Bão Tembin lệch Nam, suy yếu nhưng giữ nguyên vùng nguy hiểm
Bão Tembin có di chuyển lệch về phía Nam khoảng 10km. Ông Hoàng Đức Cường – giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương khẳng định như vậy với Tuổi Trẻ Online trưa 25-12
Ông Hoàng Đức Cường – giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương – Ảnh: XUÂN LONG
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết bão Tembin vẫn đang có gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây và suy yếu dần.
* Hướng đi bão Tembin thể hiện trên nhiều dự báo cho thấy xu hướng lệch về phía Nam, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương nhận định thế nào về hướng đi tiếp theo của bão?
- Đúng là bão Tembin có di chuyển lệch về phía Nam khoảng 10km, từ 8,2 độ Vĩ Bắc xuống 8,1 độ Vĩ Bắc.
Thời điểm hiện nay bão Tembin vẫn có cường độ cấp 10-11, giật cấp 13. Trong 24h tiếp theo, bão Tembin tiếp tục di chuyển theo hướng Tây là chủ yếu, có lệch dần về phía Nam, nhưng theo quy định thì chưa hẳn là hướng Tây Tây Nam.
Sau đó bão Tembin sẽ tiếp tục suy yếu thêm, tốc độ giảm từ 25km/h xuống còn 20km/h.
* Phạm vi ảnh hưởng và vùng nguy hiểm của bão sau khi lệch Nam một chút liệu có thay đổi không thưa ông?
- Vị trí tâm bão hiện nay có lệch xuống phía Nam một chút. Vì vậy, vùng tâm bão sẽ đi xuống phía dưới Cà Mau. Tuy nhiên, vùng gió mạnh vẫn tồn tại ở phía Bắc và phía Tây của cơn bão là chính, phía Nam ở ngoài biển thì ít hơn.
Cho nên, tất cả các tỉnh từ Sóc Trăng trở xuống, khi bão đến vẫn có gió mạnh cấp 8, ở các tỉnh khác có gió cấp thấp hơn, khoảng cấp 6-7, tuy nhiên, gió giật đến sớm hơn.
Bão Tembin chuyển theo hướng Tây nhưng đường đi và tiệm cận vào bờ có lệch về phía Nam, vì vậy phạm vi bao trùm trước đây là cả tỉnh Sóc Trăng, sau khi lệch Nam khoảng 10km thì một phần tỉnh Sóc Trăng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng, vùng nguy hiểm.
Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau vẫn trong phạm vi ảnh hưởng
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang – trưởng phòng số viễn thám Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương – trao đổi với Tuổi Trẻ Onlinetrưa 25-12 cho biết bão Tembin có đi lệch về phía Nam một chút nhưng phạm vi ảnh hưởng và vùng nguy hiểm vẫn rất rộng, gần như không thay đổi.
Cụ thể, vùng ảnh hưởng của bão vẫn tiếp tục duy trì như trước với các tỉnh ven biển miền Tây. Từ trưa nay 25-12, vùng biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau, bao gồm cả Côn Đảo, gió mạnh dần lên cấp 8, tăng lên cấp 9, có thể giật lên cấp 12.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là việc cảnh báo phạm vi ảnh hưởng và vùng nguy hiểm, vì vậy cả vùng nguy hiểm và phạm vi ảnh hưởng vẫn được duy trì trong phạm vi các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau”, ông Quang nói.
Dự kiến đường đi của bão Tembin theo bản tin phát lúc 11h ngày 25-12 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương
XUÂN LONG
Theo Tuoitre.vn
Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc
Tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào trú bão nhiều khiến rạch Cầu Sấu quá tải, UBND huyện đảo Phú Quốc đã chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.
Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu (An Thới, Phú Quốc) - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Có mặt tại cảng An Thới cùng đoàn chỉ đạo của UBND huyện Phú Quốc trưa 25-12, Tuổi Trẻ ghi nhận biển đã bắt đầu có sóng lớn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tàu thuyền của ngư dân không chịu di chuyển đến nơi tránh trú an toàn, lực lượng chức năng phải cương quyết buộc vào Quân cảng Hải quân và Cảnh sát biển neo đậu.
Cũng theo thông tin từ Đồn biên phòng An Thới, sáng cùng ngày, rạch Cầu Sấu - nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân Phú Quốc đã không thể tiếp nhận tàu thuyền thêm nữa do tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào tránh bão quá nhiều.
Trước tình hình đó, UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo đậu tại Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.
Tại xã đảo Hòn Thơm và các đảo lân cận phía nam Phú Quốc, đoàn công tác do ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - trực tiếp chỉ đạo đã đến triển khai phòng chống bão.
Ông Dương Thanh Vân - chủ tịch UBND xã Hòn Thơm - cho biết nhà cửa bà con xã đảo này đa số tạm bợ nên phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UBND xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.
