Bảo Thy mặc váy như đồ ngủ đi “Báo Oán”
Bảo Thy xuất hiện tại họp báo phim “ The Second Coming” ( Báo Oán) trong trang phục giản dị đến mức trông gần giống như đồ ngủ.
Tối qua – 25/3, bộ phim kinh dị16 The Second Coming (Báo Oán) đã tổ chức họp báo ra mắt tại Việt Nam. Nữ ca sĩ Bảo Thy là một trong số các khách mời nữ gan dạ đến xem phim. Bảo Thy ăn vận cực kỳ đơn giản: cô nàng mặc chiếc váy thun 3 lỗ dài màu nâu và đeo túi.
Bảo Thy
Tuy nhiên chiếc váy một màu không được phối với áo khoác hay bất kỳ phụ kiện nào trở nên đơn điệu. Cùng mái tóc xõa dài, tổng thể nhìn “Công chúa Bong bóng” Bảo Thy có phần suôn đuột như chuẩn bị… đi ngủ.
The Second Coming kể câu chuyện xoay quanh vợ chồng A Minh (Hoàng Đức Bân) – Ngải Trân (Thiệu Mỹ Kỳ). Cuộc sống bình yên của gia đình nhỏ kết thúc khi cô con gái 14 tuổi của họ – Lucy ( Lương Tổ Nghi) bắt đầu có những hành vi bất thường. Sunny (Đường Hỉ) – con trai của họ lập tức trở về phụ giúp nhưng tính tình Lucy ngày càng trở nên hung bạo. Không còn cách nào, họ đành dõi theo con gái để tìm hiểu và biết được những bí mật đen tối trong suốt nhiều năm qua…
Trang Trần
Long Điền (Bụi Đời Chợ Lớn) và Trang Trần
Video đang HOT
Lâm Vinh Hải
The Second Coming (Báo Oán) sẽ chính thức được công chiếu toàn quốc từ 28/3/2014.
Theo Trí thức trẻ
Những ca khúc nhạc phim TVB sống mãi cùng thời gian
Các khán giả màn ảnh nhỏ hẳn sẽ không thể quên đoạn nhạc quen thuộc của "Bến Thượng Hải", "Lâm Xung" hay "Thần điêu đại hiệp".
Một trong những yếu tố làm nên thành công của các bộ phim TVB là nhạc phim. TVB coi nhạc phim không đơn giản chỉ là một bài hát, mà còn là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nội dung của bộ phim. Do đó, ở những thập niên 80-90, khi mà các nhà đài còn khá thờ ơ với nhạc phim, thì TVB đã có đội ngũ sáng tác riêng để tạo ra những ca khúc phù hợp với nội dung, tiết tấu của phim. Nhắc đến tên phim, người ta sẽ nhớ tới ca khúc chủ đề của nó, và có thể không xem phim thì ca khúc này vẫn được khán giả nhớ tới.
Nhạc phim TVB được đánh giá là xuất sắc trong thập niên 80-90, khi dòng nhạc Canto-pop phát triển mạnh mẽ với những ca khúc được yêu thích rộng rãi tại châu Á. Từ những năm 2000 trở đi, số lượng những ca khúc nhạc phim được xếp vào hàng ngũ kinh điển thưa dần, và càng về sau, những ca khúc nhạc phim TVB dần mất đi màu sắc riêng có. Đâu đó trong hàng chục bộ phim với hàng chục ca khúc chủ đề được phát hành hàng năm, chỉ có thể tìm được 1-2 bài hay, nhưng khó có thể để xếp vào hàng ngũ những ca khúc đi cùng năm tháng có sức ảnh hưởng rộng rãi tới khán giả ở khắp nơi.
Xin được điểm lại một số ca khúc nhạc phim TVB được khán giả qua nhiều thế hệ yêu thích. Dù có thể không phải fan của bộ phim, của ca sĩ thể hiện, nhưng người nghe vẫn dành nhiều tình cảm cho những ca khúc này.
Bến Thượng Hải (1980)
Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày.
Ca khúc Bến Thượng Hải - nhạc phim chủ đề của bộ phim cùng tên được ra mắt khán giả vào năm 1980 được xếp vào danh sách những ca khúc nhạc phim kinh điển, không chỉ của riêng phim TVB mà còn của làng nghệ Hoa ngữ. Ca khúc này do ca sĩ nổi tiếng những năm 70-80 Diệp Lệ Nghi trình bày, được cho là xuất sắc và phù hợp với bối cảnh, tình tiết của bộ phim. Qua từng lời ca, điệu nhạc, khán giả hình dung rõ những mối ân oán tình thù của một Thượng Hải đầy biến cố trong những năm 30 của thế kỷ trước.
