Bảo tàng thế giới cà phê – Điểm đến ngọt ngào của Đắk Lắk
Đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), một trong những địa chỉ du khách khó có thể bỏ qua đó là Bảo tàng thế giới cà phê.
Tới đây, du khách không chỉ có thể tìm hiểu, khám phá về lịch sử và văn hóa cà phê, mà còn được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, lạ mắt.
Bảo tàng thế giới cà phê là công trình gồm 5 khối nhà độc đáo mô phỏng nhà dài của người Ê Đê.
Từ bên ngoài, bảo tàng hấp dẫn du khách với nhiều khu vực có thể check-in.
Bảo tàng thế giới cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Công trình được khánh thành cuối năm 2018, do một tập đoàn trong nước đầu tư xây dựng. Nằm ngay tại trung tâm thủ phủ của Tây Nguyên, mảnh đất nổi tiếng cà phê của cả nước, Bảo tàng thế giới cà phê mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cũng như giúp du khách hình dung ra được lịch sử, văn hóa thưởng thức cà phê của thế giới và Việt Nam.
Ngay từ cổng check-in, công trình kiến trúc này đã tạo sự ngạc nhiên với 5 khối nhà uốn cong, lấy cảm hứng từ hình ảnh ngôi nhà dài của người Ê Đê và mái nhà rông Tây Nguyên. Điều mang lại cảm giác dễ chịu cho du khách là quần thể công trình nằm trong một khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh.
Video đang HOT
Du khách tham quan các không gian của bảo tàng.
Được định hình là một bảo tàng “sống”, Bảo tàng thế giới cà phê đem đến cho khách tham quan nhiều trải nghiệm thú vị trong nhiều không gian như: Trưng bày, triển lãm, thư viện, khu vực hội thảo, nơi thưởng thức cà phê…
Tại đây, từng tổ chức rất nhiều sự kiện, gồm các triển lãm chuyên đề về cà phê như: “Cà phê và sự quay về nguồn cội”, “Cà phê và sự khai sáng nhân văn”, “Cà phê và sự giao thoa Đông Tây”, “Cà phê – năng lượng của nền kinh tế tri thức”; các sự kiện văn hóa như hội thi ủ rượu cần Ê Đê, giao lưu văn hóa thổ cẩm Ê Đê và batik Indonesia, nghệ thuật xếp giấy origami, ngày hội thả diều – thả ước mơ…
Khám phá bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khoảng 10.000 hiện vật được lưu giữ và trưng bày. Trong đó, có nhiều hiện vật từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đặc biệt là những nông cụ dùng trong công đoạn chế biến cà phê như máy phân loại cà phê, xay cà phê, rang cà phê… từ thời chưa có điện, vận hành hoàn toàn cơ học. Ngoài ra, du khách cũng sẽ được thưởng thức cà phê miễn phí từ những sản phẩm cà phê được trồng tại Tây Nguyên.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng 10.000 hiện vật liên quan đến quy trình sản xuất cà phê.
Những chiếc ấm pha cà phê cổ điển.
Chị Nguyễn Thanh Dung, một du khách Hà Nội vừa có chuyến du lịch Tây Nguyên chia sẻ, Bảo tàng thế giới cà phê là không gian văn hóa hấp dẫn không chỉ dành cho những tín đồ cà phê mà còn thu hút cả trẻ em.
“Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước, với nhiều sản phẩm chất lượng xuất khẩu các nước. Việc tìm hiểu văn hóa uống cà phê cũng như thưởng thức sản phẩm cà phê tại bảo tàng sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong nước và quốc tế khi đến với Tây Nguyên”, chị Thanh Dung cho biết.
Bộ dụng cụ pha cà phê của quý tộc châu Âu xưa.
Hiện nay, vé vào tham quan tại Bảo tàng thế giới cà phê là 150.000 đồng/người lớn và 40.000 đồng/trẻ em (dưới 12 tuổi). Bảo tàng mở cửa từ 8h đến 17h.
Gia vị ở Bảo tàng Thế giới Cà phê
Bảo tàng Thế giới Cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Buôn Ma Thuột. Nghe nói chủ nhân ở đây tham vọng tạo dự án thành phố cà phê có tổng diện tích lên tới 45ha.
Cách đây vài năm, trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Bảo tàng khai trương và mở cửa miễn phí cho người xem. Nay giá vé vào cửa cho người lớn là 75 ngàn. Nơi này hiện nay trở thành điểm cho giới trẻ chụp ảnh sống ảo là chủ yếu. Một không gian trưng bày không tham lam, tạo ra nhiều khoảng trống và cách bố trí rất hợp lý.
Vào Bảo tàng Cà phê nhưng sẽ thấy rất ít cà phê. Một không gian bán cà phê ngoài trời, đủ cho khách thưởng thức cà phê ngon sau khi đi vòng các nơi, ngắm nhìn các vật dụng để chế biến hoặc uống cà phê được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới. Ở dưới tầng hầm là cà phê miễn phí với một ly giấy nhỏ, vừa đủ gây nghiện với điều kiện phải có vé vào cổng.
Thiết kế của Bảo tàng cà phê là cách điệu 5 nhà rông rất đẹp uốn lượn với màu đá trắng, đó chính là sự cuốn hút để những người trẻ tới "check in" lưu giữ những hình ảnh kỷ niệm. Thảm có xanh trồng xiên trên đồi được chăm chút cẩn thận với những tấm bảng giới thiệu là một không gian đẹp.
Không gian sách khá ấn tượng
Quang gánh giúp du khách tìm lại tuổi thơ ấu ở quê nhà
Lướt qua nhìn ngắm, ngoài các dụng cụ pha chế cà phê, các dụng cụ gặt hái, các bộ trang phục dân tộc đến các tượng nhà mồ...thật ra không ấn tượng lắm. Dấu ấn về cà phê là tầng dưới, không gian là bài viết dài bốn trang phóng khổ to, giá sách, bàn làm việc, biểu trưng quanh gánh.
Có người đến Bảo tàng Thế giới Cà phê mục đích chủ yếu theo phong trào là để chụp ảnh đăng lên facebook - điều đó có thể đúng vì thiết kế đẹp. Tuy nhiên, có một điểm nhấn khiêm nhường, chắc chắn là chủ nhân của nơi này muốn tạo nên, và tâm đắc, đó là khu vực trưng bày gia vị.
Quế là một loại gia vị được nhiều người ưa thích
Khu vực ngay lối vào cửa, có thể đi lướt qua, nhưng khi trở ra chắc chắn bạn sẽ dừng lại. Gia vị được bày bao quanh những chiếc trống cũ, giáp một vòng tròn. Và nếu ngắm nhìn, bạn sẽ có những khám phá vô cùng thú vị: Đó là những trái ớt khô, gừng, tiêu, vỏ quế, thảo quả, hồi, nấm linh chi, rể tranh...
Một góc khác, nơi con thuyền độc mộc, bên dưới để những cây cà phê con, còn có cả ngũ cốc như bắp, các loại đậu đen, đậu đỏ, đậu nàng... Chỉ là một góc trưng bày, nhưng đã tạo cho người tận ngắm một cảm giác thú vị.
Nơi trưng bày hạt ngũ cốc
Văn hóa uống cà phê của các nước trên thế giới Thổ Nhĩ Kỳ có một câu ngạn ngữ nổi tiếng để nói về cà phê: đen như địa ngục, mạnh mẽ như cái chết và ngọt ngào như tình yêu. Italy Cà phê là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày ở Italy. Có nhiều loại cà phê nhưng chúng đều tuân theo những quy tắc cơ bản. Tại quốc gia...