Bảo Thanh: ‘Chồng tới trường quay xem tôi hôn bạn diễn’
Lấy chồng và sinh con sớm so với các đồng nghiệp song 9X triển vọng của làng phim Việt vẫn tự tin theo đuổi nghệ thuật khi nhận được sự ủng hộ từ ông xã.
- Từng nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13, sau hơn một thập kỷ, chị đoạt Cánh diều vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc hạng mục phim truyền hình với vai diễn trong bộ phim “Người chồng điên”. Cảm xúc của chị thế nào?
- Tôi nhận danh hiệu Nữ diễn viên phụ xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 13 khi mới 11 tuổi, còn quá nhỏ để cảm nhận sức nặng của giải thưởng. Khi đó, tôi bước lên sân khấu trong tình trạng tim đập chân run. Đến khi lớn lên và ý thức được, tôi coi đó là điều may mắn, tín hiệu để theo đuổi nghệ thuật. Còn danh hiệu mới nhận là động lực, niềm hạnh phúc to lớn của người làm nghề. Cánh diều vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của tôi. Giải thưởng nào cũng quý giá nhưng trên hết, việc được làm nghề, sống hết mình với đam mê là điều hạnh phúc nhất của tôi.
Bảo Thanh (giữa) nhận giải Cánh diều vàng 2014.
- Trong phim, nhân vật Diệp sở hữu vẻ ngoài dịu dàng, mong manh nhưng tâm hồn lại ẩn chứa nhiều tham vọng, mưu mô. Chị làm thế nào để hóa thân vào tuýp nhân vật tính cách đa chiều này?
- Điều khiến tôi thích ở vai Diệp là sự nhiều màu sắc. Sở trường của tôi là đóng các vai phản diện nên không cảm thấy khó khăn khi hoá thân vào vai diễn. Mọi người nhận xét, tôi có đôi mắt đẹp và biết nói nên khi quay cận cảnh, chỉ cần một ánh mắt, một cái liếc nhìn đã có thể diễn đạt trọn vẹn ý đồ của đạo diễn.
Tuy nhiên, điểm yếu của tôi là luôn diễn cùng cảm xúc, không quen kiểu giả tạo. Mỗi cảnh quay cần nhiều tâm trạng, nước mắt, tôi đều phải tập trung cao độ để học thuộc thoại và bàn bạc kỹ về hành động với bạn diễn, vì chúng tôi thường quay liền một trường đoạn dài, sau đó mới quay cận từng người.
Thời gian đầu làm việc rất hiệu quả nhưng về cuối phim, mọi người làm việc không tập trung như trước. Có những trường đoạn dài, tôi phải khóc và thoại rất nhiều nhưng đang quay, vài diễn viên phụ trêu đùa và cười phá lên khiến tôi phải làm lại. Khóc đến lần thứ 3 – 4 là bị chai cảm xúc. Điều đó tạo nên hạt sạn nhỏ trong quá trình làm phim.
- Là một diễn viên gốc Bắc, chị làm thế nào để gây ấn tượng và hòa nhập với hơi thở của đoàn phim trong Nam?
- Sau khi xem bộ phim truyền hình Trò đời mà tôi đóng vai cô Đũi, nhà sản xuất để ý và chủ động liên lạc mời tôi cộng tác. Khi còn là sinh viên, tôi từng có ý định Nam tiến để phát triển nghề nghiệp. Vì nhiều lý do, ước mơ đó chưa thể thực hiện. Lúc nhận được lời mời, tôi cảm thấy hào hứng. Hôm đầu tiên nhận kịch bản, tôi đọc liền 30 tập, lúc nhìn đồng hồ mới biết đã 3h sáng.
Tôi vốn là người hoà đồng nên nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Hơn nữa, không khí làm việc trong Nam rất nhanh, chuyên nghiệp. Đoàn phim Người chồng điên đa số là những người trẻ nên thân thiện. Đạo diễn Quách Khoa Nam cũng là người hài hước và luôn khuyến khích diễn viên sáng tạo.
Video đang HOT
Vai cô Đũi trong bộ phim Trò đời chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng giúp Bảo Thanh gây ấn tượng với ê-kíp bộ phim Người chồng điên.
- Bộ phim “Người chồng điên” được thực hiện trong hơn 2 tháng tại Đà Lạt. Chị đã thuyết phục gia đình như thế nào để đi đóng phim xa trong khi con còn nhỏ?
- Xa nhà, cảm giác đầu tiên là nhớ con da diết. Đi làm không sao, cứ về tới phòng khách sạn, tôi lại mở iPad xem hình và clip của con. Hôm nào đi quay về sớm, tôi lại gọi điện nói chuyện với con cho đỡ nhớ. Cũng may chồng tôi là người luôn tin tưởng và ủng hộ vợ làm nghề. Anh tình nguyện ở nhà chăm sóc con trai nên tôi không gặp khó khăn từ phía gia đình khi phải đi làm xa. Thậm chí, anh và mẹ tôi còn bay vào Đà Lạt xem tôi quay phim.