Khán giả có thể không xem phim, nhưng âm hưởng của ca khúc chủ đề thì hầu hết các thế hệ khán giả từ 6X đến 8X đều cảm thấy quen thuộc. Bài hát này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc nhạc phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.
Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kĩ so với làng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với các khán giả trẻ.
Lâm Xung (1986)
Ca khúc chủ đề của Lâm Xung do ca sĩ Ôn Thiệu Luân trình bày.
Nhắc đến Lâm Xung do TVB sản xuất năm 1986, khán giả không chỉ nhớ đến một bộ phim có nội dung xuất sắc, dàn diễn viên đẹp và tài năng, mà còn nhớ đến ca khúc chủ đề được vang lên đầu phim.
Ca khúc có tựa đề Phong tuyết tiền trần, do ca sĩ - diễn viên trẻ Ôn Thiệu Luân thể hiện. Nửa phần đầu, giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại và buồn thương, như gợi đến mối tình sắt son mà éo le của Yến Thanh - Lý Sư Sư, nhưng nửa phần sau, lời ca, điệu nhạc trở nên mạnh mẽ hơn, gợi đến khí chất oai hùng của chàng giáo đầu Lâm Xung trong cơn phong ba bão táp.
Ca khúc chủ đề này đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bộ phim, và chỉ cần nghe bài Phong tuyết tiền trần, khán giả cũng có thể nhớ đến Lâm Xung - một bộ phim rất được khán giả yêu thích trong những năm 80-90 của thế kỷ trước.
Nghĩa bất dung tình (1989)
Ca khúc chủ đề của Nghĩa bất dung tình do Trần Bách Cường trình bày.
Nghĩa bất dung tình là một trong những tác phẩm truyền hình xuất sắc nhất của TVB trong thập niên 80, với sự góp mặt của dàn diễn viên ngôi sao thời bấy giờ như Huỳnh Nhật Hoa, Lưu Gia Linh, Châu Hải My, Thiệu Mỹ Kỳ, Ôn Thiệu Luân...
Bộ phim tâm lý xã hội đương đại này khắc họa sâu sắc quá trình trưởng thành, lập nghiệp của hai anh em trong một gia đình, qua đó, đưa đến những bài học về tính cách, nhân sinh quan, về tình yêu, tình bạn trong cuộc sống.
Bên cạnh một nội dung xuất sắc, Nghĩa bất dung tình còn gây ấn tượng với ca khúc chủ đề Một đời cầu mong gì, do ca sĩ nổi tiếng Trần Bách Cường thể hiện. Giai điệu chậm, buồn, nhưng vẫn có những đoạn khá mạnh mẽ, giống như một bản nhạc về sự sinh ra, trưởng thành và chết đi của một đời người.
Kịch tính của bộ phim là lúc nhân vật Đinh Hữu Kiện, vì chữ nghĩa trong cuộc sống, đã không dung tha cho tội ác của người em Đinh Hữu Khang mà anh hết lòng che chở, yêu thương từ tấm bé. Dù vậy, khi đã giải quyết hết mọi ân oán tình thù, khi nhìn lại, Đinh Hữu Kiện gần như mất đi tất cả, gia đình, người thân... và chỉ còn lại nỗi đau thăm thẳm trong tim. Lời cuối của ca khúc "Một đời mong gì, ai có thể đoán biết yêu thương và thù hận, rồi chợt nhận ra rằng, điều anh mất đi, là tất cả những gì anh đã có" đã khắc họa sâu sắc nội dung và cái kết trầm buồn nhưng ấn tượng của phim.
Bản năng (1994)
Ca khúc Tiếu khán phong vân do Trịnh Thiếu Thu trình bày.
Bộ phim truyền hình Bản năng (tên gốc: Tiếu khán phong vân) là một tác phẩm truyền hình lớn của TVB năm 1994, với dàn diễn viên nổi tiếng như Trịnh Thiếu Thu, Trịnh Y Kiện, Quách Tấn An, Trần Tùng Linh... Bộ phim có ca khúc chủ đề mang tên Tiếu khán phong vân (Cười trước phong vân), do Trịnh Thiếu Thu trình bày.