Hơn 60 lồng bè nuôi thủy hải sản đã được neo đậu an toàn và đến thời điểm này không còn người dân nào ở dưới các lồng bè.
Đảo Phú Quốc
Ông Dương Thanh Vân - chủ tịch UBND xã Hòn Thơm cho biết, nhà cửa của bà con xã đảo này đa số tạm bợ nên phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UB xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.
Các địa bàn dễ bị ảnh hưởng bão như: xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, thị trấn An Thới được chỉ đạo hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa. Tại những nơi bố trí dân tránh bão, chính quyền huyện Phú Quốc yêu cầu bố trí sẵn sàng máy phát điện, lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men... đầy đủ.
Đến thời điểm hiện tại, 2.600 tàu cá của ngư dân Phú Quốc và khoảng 300 tàu cá ngoài tỉnh đã được kêu gọi vào nơi tránh trú bão tại các địa điểm: sông Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, rạch Cầu Sấu an toàn.
Tuy nhiên, tại khu vực cảng An Thới vẫn còn 1 số tàu cá cố tình neo đậu ngoài biển chưa chịu vào nơi tránh trú bão. Trên các lồng bè vẫn còn có người cố nán lại với lý do bảo vệ tài sản. Những trường hợp này đều sẽ bị cưỡng chế buộc phải di dời phương tiện và rời khỏi lồng bè để đảm bảo an toàn tính mạng tuyệt đối.
Về tình hình du khách, ông Đinh Khoa Toàn - Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - cho hay, hiện còn khoảng hơn 4.000 du khách trong và ngoài nước đăng ký lưu trú trên đảo. UBND huyện đã yêu cầu các khách sạn, resort không được tăng giá dịch vụ, nếu có thể thì nên giảm giá để hỗ trợ du khách. Các hoạt động vui chơi giải trí ven bờ và ngoài biển đều được yêu cầu tạm ngưng tới hết ngày 27-12.
Trong chiều hôm nay, UBND huyện Phú Quốc cũng yêu cầu cơ quan chức năng tháo dỡ các biển quảng cáo, khẩu hiệu, băng rôn... ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ đối với người đi đường.
Về diễn biến thời tiết, suốt cả buổi sáng, tại các địa bàn ven biển ở Phú Quốc gió khá mạnh, bầu trời âm u. Nhưng đến giữa trưa, nắng bắt đầu xuất hiện và gió có giảm đi chút ít.
Ảnh 1: Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu (An Thới, Phú Quốc). Ảnh: K.Nam.
Ảnh 3: Cơ quan chức năng buộc các tàu cá vào nơi tránh trú an toàn tại Quân cảng An Thới. Ảnh: K.Nam.
Ảnh 4: Người dân thị trấn An Thới chăm chú theo dõi thông tin dự báo thời tiết. Ảnh: K.Nam.
Nhiều tàu thuyền ngư dân miền Trung cũng vào tránh bão ở rạch Cầu Sấu - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Do rạch Cầu Sấu quá tải nên UBND huyện Phú Quốc đã phải hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4 neo đậu - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Một đoạn rạch Cầu Sấu ken đặc tàu thuyền tránh bão - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU
Cơ quan chức năng buộc các tàu cá vào nơi tránh trú an toàn tại Quân cảng An Thới - Ảnh: DUY KHÁNH
Chiến sĩ hải quân giúp dân di chuyển ngư cụ lên bờ - Ảnh: DUY KHÁNH
Biên phòng Hòn Thơm lập danh sách ngư dân ở các lồng bè buộc lên bờ trước 12h trưa 25-12 - Ảnh: DUY KHÁNH
Chậm nhất 17h chiều 25-12 phải di dời hết dân tại khu vực nguy hiểm
Đó là chỉ đạo của ông Đinh Khoa Toàn - chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang). Cụ thể UBND cac xa, thi trân hoan thanh di dơi be ca, kêu goi tau thuyên vê nơi tranh, tru an toan va không đê ngươi dân trên tau, be châm nhât 12h ngay 25-12.
Tiên hanh di dơi dân trươc 12h ngay 25-12, kêt thuc di dơi dân châm nhât 17h ngay 25-12.
Ông Lâm Minh Thành - bí thư huyện Phú Quốc - cho biết toàn đảo có khoảng 1.969 hộ dân với 5.719 nhân khẩu (chưa tính xã Hòn Thơm) cần phải di dời tới nơi an toàn.
Dự kiến, tới 12h trưa nay sẽ bố trí cho ít nhất 3.000 người gồm người già, phụ nữ, trẻ em tới nơi trú bão trước, số còn lại sẽ sơ tán xong trước 17h chiều.
ĐINH QUANG THIỀU - DUY KHÁNH - KHOA NAM
Theo Tuoitre.vn
Bão Tembin đang đi lệch xuống phía Nam Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết bão Tembin vẫn đang có gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây và suy yếu dần. Dự kiến đường đi của bão Tembin theo bản tin phát lúc 11h ngày 25-12 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...