căn bệnh thế kỷ.
Tưởng rằng mọi chuyện xảy ra đối với người phụ nữ mỏng manh, gầy guộc ấy như vậy là quá đủ. Thế nhưng, “nó đâu có tha ai bao giờ”, chị buốt lòng sau ngày mất của anh vì biết rằng mình cũng đã bị nhiễm HIV và càng đau sót gấp ngàn lần khi nghe các bác sĩ nói con trai của chị cũng bị nhiễm HIV giai đoạn đầu.
Nhiều đêm, hai hàng nước mắt của chị vẫn tuôn rơi mỗi khi nhìn cậu con thơ vẫn đang nằm ngủ ngon lành. Thương con chưa đầy 2 năm tuổi mà đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, rồi sau này bé sẽ sống như thế nào. Cứ nghĩ đến là nước mắt chị lại tuôn rơi.
Sóng ngầm nổi trội
Ngồi một góc trong căn phòng nhỏ, bóng dáng người phụ nữ nhỏ nhắn, gầy guộc và những nếp nhăn nhuốm màu thời gian hiện lên trong khuôn mặt không khỏi làm người khác lặng người. Trên khuôn mặt ấy, không giấu nổi nỗi buồn và hai hàng nước mắt vẫn trực tuôn rơi. Thở một hơi dài như lấy ra tất cả sự mạnh mẽ trong người, chị lại tiếp tục kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình.
Sau ngày biết tin căn bệnh thế kỷ tràn vào nhà mình, lòng chị đau như dao cắt. Tưởng như gia đình nhà chồng sẽ thông cảm giúp đỡ để mẹ con chị vượt qua nỗi đau này, thế nhưng đổi lại, bố mẹ chồng chị lại răn đe: “Nếu chuyện này đồn ra ngoài thì sẽ đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà”. Và cũng chỉ sau ngày mất của chồng khoảng 10 ngày thì chị cùng đứa con thơ mới 15 tháng tuổi đã bị đuổi ra khòi nhà.
Chị Phương cho biết: Thay áo quan cho chồng xong, bố mẹ cũng có ý bảo hai mẹ con về ở chung, nhưng lúc này nước mắt trong lòng chị đã cạn hết. Hai mẹ con chị dọn đồ đạc và chuyển về nhà bố mẹ đẻ sinh sống.
Chị lại bắt đầu cuộc sống của mình sau những vết thương lòng khó phai. Niềm tin để chị tiếp tục sống là cậu con trai nhỏ, bố mẹ ruột và những người hàng xóm tốt bụng.
Thế những đời người có biết đâu được chữ “ngờ”. Vào tháng 11/2013, sau một thời gian dài không liên lạc với gia đình nhà chồng thì bỗng dưng có một cú điện thoại gọi đến. Đầu máy bên kia là chị chồng chị tên là Đinh Thị Xen (36 tuổi) hiện đang cư trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Sau vài lời ngọt nhạt và kết thúc bằng một lời rủ rê qua Trung Quốc làm ăn cùng và chị sẽ có được một số tiền mơ ước 6-10 triệu/tháng.
Ban đầu chị không đồng ý nhưng sau nhiều lần ngọt nhạt như rót mật vào tai của bà chị chồng và sẵn hoàn cảnh khó khăn của mình, chị đã đồng ý. Sau màn kịch đã được dàn dựng công phu, chị được bà chị chồng từng bước, từng bước đưa vào động mại dâm ở Trung Quốc. Chị đau xót khi biết rằng mình đã bị chị chồng bán sang Trung Quốc với cái giá rẻ mạt, 2 triệu đồng.
Sau những ngày tháng đau đớn, tủi nhục… vì bị đánh đập, chửi mắng nơi “đất khách quê người”, chị may mắn trốn thoát được nhờ những người hảo tâm. Đó là một thanh niên người Trung Quốc và mãi đến sau này chị cũng không bao giờ quên gương mặt thánh thiện ấy và một người phụ nữ tên Vân.
Ngày trở về quê hương, những kẻ hãm hại chị đã bị các cơ quan chức năng trừng trị trước Pháp luật. Còn chị lại bắt đầu cho mình một cuộc sống mới. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho hai mẹ con chị 19 triệu đồng để làm nhà và chị đã được bố mẹ đẻ cắt cho một miếng đất gần nhà mình, đồng thời vay mượn thêm tiền hỗ trợ để xây dựng cho hai mẹ con chị một căn nhà để ở.
Trong quá trình xây nhà, chị Phương cũng một vài lần mời bố mẹ chồng đến nhưng họ đã lấy lý do “phải đi gặt hộ, làm hộ” để không đến. Chị Phương còn cho biết: “Từ khi khánh thành căn nhà đến nay, bố mẹ chồng tôi chưa lần nào xuống để thăm cháu và xem nhà cửa được xây dựng ở đâu hay như thế nào”.
Theo VNE
Ăn cơm Việt thì đừng nên chê trai Việt
Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt thôi rồi! Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ,...
Đàn ông Việt chẳng thua gì trai Tây (ảnh minh họa)
Nhiều chị em hạnh phúc vì lấy được chồng Tây?