"Ai cũng có những giấc mộng không thành, cũng có những nỗi buồn không nói... Hãy sống cho vui tươi, đừng ghi hận, vì ngày hôm nay, hãy hát vang khúc ca..." Cũng giống như tên của nó và tên gốc của phim, ca khúc Tiếu khán phong vân có lời ca và giai điệu tiêu sái, nhẹ nhàng, tạo cảm giác một con người có thể tự do tự tại, cười trước gió mưa của cuộc đời. Ca khúc này đã từng đoạt được nhiều giải thưởng âm nhạc, và từng được các nhạc sĩ Việt Nam viết lại lời Việt.
Thần điêu đại hiệp (1995)
Thiên hạ hữu tình nhân - ca khúc từng làm gây "bão" một thời
Nhắc tới Thần điêu đại hiệp 1995, ngoài việc nhớ tới đây là một trong những tác phẩm võ hiệp thành công nhất của TVB, khán giả còn nhớ đến ca khúc nhạc phim nổi tiếng có tên Thiên hạ hữu tình nhân. Ca khúc được thể hiện bởi 2 gương mặt gạo cội của làng nhạc Đài Loan: Châu Hoa Kiện và Tề Dự. Đây là một trong số những trường hợp ít ỏi mà TVB mời ca sĩ ngoài Hong Kong ghi âm ca khúc chủ đề cho phim của, nhưng đây lại là một trong những quyết định đúng đắn nhất của TVB khi thực hiện Thần điêu đại hiệp.
Lời ca thấm đẫm tình ý, "yêu người từ lúc mơ mơ hồ hồ thưở bàn cổ sơ khai, yêu người từ chốn mong lung tiền kiếp, kiếp này đến mãi về sau, giữa hồng trần mênh mông, đi hết bồn phương trời vẫn kế vai sát cánh..." đã khắc họa sâu sắc hình ảnh đôi tình nhân Dương Quá - Tiểu Long Nữ yêu thương gắn kết giữa chốn nhân gian, coi danh lợi hào quang chỉ là phù du trước mắt. Nhạc phim có tiết tấu khá nhanh, mềm mại, dịu dàng, mơ màng và tràn đầy lãng mạn, nhưng trong đó vẫn có nét mạnh mẽ, kiên định, giống như tình yêu vượt qua trăm ngàn thăng trầm của 2 nhân vật chính.
Nghe ca khúc này, khán giả hẳn ai cũng cảm thấy lòng mình xốn xang, rung động, và muốn lập tức ngắm lại hình ảnh cặp đôi Dương Quá - Tiểu Long Nữ của Cổ Thiên Lạc - Lý Nhược Đồng chứ không phải bất cứ cặp đôi nào khác. Khiến khán giả có xúc cảm như vậy, có thể nói, Thiên hạ hữu tình nhân xứng đáng đứng vào danh sách các ca khúc nhạc phim kinh điển của TVB.
Thiên long bát bộ (1996)
Ca khúc Kinh khó niệm do Châu Hoa Kiện trình bày.
Thiên long bát bộ là tiểu thuyết, phim dựa nhiều trên tinh thần Phật giáo. 3 nhân vật nam chính trong phim đều liên quan đến thế giới Phật giáo theo một cách nào đó, nên TVB đã khéo léo đặt tên ca khúc chủ đề của phim là Kinh khó niệm.
Thiên long bát bộ khắc họa chủ yếu mối quan hệ huynh đệ giữa Kiều Phong - Đoàn Dự - Hư Trúc, nói về nghĩa khí nam tử hán, đại trượng phu giữa cuộc đời, nên âm hưởng đậm nét hào hùng, bi tráng. Âm hưởng chung của ca khúc là những nốt trầm, dồn dập, khiến khán giả liên tưởng đến những trận đấu oai hùng trong thế giới võ hiệp, đến những tham, sân si trong cuộc đời. Nhưng đâu đó trong lời ca, vẫn có những câu từ hết sức mềm mại, như "trời đất thênh thang mình ra bước đi, tham vui phút chốc mà chi để chôn vui tấm tình nhi nữ...". Với bài hát chủ đề này, khán giả nhớ đến một Kiều Phong oai hùng, trượng nghĩa, đến một Đoàn Dự si tình, đến một Hư Trúc trung thực kiên trung, và cũng không thể nào quên những mối tình nhi nữ được lồng ghép một cách khéo léo trong phim.
Mối tình chung thủy (2002)
Ca khúc Thuốc đắng dã tật do Hứa Chí An và Trần Tuệ San trình bày.
