Báo Thái sửng sốt vì VN hợp tác huyền thoại MU, tin giấc mơ World Cup không còn xa
Bangkok Post – trang báo nổi tiếng Thái Lan đánh giá cao quyết tâm biến giấc mơ World Cup của bóng đá Việt Nam thành hiện thực khi bắt tay với huyền thoại MU – Ryan Giggs.
Mới đây, Bangkok Post – trang báo hàng đầu Thái Lan đã có bài viết khá thú vị về sự phát triển của bóng đá Việt Nam và công tác đào tạo trẻ. Đáng nói hơn, sự kiện khánh thành Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF tại Hưng Yên vào năm 2017 được Bangkok Post cho là bước ngoặt giúp Việt Nam “thay da đổi thịt”.
Bangkok Post tin rằng với sự trợ giúp của Ryan Giggs và Paul Scholes, giấc mơ World Cup không còn xa xôi vời bóng đá Việt Nam
Tháng 11/2017, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) khánh thành Trung tâm đào tạo bóng đá hiện đại bậc nhất thế giới. Không chỉ vậy, họ còn vô cùng “chịu chơi” khi mời hai huyền thoại MU – Ryan Giggs và Paul Scholes lần lượt giữ cương vị Giám đốc bóng đá kiêm cố vấn.
“Trung tâm đào tạo trẻ trị giá 15 triệu đô la giúp bóng đá Việt Nam khẳng định vị thế ở châu Á, bên cạnh hàng loạt chiến tích như lọt tới tứ kết Asian Cup 2019, vô địch AFF Cup 2018, đội tuyển U22 giành HCV SEA Games. Mới đây, Những ngôi sao vàng còn xuất sắc đứng đầu vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á”, trích đoạn bài viết trên Bangkok Post.
“Chưa từng có đội bóng Đông Nam Á nào góp mặt ở World Cup nhưng điều đó không ngăn cản được những người làm bóng đá của PVF thực hiện tham vọng. Trong khi Giggs, Scholes bổ sung yếu tố ngôi sao cùng kinh nghiệm bóng đá đỉnh cao, PVF còn mời Philippe Troussier giữ chức Giám đốc kỹ thuật. Không cần phải nghi ngờ về năng lực của chiến lược gia 64 tuổi từng dẫn dắt Nhật Bản tới chức vô địch Asian Cup 2000, lọt vào vòng 1/8 World Cup 2002″.
Bên cạnh đó, Bangkok Post cho rằng hướng đi của bóng đá Việt Nam có nét tương đồng với Qatar – nước chủ nhà World Cup 2022: “Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn giành một trong 4 suất đại diện châu Á dự World Cup hay chí ít là vị trí thứ 5 để đá trận play-off.
Video đang HOT
Sự kiện huyền thoại MU – Ryan Giggs và Paul Scholes tới Việt Nam từng “gây sốt” làng bóng đá khu vực
Tuy nhiên họ có thể lấy Qatar làm tấm gương để học hỏi. Nước chủ nhà World Cup 2022 đã xây dựng 1 học viện bóng đá hiện đại, với công nghệ đào tạo trẻ tiên tiến trước khi giành được chức vô địch châu Á đầu tiên trong lịch sử hồi năm ngoái”.
Cuối bài viết, Bangkok Post tin rằng giấc mơ World Cup không còn xa xôi với bóng đá Việt Nam: “Bất chấp đầu tư một số tiền lớn, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài mới có thể góp mặt tại World Cup. Tất nhiên, đội tuyển quốc gia của họ đã phần nào gây chú ý với sự tiến bộ vượt trội khi vươn lên hạng 94 FIFA – thứ hạng cao nhất lịch sử nền bóng đá nước này.
Các đội trẻ cũng đang thể hiện tiềm năng to lớn khi góp mặt tại U20 World Cup 2017, giành ngôi á quân U23 châu Á 2018. Người hâm mộ Việt Nam từng tràn ra đường ăn mừng sau những thành công lịch sử và chắc chắn, bữa tiệc đó còn trở nên cuồng nhiệt hơn nếu ĐTQG quê nhà dự World Cup”.
Theo Đỗ Anh (Khám Phá)
Vì sao lúc là U22, khi lại U23 Việt Nam?
Vì sao cùng đội tuyển và những cầu thủ ấy nhưng có lúc là U23, có khi lại U22 Việt Nam? Đó chắc hẳn là câu hỏi của không ít người hâm mộ.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng một đội tuyển, hai cái tên tới từ sự khác biệt trong quy định về độ tuổi ở các giải đấu. SEA Games 2019 quy định nội dung bóng đá nam chỉ dành cho các đội tuyển U22 (Under-22, 22 tuổi trở xuống). Trong khi đó, giải U23 châu Á sắp tới là sân chơi dành cho các đội U23 (Under-23, 23 tuổi trở xuống).
