Báo Thái lên án Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông
Bangkok Post, một trong những tờ báo hàng đầu Thái Lan lên án việc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động khiêu khích không cần thiết trong bài xã luận ASEAN phải ngăn chặn Trung Quốc.
Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép – Ảnh: SCMP
Trong bài xã luận ngày 22.2, Bangkok Post cho rằng lo ngại về khu vực Biển Đông không hề suy giảm khi kỳ vọng về một khối ASEAN đoàn kết, như lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ ASEAN, một lần nữa không thể đạt được.
Bên cạnh đó, với việc Lào giữ vị trí chủ tịch năm 2016, ASEAN cũng khó có một tiếng nói chung mạnh mẽ, chứ chưa nói đến việc lên tiếng ủng hộ hai quốc gia thành viên là Việt Nam và Philippines trong tranh chấp với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Việc ASEAN tiếp tục thể hiện sự thiếu mạnh mẽ là một bất lợi lớn trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện của mình và Mỹ đang tập trung hơn vào khu vực Đông Nam Á, theo tờ báo Thái Lan. Biển Đông hiện là mối quan tâm trực tiếp của các nước trong khu vực, và rõ ràng ASEAN cần có những biện pháp ngoại giao cứng rắn để đối mặt với Trung Quốc, nếu không muốn tình hình trở nên hỗn loạn và bạo lực, Bangkok Post khẳng định.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó đô đốc Joseph Aucoin hôm qua 22.2 tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tàu và máy bay thực hiện các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc triển khai tên lửa. Phát biểu trong chuyến thăm Sydney, ông Aucoin cũng thúc giục Úc và các quốc gia khác trong khu vực hãy tiến hành các sứ mệnh tự do hàng hải bằng cách điều tàu và máy bay đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Úc: Máy bay thương mại không cần tránh bay qua Biển Đông
Ngoại trưởng Úc cho biết các máy bay thương mại nên tiếp tục bay qua Biển Đông dù Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không đến đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop trong buổi họp báo tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 17.2.2016 - Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn đài ABC (Úc) ngày 21.2, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết khi bà đến thăm Trung Quốc hồi tuần này, các quan chức Trung Quốc không xác nhận cũng không bác bỏ thông tin đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (phiên bản của hệ thống S-300 của Nga) đến đảo Phú Lâm. Đây là hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Bắc Kinh chiếm đóng.
Khi phóng viên ABC hỏi ngành hàng không dân dụng sẽ ứng phó thế nào với nguy cơ này, bà Bishop cho hay những tàu và máy bay thương mại "nên tiếp tục hoạt động như bình thường... bởi vì Trung Quốc đã hứa sẽ không quân sự hóa (khu vực)".
Kênh truyền hình Fox News (Mỹ) ngày 16.2 dẫn lại những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm. Bắc Kinh triển khai HQ-9 sau vụ tàu khu trục Mỹ USS Curtis Wilbur hôm 30.1 áp sát đảo Tri Tôn, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Sau cuộc họp với bà Bishop tại Bắc Kinh hôm 17.2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không bác bỏ thông tin về việc triển khai hệ thống tên lửa, nhưng lại cho rằng thông tin này là do truyền thông phương Tây dựng chuyện.
Chính phủ Úc không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng không và hàng hải tại khu vực này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Vì sao Trung Quốc chọn triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm Một hệ thống tên lửa hiện đại trên đảo Phú Lâm có thể là bước đệm để Trung Quốc mở rộng mạng lưới các căn cứ quân sự ra toàn Biển Đông. Một hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: eurasianhub Truyền thông Mỹ hôm 17/1 đưa tin Bắc Kinh đã triển khai các hệ thống tên lửa...