Môi tình chung thủy không phải là một tác phẩm lớn hay quá xuất sắc của TVB, nhưng bù lại, bộ phim có một bài nhạc chủ đề xuất sắc mà đến nay, khi khán giả không còn nhớ về bộ phim thì vẫn thuộc lòng giai điệu đáng yêu của bài Thuốc đắng dã tật. Ca khúc được đặt viết riêng cho bộ phim có chủ đề những con người trưởng thành bên cạnh mùi hương của những nồi thuốc dân gian, do Hứa Chí An và Trần Tuệ San thể hiện.
Giai điệu vui tươi, đáng yêu, đem đến cho con người những niềm tin và hy vọng vào tình yêu, cuộc sống và tương lai. Cũng như chén thuốc đắng, có thể giúp con người lành bệnh, chén trà không phải lúc nào cũng ngọt, nhưng vẫn khiến người ta phải yêu thích. Những mất mát, đau thương của ngày hôm qua, khiến con người biết trân trọng hơn những gì đang có trong tay. Ca khúc từng được nhóm Mây Trắng và ca sĩ Quang Vinh cover lại với tựa đề mới là Tình yêu ngày nắng.
Bao la vùng trời 1 (2003)
Ca khúc Tuế nguyệt như ca do Trần Dịch Tấn thể hiện
Đã hơn 10 năm kể từ khi phát hành, nhưng ca khúc Tuế nguyệt như ca, bài hát chủ đề của bộ phim Bao la vùng trời, do ca sĩ Trần Dịch Tấn thể hiện vẫn được khán giả nhớ đến. Ngay cả khi bộ phim Bao la vùng trời 2 ra đời, người xem vẫn bày tỏ mong muốn ca khúc này sẽ được tiếp tục sử dụng làm bài hát chủ đề cho phim. Bấy nhiêu đó đủ để thấy Tuế nguyệt như cađã gây được ấn tượng với khán giả như thế nào.
Cũng giống như chủ đề của bộ phim - Bao la vùng trời nói về cuộc sống, sự nghiệp của những phi công trên bầu trời cao, Tuế nguyệt như ca có giai đoạn phóng khoáng, mạnh mẽ, nhưng vẫn tạo cảm giác nhẹ nhàng, vút bay lên trời cao. Bài hát tựa như điểm tựa tinh thần để nâng đôi cánh ước mơ của người trẻ bay cao và bay xa hơn.
Sức mạnh tình thân (2008)
Ca khúc Vô tâm hại anh của ca sĩ Quan Cúc Anh.
Sức mạnh tình thân (Gia hảo nguyệt viên) phát hành vào năm 2008 là tác phẩm nói về mối ân oán tình thù, tranh giành trên thương trường giữa 2 gia đình, từng một thời là những người một nhà gắn bó, chia sẻ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Ca khúc chủ đề Vô tâm hại anh do ca sĩ - diễn viên Quan Cúc Anh thể hiện đã nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ phía người nghe, bởi bài hát không chỉ hay về giai điệu, ngôn từ, mà còn có khả năng gợi cho người xem liên tưởng đến nội dung, tiết tấu trong phim. Đặc biệt, đoạn điệp khúc với tiết tấu dồn dập như miêu tả những sóng gió được đẩy lên cao trào giữa 2 gia đình. Nhưng dần về sau, nhạc phim mềm mại hơn, như gợi lên hình ảnh khi sóng gió dần qua, thì tình thân sẽ còn lại mãi mãi.
Ca khúc này từng được ca sĩ Quỳnh Anh cover lại với tựa đề là Hạnh phúc một quân cờ.
Nghĩa hải hào tình (2010)
Ca khúc Nghĩa hải hào tình do Cổ Cự Cơ thể hiện.
Ca khúc Nghĩa hải hào tình, bài hát chủ đề của bộ phim cùng tên, do ca sĩ Cổ Cự Cơ thể hiện được đánh giá là một trong những ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất trong vài năm trở lại đây. Lời bài hát ý nghĩa, điệu nhạc hào hùng mà da diết... đã góp phần khắc họa một bộ phim về biến cố, thăng trầm của đời người trong những năm 30-40 đầy loạn lạc của thế kỷ trước.
Theo Trí thức
Những bộ phim Kim Dung được yêu thích nhất của TVB TVB là đàn anh dẫn đầu trong việc hình ảnh hóa những trang tiểu thuyết của nhà văn võ hiệp Kim Dung lên màn ảnh nhỏ. Tiếc là hơn 10 năm qua, họ không có tác phẩm nào mới. "Anh hùng xạ điêu" (1983) Bộ phim có độ dài 69 tập này đã lăng xê thành công Huỳnh Nhật Hoa và tạo nên...