Bão Tembin đổ bộ: Trực tiếp từ mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ, sóng cao 10m đánh dữ dội
Lúc 19h50′ tin từ giàn khai thác RP3 (thuộc mỏ Rồng) cho biết tình hình rất căng thẳng. Lúc này gió bắt đầu thổi mạnh, sóng cao tới 10m và đang quần thảo dữ dội. Hiện tất cả các nhân viên đã rút vào trú ẩn trong phòng, toàn cụm mỏ ngừng hoạt động.
Giàn RP3 có tổng số khoảng 30 người đang vận hành, khai thác. Vào lúc 17h cùng ngày công ty trực thăng Miền Nam đã vận chuyển 10 người về đất liền. Trong ảnh máy bay đang rời đi sau khi nhận đủ số người.
Hơn 19h trực thăng vẫn đang chuyển người tại mỏ Bạch Hổ. Trong ảnh là chiếc trực thăng đang cất cánh phía góc trái.
Trước thông tin cơn bão 16 đổ bộ, từ sáng ngày 23/12 lãnh đạo Vietsovpetro đã gửi thông báo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc chằng buộc, gia cố hệ thống ống dẫn, chuẩn bị sẵn danh sách các nhóm người cần sơ tán về bờ theo thứ tự.
Ngoài ra các đơn vị phải chuẩn bị phương tiện liên lạc, các thiết bị sơ cấp cứu và họp toàn giàn về ứng cứu các tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không chủ quan, hình thức. Tiếp tục, tới 8h30 phút, toàn bộ các giàn khoan của Vietsovpetro ngừng hoạt động.
Tại giàn RP3, đến chiều ngày 24 công tác chằng chống đã hoàn thành. Vào lúc 15h chiều nay, nhân viên tại đây nhận được thông báo ngày 25/12 sẽ không thực hiện đổi ca như thường lệ, toàn bộ trực bão.
Tới 19h cùng ngày trưởng giàn thông báo chạy máy phát điện dự phòng – điều chỉ xảy ra trong các trường hợp khẩn cấp. Cùng thời điểm này giàn nén khí mỏ Rồng DGCP cũng dừng hoạt động toàn bộ.
Móc cần cẩu tại giàn RP3 được giằng lại để tránh va đập trong gió mạnh.
Các bồn chứa, thùng phuy được chằng buộc cẩn thận.
Cột anten tại giàn RP3 được gia cố bằng nhiều thanh thép. “Nếu không làm vậy gió sẽ thổi bay mất” – một kỹ sư tại đây cho biết.
Video đang HOT
Tại giàn RP3, thời điểm này đuốc trên giàn khoa đã tắt, chỉ còn điện chiếu sáng, các phòng đã được cột chặt hết sau khi nhân viên rút vào trong.
Hệ thống đường ống, bình, bồn và máy nến đã xả hết khí gas để đảm bảo an toàn tuyệt đối do đó không có khí gas làm nhiên liệu chạy máy phát điện mà máy phát điện sự cố phải chạy bằng diesel.
Giàn RP3 vẫn sáng đèn nhưng toàn bộ cửa đã được cột chặt.
Nằm trong cụm này, giàn nhẹ RC2 cũng đã đóng giếng khai thác dầu. Việc phải đóng toàn bộ mỏ khai thác dầu và khí là tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên đây là việc bắc buộc phải thực hiện trước tình hình thời tiết ngày càng nguy hiểm.
Giàn nhẹ RC2 cũng đã đóng giếng khai thác dầu.
Hơn 20h, lãnh đạo giàn đang đến từng phòng để nhắc nhở mọi người chuẩn bị đèn pin phòng trường hợp mất điện, đồng thời chuẩn bị áo phao và xuồng cứu sinh để khi có lệnh rời giàn sẽ lập tức xuống xuồng.
Tại mở Bạch Hổ, công tác di chuyển nhân viên, kỹ sư bắt đầu từ sáng ngày 24 và diễn ra suốt nhiều giờ sau đó.
Mỏ Bạch Hổ cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120km về phía Đông Nam, thuộc bể trầm tích Cửu Long. Mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ có lượng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa phía Nam, do đó số lượng nhân viên, kỹ sư có mặt tại đây cũng rất đông đảo.
Trực thăng đưa các nhân viên về bờ vào chiều muộn hôm nay, lúc này nước biển bắt đầu dâng cao.
Tới buổi tối cùng ngày việc chằng chống, gia cố cơ sở vật chất tại đây đã hoàn thành. Toàn giàn chấp hành nghiêm chỉ đạo về triển khai các biện pháp ứng phó và đảm bảo an toàn, đặc biệt về con người.
Đến 21h15′ tại giàn RP3 (mỏ Rồng), Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố Nguyễn Văn Cừ đang đi kiểm tra dây an toàn và dây treo an toàn để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.
Theo Nguyễn Cường (Infonet)
Cà Mau, Bạc Liêu: Cưỡng chế nếu dân không hợp tác tránh bão số 16
Ngày 24.12, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã trực tiếp xuống địa bàn các huyện để kiểm tra tình hình chuẩn bị ứng phó với con bão Tembin.
Thông tin tình hình tại địa phương, ông Phạm Phúc Giang - Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, cho biết: Toàn huyện có khoảng 9.000 người dân trong kế hoạch di dời. Trong đó số lượng người già, trẻ em cần sơ tán ngay đến nhà người thân kiên cố là khoảng 6.200 người. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các xã cho người dân thu hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là diện tích tôm siêu thâm canh của huyện.
Người dân chuẩn bị quần áo để đến nơi trú tránh bão.