- Khi chị đóng cảnh tình cảm với bạn diễn nam, ông xã phản ứng như thế nào?
- Ông xã tôi rất tâm lý. Khi quay phim ở Hà Nội, tôi thường rủ anh đi cùng. Anh đi để biết về môi trường, đặc thù công việc của vợ. Có lần tôi đưa anh ấy đi đúng hôm trong lịch quay có phân đoạn hôn nhau. Khi ấy, tôi không thể tập trung quay, chỉ sợ anh ấy trực tiếp thấy tôi hôn bạn diễn sẽ cảm thấy tức giận hay ghen tuông.
Lúc sau, tôi hỏi: “Anh thấy sao?”, ông xã chỉ trả lời: “Anh thấy bình thường. Em đóng phim chứ có phải thật đâu”. Cả đoàn được trận cười nghiêng ngả. Tôi thấy, anh ấy cũng bản lĩnh đấy chứ (cười).
- Về phía bản thân, chị sắp xếp công việc như thế nào để có thể vừa theo đuổi đam mê, vừa hoàn thành vai trò làm vợ, làm mẹ?
- Vì công việc bận rộn, tôi thường xuyên phải xa nhà. Có hôm diễn xong, tôi chạy xe về giữa đêm để ôm con. Về tới nhà, con cũng ngủ rồi. Tôi chỉ được bên con trọn buổi sáng rồi chiều tối phải chạy đi diễn tiếp. May mắn là Bảo Bin (tên ở nhà của con trai Bảo Thanh) nhà tôi đã lớn và đi học mẫu giáo. Chồng tôi đi làm gần nhà. Mẹ tôi cũng ở ngay gần nên có rất nhiều người chăm sóc cho bé. Những lần đi quay xa ở Đà Nẵng, Đà Lạt hay Sài Gòn, chồng tôi và mẹ ruột lại bay vào rồi cả nhà tranh thủ đi du lịch.
Bảo Thanh và con trai. Ảnh: Facebook nhân vật
- Là con nhà nòi, lại được xếp vào danh sách 9X triển vọng của làng phim Việt, cái tên Bảo Thanh khiến nhiều khán giả tiếc nuối khi lập gia đình khá sớm trong lúc sự nghiệp diễn xuất còn đang trên đà phát triển. Chị nghĩ sao về điều này?
- Lấy chồng và sinh con đều do duyên số, là của trời cho. Trong cuộc đời, có nhiều điều xảy ra rất bất ngờ và trùng hợp, tôi cũng không lý giải được nên chỉ lặng yên đón nhận. Từ ngày có con, cuộc đời tôi bước sang trang mới, mọi chuyện thay đổi chóng mặt và vận may trong sự nghiệp cứ thế kéo đến. Tôi cho rằng đó là ông trời ưu ái cho mình.
Hơn nữa, việc lập gia đình mang lại cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và cảm xúc khi diễn. Khi hóa thân và vai Diệp trong Người chồng điên, những cảnh quay cần cảm xúc khi diễn cùng đứa con hay chồng là anh Huỳnh Đông, tôi đều nghĩ tới ông xã và con trai. Điều đó cho tôi những cảm xúc thật nhất có thể. Nhiều cảnh tôi không phải diễn, chỉ đưa cảm xúc thật của bản thân vào là đủ.
Bảo Thanh (1990) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, vì thế ngay từ nhỏ, cô đã đam mê đóng phim. Năm 8 tuổi, Bảo Thanh có vai diễn đầu tiên trong bộ phim Vào Nam ra Bắc. Năm 11 tuổi, cô nhận được giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong LHP Việt Nam lần thứ 13 cho vai diễn đầu tay đó.
Sau này, Bảo Thanh đỗ khoa Diễn viên tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Việc được học tập, đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp là nền tảng giúp nữ diễn viên trẻ có những bước đi vững chắc trong nghề diễn. Cô từng gây ấn tượng với khán giả màn ảnh nhỏ với các phim Đi qua ngày biển động, Nốt nhạc con gái, Giọt nước rơi và Trò đời.
Mới đây, cô nhận được danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc cho vai diễn Diệp trong phim truyền hình Người chồng điên tại lễ trao giải Cánh diều vàng.
Theo Zing
Chàng trai năm ấy: 'Lạc mất' Cánh diều có phải vì Sơn Tùng?
So với sự thành công của "Thần tượng", "Chàng trai năm ấy" chỉ nhận được bằng khen và giải Diễn viên trẻ triển vọng tại Cánh diều 2014. Vì sao lại sa sút đến như vậy?
Sòng phẳng mà đánh giá thì phim Chàng trai năm ấy "một tám một mười" với Thần tượng (đều do Quang Huy đạo diễn) - từng đoạt 6 giải tại Cánh diều 2013, nhưng Chàng trai năm ấy chỉ nhận được bằng khen và giải Diễn viên trẻ triển vọng tại Cánh diều 2014.
Tại Cánh diều 2013, Thần tượng được trao Cánh diều vàng phim điện ảnh và 5 giải quan trọng khác: Báo chí - Phê bình, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn viên phụ xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Họa sĩ thiết kế xuất sắc.
