Bảo tàng Thuỵ Sĩ nhận tác phẩm Đức quốc xã chiếm đoạt
Bảo tàng Nghệ thuật Bern, Thuỵ Sĩ vừa chấp nhận các tác phẩm từ bộ sưu tập trị giá tỉ euro từ Cornelius Gurlitt, người cất giữ hơn 1.200 tác phẩm mà chế độ Đức quốc xã đã chiếm đoạt trong những năm 1930-1940. Nhiều trong số này là tranh của hoạ sĩ Picasso và Chagall, theo Reuters.
Hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã chiếm đoạt được di chúc cho Bảo tàng Nghệ thuật Bern – Ảnh: Reuters
Bảo tàng nghệ thuật Bern (hay KMB) là nơi được Gurlitt – con trai nhà buôn tranh thời Đức quốc xã – để lại di chúc, thừa kế hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã chiếm đoạt. Ông Christoph Schaeublin, đại diện bảo tàng Nghệ thuật Bern nói trong buổi họp báo tại Berlin (Đức) rằng bảo tàng sẽ nhận một phần bộ sưu tập vô giá này.
Bảo tàng sẽ hoàn lại các tác phẩm bị đánh cắp cho hậu duệ của những chủ nhân thật sự của nó. Trước mắt, họ đã xác định được 3 người là Max Liebermann, Henri Matisse và Carl Spitzweg để trao trả một vài tác phẩm, đại diện bảo tàng cho biết thêm.
Video đang HOT
Ông Schaeublin cho biết Bộ trưởng văn hoá Đức Monika Gruetters là người thuyết phục bảo tàng này nhận hơn 1.200 tác phẩm bị Đức quốc xã cướp: “Đây không phải là quyết định dễ dàng. Các tác phẩm đánh cắp hoặc được cho là đánh cắp đều “không có cửa” vào lãnh thổ của Thuỵ Sĩ, huống hồ lại vào được bảo tàng Nghệ thuật Bern”.
Cornelius Gurlitt là con trai của nhà buôn tranh thời Đức quốc xã Hildebrand Gurlitt, người đã mua lại những bức tranh trên vào những năm 1930 và 1940. Cha ông từng được Đức quốc xã giao nhiệm vụ bán các tác phẩm nghệ thuật mà chế độ Hitler tịch thu được và cho là “thứ nghệ thuật suy đồi”.
Ngoài việc thu giữ những bộ sưu tập cá nhân, thường là của các gia đình người Do Thái, Đức quốc xã đã chiếm đoạt rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá từ các viện bảo tàng ở Đức. Nhiều bức tranh trong số này là của các họa sĩ nổi tiếng như Picasso, Cezanne và Degas.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin: "Vắc xin" chống lại Đức quốc xã đang "hết tác dụng" tại châu Âu
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã bày tỏ lo ngại về sự lây lan của tư tưởng phát xít mới ở châu Âu. Đồng thời chỉ ra rằng, tân chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở một số nước châu Âu, đặc biệt ở các nước vùng Baltic và Ukraine.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin
Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Serbia Politika, Tổng thống Putin nói: "Thật đáng tiếc, thuốc chủng ngừa chống lại virus Đức quốc xã, phát triển tại Nuremberg, đang mất dần hiệu quả của nó ở một số nước châu Âu. Một dấu hiệu rõ ràng của xu hướng này là biểu hiện mở của tân chủ nghĩa phát xít, đang trở nên phổ biến ở Latvia và các nước Baltic khác".
Ông Putin cho biết, hiện nay các nhà lãnh đạo Nga đặc biệt lo lắng về tình hình tại Ukraine, khu vực xảy ra cuộc đảo chính nhà nước trái với hiến pháp vào tháng 2 vừa qua, được thực hiện bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhóm cực đoan khác.
Tổng thống Nga cũng khẳng định rằng: "Mục tiêu chung của chúng tôi là chống lại những kẻ tôn vinh chủ nghĩa phát xít, đang cố gắng để sửa đổi kết quả của thế chiến thứ II. Chúng tôi sẽ cố gắng chống lại mọi hình thức, biểu hiện của phân biệt chủng tộc, bài ngoại và tôn vinh chủ nghĩa dân tộc tích cực và chủ nghĩa Sô Vanh".
Ủy viên của Hội đồng nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Konstantin Dolgov cho hay, Liên minh châu Âu đang chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có của tân chủ nghĩa phát xít. Với khẩu hiệu phân biệt chủng tộc và bài ngoại là khá phổ biến trong các chiến dịch bầu cử tại một số nước châu Âu.
Gần đây, tại Latvia hàng loạt các chương trình gây tranh cãi đã diễn ra. Chẳng hạn như là, một chương trình âm nhạc tôn vinh chiến tranh của Đức Quốc xã và tội phạm Herberts Cukurs, một sát thủ nổi tiếng với các cuộc tàn sát người Do Thái của Latvia trong Thế chiến II.
Đồng Chủ tịch của Ủy ban chống phát xít Latvia, Eduard Goncharov khẳng định với kênh thông tin Delfi rằng, các chương trình sân khấu này là một động thái của lực lượng phát xít nhằm đưa tân chủ nghĩa phát xít trở thành chính sách chính thức của Latvia. Ông nói: " Những hành động như vậy đã khiến cho chủ nghĩa phát xít đang sống dậy và lan rộng. Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những hành động này ở Ukraine, đất nước mà chính phủ "thông đồng" với các phần tử phát xít gây nên những thảm kịch tại Odessa, Lugansk và Donbass".
Ngày 14-10, một nhóm lớn các nhà hoạt động của Ukraine và các chiến binh từ tiểu đoàn Azov đã diễu hành qua trung tâm của Kiev, hô vang câu khẩu hiệu của Adolf Hitler và bọn phát xít Đức Quốc xã. Họ yêu cầu công nhận các cựu chiến binh UIA như là các chiến binh chiến đấu cho sự tự do của Ukraine.
Trước tình hình này, một số quốc gia châu Âu đang vội vàng rà soát lại kết quả của thế chiến lần thứ II và những người ủng hộ Đức quốc xã tại các nước vùng Baltic, Ukraine và 2 nước khác là Romania và Hungary.
Theo An Ninh Thủ Đô
Bỉ phá một loạt vụ tấn công của các chiến binh trở về từ Syria Giới chức Bỉ đã ngăn chặn được một loạt vụ tấn công được lên kế hoạch bởi các tay súng cực đoan từ Syria trở về nước và những kẻ ủng hộ cho nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Nhiều nước châu Âu lo ngại công dân nước này tham gia chiến đấu cùng phiến quân Hồi giáo ở Syria và...