Đội U23 sắp dự giải châu Á ít ngày tới có lực lượng chính là đoàn quân U22 vừa giành HCV SEA Games. Ảnh: Thuận Thắng.
Tuy nhiên, SEA Games diễn ra trong năm 2019, còn U23 châu Á diễn ra tháng 1/2020. Bởi vậy, bóng đá Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung chỉ cần sử dụng một đội hình cho cả hai đấu trường này.
Đến đây, câu hỏi quan trọng nhất sẽ xuất hiện.
Tại sao SEA Games không giữ nguyên quy định về độ tuổi U23 như quá khứ? Tại sao phải thay đổi và phức tạp hóa mọi chuyện? Phía sau danh xưng U22 và U23, phía sau quy định về độ tuổi là điều gì?
Trước SEA Games 2017, các kỳ đại hội vẫn duy trì nguyên tắc U23 cho môn bóng đá nam. Từ năm 2017, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á đã thống nhất giảm độ tuổi của giải đấu xuống một đơn vị, tạo điều kiện cho các đội tuyển trong khu vực đồng nhất lực lượng dự SEA Games (diễn ra trong các năm lẻ) với U23 châu Á (diễn trong năm chẵn). Quy định này tạo điều kiện cho các đội tuyển được cọ xát, chuẩn bị kỹ càng để hướng tới châu lục với lực lượng và kinh nghiệm cao nhất.
Lấy đội Việt Nam làm ví dụ, phần lớn đội hình U23 Việt Nam trong kỳ tích Thường Châu đã được rèn giũa qua SEA Games 2017 diễn ra trước đó vài tháng. Tương tự vậy, lứa U23 Việt Nam sắp sang Thái Lan có chủ lực là binh đoàn vừa vô địch SEA Games.
Các giải trẻ liên tiếp "gối đầu" lên nhau tạo điều kiện cho cầu thủ tích lũy kinh nghiệm và gặt hái thành tích. Ảnh: Thuận Thắng.
Sự thay đổi ấy không chỉ diễn ra ở cấp độ U23. Bắt đầu từ năm 2017, 3 kỳ U19 Đông Nam Á gần nhất đều kéo độ tuổi xuống "Under 18", tạo điều kiện cho các đội khu vực có thêm một năm chuẩn bị trước vòng chung kết châu Á. Điều tương tự cũng diễn ra ở sân chơi U16 khi giải đấu này hạ xuống cấp U15.
Trong nước, các quốc gia thành viên cũng có hành động tương tự. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chủ động xếp lịch để các giải U15, U17, U19 và U21 quốc gia trở thành nguồn bổ sung nhân lực, đấu trường tập dượt cho các giải U16, U19 và U23 châu Á.
Tất cả tạo thành chu trình khép kín, gối đầu từng bước, nơi cầu thủ có thể chơi một chuỗi giải trẻ liên tiếp theo thứ tự độ khó tăng dần, vừa tích lũy kinh nghiệm, phù hợp trình độ, đảm bảo mục tiêu thành tích.
Hệ thống đó cũng phù hợp với các giải thế giới, vốn được tổ chức theo kiểu "gối đầu" hệ thống giải châu lục. Lấy U20 World Cup 2017, giải đấu mà Việt Nam tham dự, làm ví dụ, giải này được tổ chức một năm sau U19 châu Á 2016 và U19 châu Âu 2016, phù hợp với quy luật về độ tuổi.
Hành động của những người lãnh đạo bóng đá Đông Nam Á đã góp phần đem lại thành tựu lớn. Khoảng 5 năm trở lại đây, các đội tuyển khu vực liên tục tiến sâu ở châu lục.
Ở 2 kỳ Asian Games gần nhất, Thái Lan và Việt Nam lần lượt vào bán kết. U23 châu Á gần nhất, Malaysia tới tứ kết còn Việt Nam vào chung kết. Hai kỳ World Cup trẻ gần nhất, Myanmar và Việt Nam lần lượt góp mặt.
Phía sau U22 hay U23 không chỉ là những con số. Nó còn ẩn chứa khát vọng tiến ra châu lục của bóng đá Đông Nam Á.
Theo Zing
Bóng đá Việt Nam trên đường phát triển: Thời cơ của bóng đá Việt Nam HLV Park Hang-seo đem về cho bóng đá Việt Nam những chiến công vang dội, tạo nên "hiệu ứng Park Hang-seo" truyền cảm hứng cho bóng đá Việt Nam phát triển. Thời cơ đang đến, cần một chiến lược quốc gia để đưa bóng đá Việt Nam vươn xa Nếu ngôi á quân U23 châu Á 2018 được xem là bệ phóng thì...