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Vinh Sơn (Trưởng BGK Cánh diều 2013) từng nhận xét về Thần tượng như sau: "Hết sức đắn đo nhưng chúng tôi cũng phải công nhận rằng đây là một tác phẩm tương đối hoàn chỉnh".
Hai phim "cùng gu"
Xét về hướng tiếp cận, cách kể chuyện thì cả hai phim có "gu", tiết tấu khá giống nhau. Nếu Thần tượng là chuyện một cô gái mê ca hát muốn trở thành thần tượng chân chính, thì Chàng trai năm ấy là chuyện một nam ca sĩ bị bệnh hiểm nghèo muốn để lại vài thông điệp tốt đẹp cho cuộc đời.
Cả hai phim đều có chất nhạc bàng bạc, với nhiều trường đoạn hơi giống phim ca nhạc. Về độ tuổi của nhân vật chính, về thiết kế mỹ thuật, khuôn hình, dàn dựng, xử lý âm nhạc, cắt cảnh... có nhiều nét tương đồng với nhau. Nói chung, nhìn tổng thể về chất lượng thì hai phim khá gần nhau về nhiều điểm, trong đó có cả quan điểm tìm kiếm cảm xúc và thông điệp nhân văn của đạo diễn.
Sơn Tùng M-TP trình bày bài Không phải dạng vừa đâu và nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng tại Cánh diều 2014 cùng với Bình An phim Lạc giới, Ngọc Thanh Tâm phim Hiệp sĩ mù.
Còn về diễn xuất, Thần tượng với vai chính do Hoàng Thùy Linh đảm trách, Chàng trai năm ấy với vai chính do Sơn Tùng M-TP, đều là khuôn mặt mới của phim điện ảnh. Cả hai đã làm khá tốt vai trò của mình - đều được đề cử dự thi hạng mục diễn viên chính xuất sắc tại giải Cánh diều. Bên cạnh đó là một "đê bao" (vai thứ chính) diễn xuất đồng đều, tạo được điểm nhấn và cảm xúc cho người xem.
Nếu Thần tượng ra rạp vào thời điểm "gặp thời" của Tèo Em nên bán vé không được, thì Chàng trai năm ấy đã thu về hơn 40 tỷ đồng (theo tin từ Galaxy Cinema). Còn nhìn về công tác đạo diễn và quay phim, cả hai phim đã tạo được hiệu quả và đạt chất lượng đồng đẳng với nhau, thậm chí quay Chàng trai năm ấy còn khó hơn, cần nhiều sáng tạo hơn.
Lỗi chỉ tại một người?
Dư luận còn cho rằng ở hạng mục đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc của Cánh diều 2014, Sơn Tùng M-TP chỉ "ngán" Quý Bình, chứ "trên cơ" các đàn anh như NSƯT Trung Anh, Thái Hòa, Bình Minh, Chi Bảo, Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Trường... Việc Sơn Tùng M-TP chỉ được trao Giải diễn viên trẻ triển vọng cũng tạo nên sự thất vọng "nhẹ" trên cộng đồng mạng, bởi nhiều người vẫn nghĩ ca sĩ này "không phải dạng vừa đâu".
Ban đầu, Chàng trai năm ấy dự kiến công chiếu ngày 14/11, nhưng ca khúc chủ đề Chắc ai đó sẽ về do Sơn Tùng M-TP thể hiện bị dính nghi án "đạo nhạc", nên phải dời đến 31/12/2014 mới được công chiếu. Theo vài nhà phân tích, nếu ra rạp đúng như dự kiến ban đầu, phim này còn bán được nhiều vé hơn.
Giải Cánh diều thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam đương nhiên chịu sự chi phối từ Cục Điện ảnh và Bộ VH,TT&DL. Nếu Cánh diều 2014 có "né" giải với Chàng trai năm ấy cũng có thể hiểu được, vì tác phẩm này đã đánh mất tính trong sáng và nguyên bản. Tuy nhiên, lý do có đúng như vậy không thì chỉ có BTC Cánh diều và BGK mới trả lời được, nhưng với các tình huống như thế này thường khó có câu trả lời cụ thể.
Nếu không phải vì chuyện "đạo nhạc" lùm xùm làm ảnh hưởng, việc Chàng trai năm ấy gần như trắng tay tại Cánh diều 2014 là điều không dễ hiểu. Bởi xét về mặt bằng chung (so với 16 phim điện ảnh còn lại) thì ở vài hạng mục Chàng trai năm ấy khá nổi trội.
Theo Văn Bảy/Thể thao & Văn hóa
Quang Huy muốn nỗ lực và năng lực của Sơn Tùng M-TP được ghi nhận Đao diên "Chang Trai Năm Ây" chia se suy nghi vê giai "Diên viên tre triên vong" cua Sơn Tung M-TP tai Canh Diêu Vang 2014. La ngươi dân dăt Sơn Tung M-TP đên vơi điên anh, đao diên Quang Huy không chi la môt công sư đơn thuân ma con la môt ngươi ban, ngươi anh ma Sơn Tung tin tương va...