Tôi có một cô bạn, có người yêu Việt Nam 4 năm nhưng vì phải đi du học, nên cô ấy đã lập nghiệp bên nước ngoài và công thành danh toại. Nhưng cũng trong thời gian đó, cô ấy đã đem lòng yêu một anh chàng Tây và bỏ luôn anh người yêu Việt 4 năm tình nghĩa. Dù là cũng có chút đau khổ nhưng thời gian ở bên cạnh người yêu ngoại quốc, cô ấy bảo, &'đó là một người đàn ông tuyệt vời, sống thoáng, không gia trưởng, lại rất chiều người yêu'. Cô ấy bảo, &'lửa gần rơm lâu ngày cũng bén', thế nên cô có cảm tình và đã yêu anh ta trong thời gian cảm thấy cô đơn. Thế là cuộc tình 4 năm nhanh chóng tan thành mây khói. Cô ấy trở thành người phụ nữ được gắn mác lấy chồng Tây. Với mọi người ở nhà cô ấy, cái chuyện yêu đường chàng trai Tây là to tát lắm. To tát hơn là cái mác đi học ở nước ngoài lại còn lấy được chồng Tây thì thử hỏi, có ai bằng. Cô ấy thật sự cảm thấy hãnh diện với gia đình về điều đó và quên đi chuyện, trước đây mình cũng từng sống chết yêu anh chàng người Việt này thế nào. Tất nhiên, gia đình cô ấy có lý do để tự hào. Học ở bên Tây về thì tất nhiên trình độ của mình phải hơn hẳn người học ở Việt Nam. Đó là người ta luôn nghĩ như vậy, cứ ra nước ngoài là ngon ăn đã, còn chẳng biết thực hư ra sao, họ có học thật sự bên ấy không hay là chỉ nhanh nhanh chóng chóng tóm được anh chàng ngoại quốc rồi nghĩ rằng, tương lai mình sẽ có được cuộc sống sung sướng và giàu có.
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. (ảnh minh họa) Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt hết lời. Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, kiếm được tí tiền thì giương oai, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ, không tâm lý với vợ con. Khi yêu thì ngọt ngào, khi lấy về thì họ không còn là người yêu như trước nữa, bắt đầu khô khan, nhạt nhòa, không bao giờ biết tặng hoa, tỏ tình hay nói những lời ngọt ngào với vợ. Nói chung, cuộc sống hôn nhân với đàn ông Việt giống như trách nhiệm, làm cho có vậy.
Cứ bước vào hôn nhân là hết tình yêu. Nên đó là lý do vì sao người ta sợ hôn nhân đến vậy. Nói chung, cô ấy nói vậy không hẳn là sai, cũng có cái đúng. Hôn nhân vốn là &'nấm mồ chôn tình yêu', nhiều người vẫn nói thế. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng hết ngọt ngào khi kết hôn. Chỉ là một vài trường hợp, có lẽ là do chính bản thân họ không biết điều phối cuộc hôn nhân của mình mà thôi.
Đàn ông Việt &'cây nhà lá vườn', quá tốt
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. Vì bản thân đàn ông Việt, họ vốn sinh ra đã được quy định chuyện, đàn ông là trụ cột gia đình, phụ nữ là người vợ, người mẹ và là người làm nội trợ. Tuy xã hội phát triển, nhưng gần như sự phân biệt ấy vẫn chưa thể xóa bỏ. Và vì vậy, đàn ông họ luôn coi trọng trách của mình là việc kiếm tiền. Tất nhiên như vậy, tức là, phụ nữ phải đảm đương việc nhà. Tuy là việc đó không hẳn đúng đắn, nhưng chúng ta cũng không thể trách họ được, vì chuyện tự cho mình là người có quyền hành trong gia đình, không phải từ họ mà ra.
Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. (ảnh minh họa) Tôi thấy, đàn ông Việt mình nhiều người quá chiều người yêu, cung phụng người yêu hết lòng. Có những người hi sinh vì vợ con, dù đã có con cái lớn rồi, họ vẫn gánh trách nhiệm với gia đình, vẫn yêu thương và chăm sóc cả nhà không nề hà gì. Đàn ông dù có chơi bời một tí nhưng họ luôn hướng về gia đình mình.
Phụ nữ hay chê đàn ông Việt bởi vì họ trọng tư tưởng &'được voi đòi tiên'. Thú thực, có chồng rồi thì chán chồng. Chưa lấy được thì yêu đương nồng thắm, lấy được rồi thì kêu than đủ thứ. Nói chung, phụ nữ cũng lắm chuyện...! Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. Chúng ta là người phụ nữ Việt, hãy cứ ăn cơm Việt, uống nước Việt và lấy chồng Việt. Không nên vì thấy những điểm khác của đàn ông ngoại mà chê bai người mình. Bởi, ở mỗi nơi có mỗi kiểu người, tốt xấu là do chúng ta nhận định. Đàn ông ngoại chưa hẳn đã tốt, bản thân họ sốn thoáng nhưng cũng không thể khẳng định, sự thoáng đãng ấy không khiến họ nghĩ, có vợ rồi nhưng quan hệ với cô gái khác, ôm hôn người khác là chuyện thường.
Vậy thử hỏi, nếu bạn là phụ nữ Việt, bạn có chấp nhận như vậy không. Bạn thích họ chỉ vì bạn đã quen với lối sống của người ngoại quốc, chỉ vậy mà thôi, chứ chưa hẳn, họ đã hơn đàn ông Việt... Và đặc biệt, tôi không thích những người phụ nữ chê đàn ông Việt, &'vơ đũa cả nắm'...
Theo VNE
Những bố mẹ chồng khiến con dâu phát... sợ Cấm đưa con về nhà bố mẹ đẻ Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạ ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) kể về những tình huống chết dở vì phải sống chung cùng với bố mẹ chồng khó tính. Hiện vợ chồng chị Hạ đã có với nhau một cậu con trai gần 2 tuổi và phải sống với bố mẹ...