Bão Thần Sét khiến 5 người thương vong, mất tích
Bão số 3 – bão Thần Sét đổ bộ vào nước ta đã làm 1 người chết, 1 người mất tích và 3 người bị thương.
Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở Hà Nội trong cơn bão số 3
Bão số 3 hình thành trên bắc biển Đông từ chiều 17/8 và hướng vào nước ta với đường đi vô cùng phức tạp. Đến trưa 19/8, bão đã đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng – Thái Bình với cường độ cấp 8-9, gió giật cấp 11-13.
Một số tỉnh như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội… đã có mưa lớn gây ngập úng, gió mạnh khiến cây đổ, nhà tốc mái, gãy cột điện.
Sau đó, bão di chuyển khá nhanh lên phía các tỉnh vùng núi phía Bắc. Đến tối 19/8, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Sáng 20/8, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, các tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn có mưa lớn. Tổng lượng mưa cả đợt 100-200 mm. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống.
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, đến 7h sáng nay (20/8), bão số 3 – Thần Sét đã làm đã làm 1 người chết (ông Mùa Bà Sủa, 48 tuổi, tỉnh Sơn La), 1 người mất tích do lũ cuốn trôi (ông Triệu Tiến Hương, sinh năm 1974, tỉnh Bắc Giang) và 3 người ở Hà Nội bị thương.
Ngoài ra, bão số 3 còn làm sập, hư hỏng, ngập 427 ngôi nhà; 5.844 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 595 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại; 251 cây xanh bị gãy đổ; 274 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều cột điện, trạm biến áp bị hư hỏng gây mất điện ở một số nơi.
Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đánh giá công tác ứng phó của các địa phương trong bão số 3 về cơ bản là khá tốt, giảm thiểu được thiệt hại so với cơn bão số 1 và số 2 vừa qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương ven biển không quyết liệt, chủ quan khi vẫn còn để người dân ở lại trên khu vực bè nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ có phương án, kế hoạch chứ chưa chịu di dời dân ra khỏi nơi có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét.
Cây xanh bật gốc trúng ô tô trên phố Hai Bà Trưng (Hà Nội)
Trong thời gian tới, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, nhiều vùng vẫn còn mưa to khả năng xảy ra ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các địa phương vẫn tiếp tục chủ động bám sát diễn biến mưa lũ để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn.
Khu vực các tỉnh miền núi tiếp tục rà soát và triển khai ngay việc sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, khu vực ven sông suối có nguy cơ xảy ra ngập úng tránh tình trạng chủ quan.
Bố trí lực lượng canh gác tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy siết để kiểm soát, hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn cho người dân.
Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ chỉ đạo kiểm tra, khắc phục hậu quả mưa bão, huy động nhân dân sửa chữa nhà cửa bị thiệt hại, khẩn trương triển khai công tác về sinh môi trường, bảo đảm giao thông và sinh hoạt của người dân.
Tổ chức kiểm tra đê điều, hồ chứa nước, van xả lũ để đảm bảo an toàn. Thường xuyên trực ban nghiêm túc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Mưa to gió lớn, phụ huynh bỏ xe, cõng con từ trường về nhà
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền đã gây mưa lớn, gió giật mạnh tại nhiều khu vực ở Thủ đô Hà Nội, nhằm đảm bảo an toàn cho các em học sinh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đã chủ động liên lạc với phụ huynh để tới đón con về.
Bão số 3 (Hay còn gọi là bão Thần Sét) đổ bộ vào đất liền đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến Thủ đô Hà Nội và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Chiều ngày 19/8, tại nhiều khu vực ở Hà Nội đã xảy ra mưa giông, gió giật mạnh. Để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đã cho các em nghỉ học sớm, gọi điện cho phụ huynh tới đón con về.
Theo ghi nhận của PV,vào đầu giờ chiều ngày 19/8,một số trường mầm non trong KĐT Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) đã chủ động liên lạc với phụ huynh để tới đón con em mình về.
Dù bão chưa chính thức đổ bộ vào đất liền, tuy nhiên đã gây mưa lớn, gió giật mạnh tại nhiều khu vực.
Đặc biệt do các trường thường nằm trong KĐT, giữa các tòa nhà cao tầng, hai bên hút gió, gió giật mạnh khiến nhiều vị phụ huynh suýt ngã.
Tìm mọi cách che chắn cho con khỏi ướt.
Các em nhỏ được cha mẹ bế, cõng trên người và che chắn kín mít để tránh mưa.
Sáng nay, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng có công điện hỏa tốc gửi các sở giáo dục và đào tạo, trường học trực thuộc các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ (từ Hà Tĩnh trở ra) về phòng chống cơn bão số 3.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng có công văn thông báo, do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, Hà Nội có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150 - 200 mm. Dự báo ngày 19/8, gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 8.
Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất, trường lớp, theo dõi diễn biến mưa bão; chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên khi xảy ra mưa bão.
Hiệu trưởng các trường căn cứ nhu cầu và điều kiện của phụ huynh, học sinh để quyết định cho các em nghỉ học hay đến trường.
Theo Danviet
Bão số 3 tăng tốc, Hà Nội hứng bão Sáng sớm nay, bão số 3 bắt đầu tăng tốc và có xu hướng mạnh lên. Dự kiến đến sáng mai, bão sẽ độ bộ vào đất liền với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 13-14. Trong đêm bão số 3 (bão Thần Sét - Dianmu) hầu như ít dịch chuyển. Lúc 4h sáng nay, bão vẫn nằm trên vùng biển phía...