"Việc chồng chắng nhà cửa đang được triển khai quyết liệt. Còn việc hỗ trợ hộ nghèo dây để chồng chắng (chi phí 150.000 đồng/hộ) theo chỉ đạo của tỉnh là hơn 1.300 hộ; ngoài ra huyện xuất kinh phí khoảng 300 triệu đồng để mua dây hỗ trợ cho hơn 500 hộ cận nghèo khó khăn theo hình thức cho mượn sử dụng" - ông Phạm Phúc Giang thông tin.
Thượng úy Vương Hải Hồ - Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), cho biết: Tại cửa biển Cái Đôi Vàm, lực lượng đã liên lạc được tất cả khoảng 100 tàu thuyền đang hoạt động trên biển để yêu cầu vào nơi trú tránh an toàn, trong đó có 2 tàu đang trên đường vào bờ. Ban đầu người dân cũng rất chủ quan, tuy nhiên với sự quyết liệt của lực lượng, kiên quyết trong vận động, tuyên truyền nên đã giúp bà con nâng cao ý thức rất nhiều. Nhờ đó, công tác ứng phó, chuẩn bị trước khi bão vào được bà con làm khá tốt.
Tàu thuyền tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đang di chuyển đến nơi trú tránh.
Trong khi đó, tại huyện Phú Tân, các công tác ứng phó với cơn bão số 16 cũng được gấp rút triển khai. Ông Võ Trường Giang - Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết: Hiện địa phương đã liên lạc được tất cả tàu thuyền hoạt động trên biển và đa số tàu đã vào bờ neo đậu trú bão, hiện còn 3 tàu cá đang vào bờ. Ngoài ra, toàn huyện có hơn 1.000 dân với hơn 4.400 người cần phải sơ tán thuộc 4 xã ven biển của huyện.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Phận (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), cho hay: Nghe tin bão có thể sẽ vào, bà con ở đây rất lo sợ, vì dự báo là bão này còn lớn hơn cơn bão số 5 năm 1997. Việc tuyên truyền của chính quyền và ngành chức năng rất thường xuyên, nên bà con ở đây ai cũng tranh thủ chồng chắng nhà cửa, một số khác thì dọn dẹp chuẩn bị đến nơi trú bão. Còn tàu thuyền của gia đình tôi và nhiều người khác thì cũng đã vào bờ từ lâu.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng hướng dẫn người dân vào nơi trú bão.
Chỉ đạo tại các huyện Cái Nước, Phú Tân, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: Các lực lượng phải khẩn trương triển khai các nội dung trong công điện của UBND tỉnh sáng nay. Bên cạnh đó, quyết liệt triển khai việc tuyên truyền người dân chồng chắng nhà cửa, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
"Đồng thời, để đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, Ban Chỉ huy quân sự tỉnh sẽ cung cấp cho mỗi huyện một máy thu phát sóng tần số ngắn, phòng trường hợp khẩn cấp. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng tổ chức dọn tỉa các nhánh cây, tàng cây lớn, phòng trường hợp đổ ngã xảy ra làm cản trở giao thông, gây mất điện..." - ông Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Hải cũng chỉ đạo: Yêu cầu ngành chức năng địa phương tích cực triển khai di dời dân vào nơi tránh trú bão. Đề nghị các tàu còn lại vào nơi tránh trú an toàn. Trong trường hợp các tàu này không chấp nhận sơ tán thì kiên quyết dùng tàu khác kè vào điểm trú, đồng thời lập biên bản và cấm hoạt động khai thác sau bão.
Lực lượng dân quân tự vệ giúp dân chằng chống nhà cửa.
Cũng trong chiều nay, ông Nguyễn Quang Dương - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,.... đã đi thị sát công tác phòng, chống bão tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
Thị trấn Gành Hào được dự báo là địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 16. Sau chuyến khảo sát thực tế, ông Nguyễn Quang Dương đánh giá, người dân vẫn còn chủ quan. "Phải chăng chúng ta tuyên truyền chưa tới, hay chính cán bộ còn chủ quan" - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu đặt vấn đề, và cho rằng, chỉ có nhận thức đúng tình hình thì mới có thể triển khai tốt công việc.
Ông Nguyễn Quang Dương cũng đề nghị chính quyền địa phương phải ưu tiên tính mạng người dân, nên cần phải di dân. Nếu người dân chưa hiểu thì bắt buộc người dân phải đi. Người dân có thể không hài lòng nhưng vì tính mạng, sức khỏe của người dân nên cần phải thưc hiện theo kế hoạch.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, quyết âm của Tỉnh ủy là không để thiệt hại về người nên phải quyết liệt việc này. Thường vụ Tỉnh ủy giao cấp ủy, chính quyền, các Sở, ngành chịu trách nhiệm, nếu triển khai không tốt chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy thì phải xử lý trách nhiệm.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Dương, qua ghi nhận cho thấy bên trong khu vực dân cư rất thấp so với tuyến đê kè Gành Hào. Do đó, nên ưu tiên phương án di dời toàn bộ người dân, chứ không để xảy ra rồi thì hậu quả khó lường.
Theo báo cáo của ông Bùi Minh Túy - Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, khu vực thị trấn Gành Hào có 2.000 hộ dân, với khoảng 8.000 nhân khẩu (trong đó có khoảng 5.000 người già, phụ nữ, trẻ em) cần phải di dân. Khó khăn hiện nay là nếu nước biển dâng cao từ 2- 3m thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho khu vực bên trong.
Theo Danviet
Bão Trâu Mộng áp sát, TP.HCM đang di dời 5.000 dân Huyện Cần Giờ, TP.HCM đang di dời 5.000 dân ở những khu vực ven biển, khu vực nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Hướng di chuyển của bão Trâu Mộng Chiều 24.12, ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết hiện chính quyền địa phương đang bắt đầu di dời 5.000 dân để tránh bão số 16-...